Khái niệm phương pháp quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Tập bài giảng quản lý giáo dục mầm non (Trang 27)

Ở mỗi khách thể quản lý, trong những tình huống khác nhau, đều có thể xác định rõ ràng các mối quan hệ giữa từng cá nhân và tập thể với một môi trường nhất định. Các mối quan hệ này vô cùng phong phú, phức tạp và luôn biến động, chịu ảnh hưởng thường xuyên trực tiếp của môi trường xung quanh. Chỉ có thông qua và bằng phương pháp quản lý mà các mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ quản lý mới đi vào cuộc sống, biến thành thực tiễn phong phú sinh động phục vụ lợi ích con người.

Phương pháp phải phù hợp với mục tiêu của hệ thống, phù hợp với quy luật, nguyên tắc quản lý, đồng thời thực hiện các yêu cầu của các quy luật và nguyên tắc quản lý, phục vụ và thực hiện đắc lực các nguyên tắc và những yêu cầu của quản lý.

Phương pháp quản lý giáo dục là tổng hợp những cách thức tác động có thể có và có chủ đích của chủ thể quản lý giáo dục đến đối tượng và khách thể quản lý khi tiến hành các hoạt động quản lý để thực hiện những nhiệm vụ, chức năng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu quản lý giáo dục đã đề ra.

Hay: Phương pháp quản lý giáo dục là các biện pháp, thủ thuật của cơ quan

quản lý giáo dục các cấp, của người quản lý áp dụng nhằm thực hiện mục tiêu quản lý đã dự kiến.

Thực chất của phương pháp quản lý giáo dục trong nhà trường đó là phương thức tác động của người hiệu trưởng tới nhận thức, tình cảm và hành vi của cá nhân và tập thể cán bộ giáo viên, học sinh… để mọi người cùng nỗ lực thực hiện nhiệm vụ đạt được mục tiêu phát triển của trường.

Sự tác động của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý có thể theo hai phương thức cơ bản bắt buộc và động viên khuyến khích.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng quản lý giáo dục mầm non (Trang 27)