Các giai đoạn của quá trình quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý giáo dục mầm non (Trang 34)

Có 4 giai đoạn như sau:

a. Giai đoạn kế hoạch hóa

- Soạn thảo kế hoạch: + Dự báo hệ thống mục tiêu

+ Lựa chọn hệ thống biện pháp tối ưu

+ Chương trình hóa việc thực hiện kế hoạch cho cả năm học - Duyệt nội bộ

- Trình duyệt cấp trên và chính thức hóa kế hoạch

b. Giai đoạn tổ chức thực hiện kế hoạch

- Tiếp nhận nguồn dự trữ

- Đưa kế hoạch đến những người thực hiện - Thiết lập cấu trúc tổ chức bộ máy

- Xác lập cơ chế phối hợp, công tác giám sát

- Nâng cao trình độ, cải thiện đời sống cán bộ giáo viên

c. Giai đoạn chỉ đạo

- Nắm quyền chỉ huy điều hành công việc - Động viên, khuyến khích

- Giám sát tiến trình công việc - Điều chỉnh, can thiệp

d. Giai đoạn kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch

- Đánh giá trạng thái kết thúc - Phát hiện lệch lạc và nguyên nhân - Điều chỉnh, uốn nắn

Sơ đồ 1-3. Chu trình quản lý

Quá trình quản lý là một thể thống nhất toàn vẹn, sự phân chia quá trình quản lý thành các giai đoạn chỉ có tính chất tương đối để tiện cho việc nghiên cứu và ứng dụng trong thực tiễn quản lý giáo dục. Trên thực tế hoạt động quản lý, các giai đoạn gối đầu lên nhau, xâm nhập vào nhau, có những chức năng diễn ra ở mọi giai đoạn của chu trình quản lý.

1.7. CÁC VĂN BẢN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ GIÁO DỤC MẦM NON 1.7.1. Các quy định về điều lệ, quy chế trường mầm non

- Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo “Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non".

- Thông tư số 28/2011/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo “Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục".

- Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22 tháng 7 năm 2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo "Về việc ban hành Chương trình quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo".

1.7.2. Các quy định đối với giáo viên mầm non

- Thông tư số 36/2011/TT- BGDĐT ngày 17 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo "Về Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non".

- Quyết định số 32/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 25 tháng 8 năm 2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo "Về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn danh hiệu Giáo viên mầm non giỏi, Trường mẫu giáo tiên tiến, Trường mầm non tiên tiến, Trường mẫu giáo tiên tiến xuất sắc, Trường mầm non tiên tiến xuất sắc".

- Thông tư Liên tịch số 24/2002/TTLT/BGD&ĐT-BTCCBCP ngày 29 tháng 04 năm 2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ "Về hướng dẫn việc xét tuyển dụng công chức giáo viên phổ thông, mầm non".

- Quyết định số 03/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 15 tháng 2 năm 2005 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo "Về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III cho giáo viên các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, bổ túc văn hoá, trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp".

- Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ Nội vụ

"Về việc ban hành quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập".

1.7.3. Các quy định về chính sách phát triển và đào tạo đối với giáo dục mầm non.

Chức năng kế hoạch hóa Chức năng tổ chức (nhân sự) Chức năng lãnh đạo (chỉ đạo) Chức năng kiểm tra

- Thông tư 32/2010/TT-BGDĐT ngày 02/12/2010 Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.

- Thông tư liên tịch số 29/2011/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 15/7/2011 của Bộ GD&ĐT và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ năm tuổi.

- Thông tư số: 07/2011/TT-BGDĐT Ngày 17 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định "Về Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non".

- Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định Về Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi.

- Quyết định số 239/2006/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015”.

- Chỉ thị số 3398/CT-BGDĐT ngày 12 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo “Về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non (GDMN), giáo dục phổ thông (GDPT), giáo dục thường xuyên (GDTX), giáo dục chuyên nghiệp (GDCN) năm học 2011-2012”.

- Quyết định số 2094/2011/QĐ-BGDĐT, ngày 20 tháng 5 năm 2011 “Về việc ban hành kế hoạch thời gian năm học 2011 - 2012 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên”.

- Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN ngày 26 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành và thực hiện “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em”.

- Thông tư số 16/2011/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về trang bị, quản lý, sử dụng đồ chơi trẻ em trong nhà trường.

1.7.4. Các quy định khác

- Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non.

- Quyết định số 2226/QĐ-BTC ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính Ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Bộ Tài chính.

- Thông tư Liên tịch số 21/2003/TTLT-BTC-BGD&ĐT-BNV ngày 24 tháng 3 năm 2003 của Bộ Tài chính -Bộ Giáo dục và Đào tạo-Bộ Nội vụ hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập hoạt động có thu.

- Công văn số 3619/TC-VP ngày 26 tháng 4 năm 2003 của Bộ Tài chính “Về việc đính chính văn bản.

- Quyết định số 31/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 20 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định điều kiện tối thiểu cho các lớp mầm non, lớp mẫu giáo và nhóm trẻ độc lập có nhiều khó khăn ở những nơi không đủ điều kiện thành lập trường mầm non.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1. Trình bày khái niệm quản lý? Quản lý giáo dục mầm non? 2. Trình bày các chức năng quản lý giáo dục?

3. Phân tích các nguyên tắc quản lý giáo dục? Mối quan hệ giữa các nguyên tắc?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (1995). “Quản lý giáo dục - một số khái niệm và luận đề”. Trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

2. Phạm Thị Châu, Trần Thị Sinh (2000). “Một số vấn đề Quản lý giáo dục mầm non”. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Nguyễn Cảnh Chắt (Biên soạn) (2007). “Nguyên lý quản lý thành công lớn bắt đầu từ đây”. NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

4. Minh Hiền (Chủ biên) (2006), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo. “Quản lý giáo dục”.

NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

5. Trần Kiểm (2010). “Khoa học tổ chức và quản lý trong giáo dục”. NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

THỰC HÀNH

Thảo luận: Các nguyên tắc và phương pháp quản lý giáo dục I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Sử dụng các nguyên tắc và phương pháp quản lý giáo dục.

2. Kỹ năng:

- Tìm hiểu và phát hiện một số vấn đề (tình huống) cần giải quyết ở trường

mầm non.

- Vận dụng các nguyên tắc và phương pháp quản lý giáo dục vào việc giải quyết các vấn đề (tình huống) trong thực tiễn quản lý ở trường mầm non.

3. Thái độ:

- Có ý thức chuẩn bị bài, say sưa, nghiêm túc khi thảo luận các vấn đề nêu ra.

- Bước đầu hình thành ý thức nghề nghiệp và tình yêu nghề nghiệp.

II. TIẾN HÀNH:

1. Giảng viên chia thành các tổ nêu các vấn đề cần thảo luận:

- Nguyên tắc quản lý là gì? Các nguyên tắc sử dụng trong quá trình thực hiện quản lý giáo dục? Theo em, nguyên tắc nào quan trọng? Vì sao?

- Phương pháp quản lý giáo dục là gì? Phân tích mối quan hệ biện chứng của các phương pháp quản lý giáo dục?

2. Sinh viên (học sinh) thảo luận theo nhóm và trình bày. 3. Giảng viên kết luận vấn đề.

Chương 2

CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON

2.1. MỤC TIÊU QUẢN LÝ GIÁO DỤC MẦM NON2.1.1. Hệ thống mục tiêu quản lý giáo dục mầm non 2.1.1. Hệ thống mục tiêu quản lý giáo dục mầm non

- Củng cố, ổn định và phát triển ngành giáo dục mầm non với nhiều loại hình đa dạng, linh hoạt, phù hợp với yêu cầu đổi mới của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.

- Đảm bảo cho các cơ sở giáo dục mầm non nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo mục tiêu đào tạo của ngành.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý của ngành ngày càng đảm bảo chất lượng và tâm huyết với nghề.

- Củng cố mạng lưới trường lớp và xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục mầm non.

- Phát triển và hoàn thiện các mối quan hệ giữa giáo dục với cộng đồng xã hội nhằm thu hút các lực lượng xã hội tham gia vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Đổi mới công tác quản lý ngành học.

2.1.2. Hệ thống mục tiêu quản lý trường mầm non

Mục tiêu quản lý trường mầm non thực chất là những chỉ tiêu về mọi hoạt động của nhà trường được dự kiến trước khi triển khai hoạt động.

- Mục tiêu số lượng: Thu hút ngày càng đông số trẻ trong độ tuổi đến

trường trên địa bàn hành chính nơi trường đóng.

- Mục tiêu chất lượng: Đảm bảo được chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng -

giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.

- Xây dựng và phát triển tập thể sư phạm: Cần xây dựng đội ngũ cán bộ giáo

viên trong trường đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất nghề nghiệp, đủ sức để thực hiện các nhiệm vụ đề ra.

- Xây dựng, sử dụng, bảo quản tốt cơ sở vật chất kỹ thuật của trường,

phục vụ cho yêu cầu chăm sóc - giáo dục trẻ.

- Huy động, sử dụng các nguồn kinh phí có hiệu quả.

- Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục mầm non và huy động cộng đồng

- Cải tiến công tác quản lý nội bộ, đảm bảo nâng cao hiệu quả quản lý mọi

hoạt động trong nhà trường.

Mỗi mục tiêu thể hiện một nhiệm vụ đặc trưng của hoạt động quản lý nhưng giữa chúng có liên quan mật thiết và phối hợp hỗ trợ với nhau tạo thành một hệ thống mạng lưới mục tiêu đào tạo.

2.2. VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TRƯỜNG MẦM NON 2.2.1. Vị trí 2.2.1. Vị trí

- Trường mầm non là đơn vị cơ sở của bậc giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

- Trường mầm non có vị trí quan trọng: trường đảm nhận việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhằm giúp trẻ em hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1.

- Trường mầm non có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng. + Điều 4. Hệ thống giáo dục quốc dân (Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung 2009)

1. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. 2. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: a) Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo;

b) Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; c) Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề;

d) Giáo dục đại học và sau đại học (sau đây gọi chung là giáo dục đại học) đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.

2.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường Mầm non

Theo Điều lệ trường Mầm non (ngày 27/3/2011) của Bộ GD-ĐT đã xác định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của trường Mầm non:

1. Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Hằng năm, tự kiểm tra theo tiêu chuẩn quy định về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, báo cáo cấp có thẩm quyền bằng văn bản.

3. Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật. 5. Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá hoặc theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn.

6. Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

7. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

8. Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định.

9. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

2.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY TRƯỜNG MẦM NON

Cơ cấu tổ chức bộ máy trường mầm non bao gồm các thành phần như sau: - Ban Giám hiệu.

- Tổ chuyên môn. - Tổ văn phòng. - Hội đồng trường.

- Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng tư vấn. - Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và đoàn thể. - Ban đại diện cha mẹ trẻ em.

2.3.1. Ban Giám hiệu.

2.3.1.1. Hiệu trưởng

1. Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ.

2. Hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với nhà trường, nhà trẻ công lập, công nhận đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền.

Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là 5 năm. Sau 5 năm, Hiệu trưởng được đánh giá và có thể bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Đối với nhà trường, nhà trẻ công lập, mỗi Hiệu trưởng chỉ được giao quản lí một nhà trường hoặc một nhà trẻ không quá hai nhiệm kì.

Sau mỗi năm học, mỗi nhiệm kì công tác, Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ được cán bộ, giáo viên trong trường và cấp có thẩm quyền đánh giá về công tác quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường theo quy định.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý giáo dục mầm non (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w