Nghiệp vụ quản lý trường mầm non

Một phần của tài liệu Tập bài giảng quản lý giáo dục mầm non (Trang 47)

2.4.2.1. Công tác kế hoạch

Kế hoạch hoá là một chức năng quan trọng của công tác quản lý nói chung và công tác quản lý trường mầm non nói riêng. Công tác kế hoạch trong trường mầm non đòi hỏi người hiệu trưởng phải quan tâm đầy đủ các loại kế hoạch như:

- Kế hoạch dài hạn. - Kế hoạch ngắn hạn. - Kế hoạch tổng thể. - Kế hoạch bộ phận. - Kế hoạch tập thể. - Kế hoạch cá nhân.

Trong đó đặc biệt chú ý tới kế hoạch năm học. Kế hoạch năm học là cái mốc trong kế hoạch dài hạn, nó kế thừa kế hoạch của năm học trước và chuẩn bị kế hoạch cho năm học sau. Kế hoạch năm học là sự cụ thể hoá việc thực hiện nhiệm vụ năm học với các mục tiêu và biện pháp rõ ràng, đó là cơ sở để xây dựng kế hoạch của từng bộ phận cũng như kế hoạch cá nhân.

Kế hoạch năm học được xây dựng như thế nào ?

a. Sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch năm học:

- Kế hoạch là cơ sở để thống nhất mọi hoạt động của các thành viên trong nhà trường và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường nhằm thực hiện nhiệm vụ năm học.

- Quản lý bằng kế hoạch là cách quản lý khoa học, giúp cho các hoạt động tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, giúp hiệu trưởng chủ động trong quá trình điều hành công việc mà không bị chồng chéo.

- Kế hoạch năm học là sự cụ thể hóa việc thực hiện nhiệm vụ năm học với mục tiêu và biện pháp rõ ràng, đó là cơ sở để xây dựng kế hoạch của từng đơn vị và kế hoạch cá nhân. Vì vậy, phải xây dựng kế hoạch năm học một cách cụ thể. Đó chính là tiền đề, điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ năm học.

- Kế hoạch là căn cứ để cấp trên kiểm tra, đánh giá và nhà trường tự kiểm tra đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học.

- Xây dựng kế hoạch là tạo tiền đề cho quá trình quản lý, đó là chương trình hành động của nhà trường, quá trình quản lý của người hiệu trưởng là quá trình chỉ đạo thực hiện các mục tiêu đề ra trong kế hoạch.

b. Nguyên tắc xây dựng kế hoạch năm học:

- Nguyên tắc 1: Kế hoạch phải quán triệt đường lối, quan điểm, chủ trương, phương hướng nhiệm vụ năm học của ngành.

- Nguyên tắc 2: Kế hoạch phải có cơ sở khoa học và bám sát thực tiễn.

Thể hiện được nhiệm vụ năm học của ngành, kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương, phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của nhà trường .

- Nguyên tắc 3: Kế hoạch phải đảm bảo tính cân đối, toàn diện và có trọng tâm. + Cân đối giữa các hoạt động giáo dục, giữa nhu cầu và khả năng.

+ Toàn diện: Phải đề cập tới tất cả các mặt hoạt động trong nhà trường (xây dựng đội ngũ, cơ sở vật chất, chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên, giáo viên).

+ Trọng tâm: Tập trung những nhiệm vụ cơ bản quan trọng trong từng thời gian. - Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính tập trung dân chủ. Kế hoạch cần được dân chủ hoá nhằm phát huy trí tuệ, nhiệt tình đóng góp và trách nhiệm của cá nhân trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch. Đồng thời phải đảm bảo tính tập trung thông qua sự quyết định dứt khoát của người hiệu trưởng trên cơ sở dân chủ, tránh tình trạng dân chủ quá trớn.

- Nguyên tắc 5: Đảm bảo tính pháp lệnh của kế hoạch.

Kế hoạch sau khi được tập thể góp ý và cấp trên phê duyệt thì trở thành văn bản pháp lý. Mọi thành viên phải có trách nhiệm thực hiện và hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

c. Nội dung của bản kế hoạch năm học:

Nhằm trả lời 3 câu hỏi:

- Phải làm gì? - Làm như thế nào? - Bao giờ thì hoàn thành?

Thông thường nội dung (thiết kế) kế hoạch năm học có thể bao gồm 2 phần:

Phần 1: Kế hoạch chung

Phần Phụ lục

(Gợi ý hướng dẫn xây dựng bản kế hoạch năm học của nhà trường).

Phần 1:KẾ HOẠCH CHUNG

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG

Phần này nêu rõ những thuận lợi, khó khăn cơ bản của nhà trường có ảnh hưởng đến việc thực hiện năm học: cơ sở vật chất? đội ngũ giáo viên? …

II. MỤC TIÊU PHẤN ĐẤU TRONG NĂM HỌC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Mục tiêu chung: Nêu rõ mục tiêu tổng quát của năm học. 2. Mục tiêu cụ thể:

+ Mục tiêu số lượng

+ Mục tiêu chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. + Mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên. + Mục tiêu xây dựng cơ sở vật chất .

+ Xã hội hoá giáo dục mầm non. + Mục tiêu cải tiến công tác quản lý +….

III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆNMỤC TIÊU

Bác Hồ dạy: “Kế hoạch 10 phần thì biện pháp cụ thể phải 20 phần, như thế mới chắc chắn hoàn thành kế hoạch”.

Để thực hiện mục tiêu cần có những biện pháp tương ứng. Mỗi mục tiêu có thể có nhiều biện pháp, nhưng biện pháp đề ra trong kế hoạch phải được lựa chọn tối ưu.

Cần nêu các biện pháp theo từng mặt công tác

+ Biện pháp phát triển số lượng trẻ.

+ Biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ. + Biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên.

+ Biện pháp xây dựng cơ sở vật chất. +….

Phần 2: CÔNG TÁC TRỌNG TÂM HÀNG THÁNG

Công tác trọng tâm hàng tháng được xác định trên cơ sở kế hoạch năm học và kế hoạch chỉ đạo của cấp trên trong tháng đó và tình hình thực tế của nhà trường.

Hình thức trình bày kế hoạch tháng có thể như sau: - Thứ tự;

- Nội dung công việc; - Biện pháp;

- Phân công; - Thời gian; - Đánh giá.

Xây dựng kế hoạch năm học là khâu đầu tiên của một chu trình quản lý nhưng lại là khâu quan trọng. Toàn bộ nội dung, chương trình hoạt động của nhà trường là nhằm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Vì thế, xây dựng kế hoạch đảm bảo chất lượng và có khả năng thực thi là một yêu cầu bắt buộc đối với người hiệu trưởng trường mầm non.

d. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch năm học

Đây là khâu tạo ra hiệu quả thực sự của hoạt động quản lý. Thực hiện tốt khâu này sẽ biến kế hoạch thành hiện thực, biến mục tiêu thành hiệu quả.

Quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, hiệu trưởng cần tiến hành các công việc như sau:

- Phổ biến kế hoạch đến những người thực hiện và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, từng cá nhân phấn đấu.

- Hướng dẫn giáo viên, các bộ phận trong trường làm kế hoạch và duyệt với họ. - Kết hợp với các đoàn thể phát động các phong trào thi đua, khuyến khích tinh thần chủ động tích cực, sáng tạo của mỗi thành viên nhằm hoàn thành kế hoạch đề ra.

- Hàng tháng họp hội đồng một lần để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch trong tháng và thống nhất kế hoạch tháng tiếp theo trên cơ sở bàn bạc dân chủ, tạo nên sự phối hợp giữa các bộ phận nhịp nhàng, đồng bộ.

- Thường xuyên giám sát tiến trình công việc, kịp thời uốn nắn lệch lạc, điều chỉnh bổ sung đúng lúc đúng chỗ.

- Tích cực tham mưu với lãnh đạo và kết hợp chặt chẽ với các lực lượng ngoài nhà trường nhằm huy động các nguồn lực để hoàn thành kế hoạch năm học.

- Sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch trong khoảng thời gian ấn định (học kỳ, cả năm). Đánh giá đúng những việc đã làm được và những việc chưa hoàn thành, rút ra những bài hoc kinh nghiệm. Động viên khen thưởng kịp thời những đơn vị hoặc cá nhân thực hiện tốt kế hoạch.

Tóm lại, chỉ đạo thực hiện kế hoạch là một quá trình, là nghệ thuật tác động đến con người, tập thể người lao động sao cho họ tự nguyện và hăng hái thực hiện kế hoạch để đạt được các mục tiêu chung của nhà trường. Vì thế công việc này đòi hỏi cao ở người hiệu trưởng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn. Mặt khác, ngoài việc xây dựng kế hoạch năm học của trường, hiệu trưởng phải xậy dựng kế hoạch cá nhân và thực hiện kế hoạch đó một cách khoa học.

2.4.2.2. Chỉ đạo thực hiện mục tiêu quản lý trường mầm non a. Chỉ đạo, duy trì và phát triển số lượng trẻ:

- Duy trì và phát triển số lượng trẻ đến trường mầm non là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu đảm bảo sự tồn tại và phát triển nhà trường, đáp ứng nhu cầu của xã hội và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào trường phổ thông.

- Chỉ đạo thực hiện mục tiêu số lượng cần dựa trên nhu cầu gửi con của các gia đình và khả năng thực tế của nhà trường về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Điều tra cơ bản số trẻ dưới 6 tuổi. Nắm chắc số trẻ đến trường và số trẻ không đến trường, tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng đó. Đây là những thông tin cần thiết cho việc xác định đúng đắn mục tiêu số lượng.

+ Xây dựng kế hoạch phát triển số lượng trẻ hàng năm (có tính khả thi) + Tổ chức tốt công tác tuyển sinh: công khai hoá đối tượng, số lượng tuyển sinh, chế độ đóng góp.

+ Tuyên truyền vị trí, vai trò của giáo dục mầm non và việc gửi con vào trường. + Giao chỉ tiêu phát triển số lượng trẻ cho từng nhóm lớp để giáo viên có trách nhiệm tuyên truyền, huy động trẻ đến lớp.

+ Đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hoá hiện đại hoá + Nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ.

+ Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương nhằm tăng cường sự chỉ đạo và tạo thêm các nguồn lực để phát triển số lượng trẻ.

+ Chăm lo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cải thiện đời sống giáo viên để họ yên tâm làm tốt công việc được giao.

b. Chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc - nuôi dưỡng - giáo dục trẻ.

b1. Chỉ đạo thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ b1.1. Đối với bậc nhà trẻ:

Chế độ sinh hoạt là sự phân bổ thời gian và các hoạt động trong ngày một cách hợp lí ở các cơ sở giáo dục mầm non nhằm đáp ứng nhu cầu về tâm lý và sinh lý của trẻ, qua đó giúp trẻ hình thành những nền nếp, thói quen tốt và thích nghi với cuộc sống ở nhà trẻ. Thời gian cho từng hoạt động có thể linh hoạt 5 - 10 phút.

1) Trẻ 3 - 12 tháng tuổi

Trẻ 3 - 6 tháng tuổi - Bú mẹ

- Ngủ: 3 giấc (từ 90 đến 120 phút/giấc).

Chế độ sinh hoạt cho trẻ 3 - 6 tháng tuổi Thời gian Hoạt động

30 phút Đón trẻ 90 phút Ngủ 30 phút Bú mẹ 60 phút Chơi - Tập 120 phút Ngủ 30 phút Bú mẹ 60 phút Chơi - Tập 90 phút Ngủ 30 phút Bú mẹ 60 phút Trả trẻ 2) Trẻ 12 - 24 tháng tuổi Trẻ 12 – 18 tháng tuổi Trẻ 18 – 24 tháng tuổi - Ăn 2 bữa chính và 1 bữa phụ. - Ăn 2 bữa chính và 1 bữa phụ. - Ngủ: 2 giấc (từ 90 đến 120 phút /giấc) - Ngủ: 1giấc trưa (khoảng 150phút).

Chế độ sinh hoạt cho trẻ 12 - 18 tháng tuổi Chế độ sinh hoạt cho trẻ 18 - 24 tháng tuổi Thời gian Hoạt động

30 phút Đón trẻ

Thời gian Hoạt động

60 phút Đón trẻ 120 phút Chơi - Tập 60 phút Ăn chính 150 phút Ngủ 30 phút Ăn phụ 60 phút Chơi - Tập Trẻ 6 - 12 tháng tuổi - Bú mẹ và ăn bổ sung 2 - 3 bữa.

- Ngủ: 2 - 3 giấc (từ 90 đến 120 phút/giấc).

Chế độ sinh hoạt cho trẻ 6 - 12 tháng tuổi

Thời gian Hoạt động

60 phút Đón trẻ 90 phút Ngủ 60 phút Ăn 60 phút Chơi - Tập 30 phút Bú mẹ 120 phút Ngủ 60 phút Ăn 60 phút Chơi - Tập 60 phút Trẻ bé ngủ/ Trẻ lớn chơi/ Trả trẻ

60 phút Chơi – Tập 90 phút Ngủ 60 phút Ăn chính 60 phút Chơi – Tập 30 phút Ăn phụ 120 phút Ngủ 60 phút Ăn chính 90 phút Chơi / trả trẻ 3) Trẻ 24 - 36 tháng tuổi

- Ăn 2 bữa chính và 1 bữa phụ. - Ngủ: 1 giấc trưa (khoảng 150 phút).

Chế độ sinh hoạt cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi

Thời gian Hoạt động

60 phút Đón trẻ 120 phút Chơi - Tập 60 phút Ăn chính 150 phút Ngủ 30 phút Ăn phụ 60 phút Chơi - Tập 60 phút Ăn chính 60 phút Chơi/trả trẻ

b1.2. Đối với bậc mẫu giáo:

Chế độ sinh hoạt là sự phân bổ thời gian và các hoạt động trong ngày ở cơ sở giáo dục mầm non một cách hợp lí nhằm đáp ứng nhu cầu về tâm lý và sinh lý của trẻ, qua đó giúp trẻ hình thành thái độ, nền nếp, thói quen và những kỹ năng sống tích cực.

Chế độ sinh hoạt cho trẻ mẫu giáo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời gian Hoạt động

80 - 90 phút Đón trẻ, chơi, thể dục sáng

30 - 40 phút Học

40 - 50 phút Chơi, hoạt động ở các góc

30 - 40 phút Chơi ngoài trời

60 - 70 phút Ăn bữa chính

150 phút Ngủ

20 - 30 phút Ăn bữa phụ

70 - 80 phút Chơi, hoạt động theo ý thích 60 - 70 phút Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ

b2. Chỉ đạo công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ: b2.1. Đối với bậc nhà trẻ:

* Tổ chức ăn

- Xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi

Nhóm tuổi Chế độ ăn Nhu cầu khuyến

nghị về năng lượng/ ngày/trẻ

Nhu cầu khuyến nghị về năng lượng tại cơ sở giáo dục mầm non/ngày/trẻ

(chiếm 60-70% nhu cầu cả ngày)

3 - 6 tháng Bú mẹ 555 Kcal 333 -388,5 Kcal

6 - 12 tháng

Bú mẹ + ăn bột 710 Kcal 426 - 497 Kcal

12 - 18 tháng tháng Ăn cháo + bú mẹ 1180 Kcal 708-826 Kcal 18 - 24 tháng Cơm nát + bú mẹ 24 - 36 tháng Cơm thường

- Số bữa ăn tại cơ sở giáo dục mầm non: Tối thiểu hai bữa chính và một bữa phụ. + Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: Bữa ăn buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày. Bữa ăn buổi chiều cung cấp từ 25 % đến 30% năng lượng cả ngày. Bữa phụ cung cấp khoảng 5% đến 10% năng lượng cả ngày.

+ Tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng được khuyến nghị theo cơ cấu: Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 12 - 15 % năng lượng khẩu phần. Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 35 - 40 % năng lượng khẩu phần. Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 45 – 53 % năng lượng khẩu phần

- Nước uống: khoảng 0,8 - 1,6 lít / trẻ / ngày (kể cả nước trong thức ăn). - Xây dựng thực đơn hàng ngày, theo tuần, theo mùa.

* Tổ chức ngủ. Tổ chức cho trẻ ngủ theo nhu cầu độ tuổi:

- Trẻ từ 3 đến 12 tháng ngủ 3 giấc, mỗi giấc khoảng 90 - 120 phút. - Trẻ từ 12 đến 18 tháng ngủ 2 giấc, mỗi giấc khoảng 90 -120 phút. - Trẻ từ 18 đến 36 tháng ngủ 1 giấc trưa khoảng 150 phút.

* Vệ sinh

- Vệ sinh cá nhân.

- Vệ sinh môi trường: Vệ sinh phòng nhóm, đồ dùng, đồ chơi. Giữ sạch nguồn nước và xử lí rác, nước thải.

* Chăm sóc sức khỏe và an toàn

- Khám sức khoẻ định kỳ. Theo dõi, đánh giá sự phát triển của cân nặng và chiều cao theo lứa tuổi. Phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phòng tránh các bệnh thường gặp. Theo dõi tiêm chủng. - Bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai nạn thường gặp.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng quản lý giáo dục mầm non (Trang 47)