Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu biện pháp nâng cao hứng thú học tập học phần “phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học” cho sinh viên sư phạm mầm non trường đại học an giang (Trang 53 - 54)

8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp điều tra

Sau khi thu nhận bảng hỏi mở để thăm dò ý kiến của sinh viên chúng tôi xây dựng phiếu thăm dò thử và xử lý số liệu với kết quả cụ thể. Trên cơ sở đó chúng tôi thống nhất xây dựng bảng hỏi chính thức dành cho 2 nhóm sinh viên là CD35MN và CD36MN.

Cụ thể bảng hỏi gồm có 11 câu hỏi. Bố cục bảng hỏi có thể phân chia thành các nội dung:

Phần 1: Các câu hỏi về thông tin cá nhân của sinh viên.

Phần 2: Nội dung chính của bảng hỏi bao gồm các nhóm câu hỏi:

Nhóm 1: Câu hỏi khảo sát về nhận thức của sinh viên về vai trò của hứng thú đối với hoạt động học tập, mức độ hứng thú của sinh viên với học phần “Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học” bao gồm câu hỏi 1,2.

Nhóm 2: Câu hỏi tìm hiểu mức độ hứng thú của sinh viên khi chưa được áp dụng các biện pháp nâng cao hứng thú học tập trong quá trình giảng dạy học phần “Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học” bao gồm các câu 3, câu 4, câu 5, câu 6, câu 7, câu 8, câu 9.

Nhóm 3: Câu hỏi khảo sát kết những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên Sư phạm mầm non với học phần “Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học”: câu 6, câu 10.

Nhóm 4: Câu hỏi thăm dò ý kiến của sinh viên về việc đề xuất, kiến nghị các biện pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập học phần này: câu 11.

*Cách chấm điểm

Căn cứ vào câu trả lời của sinh viên sẽ tiến hành mã hoá từng câu trả lời bằng phần mềm SPSS for windows 15.0. Điểm số sau khi mã hoá sẽ quy thành điểm trung bình và tính tần số, tỉ lệ %.

*Cách quy đổi điểm

Câu 1, câu 2, câu 4, câu 5, câu 9: Tính tần số, phần trăm theo các lựa chọn quy về điểm, điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 5, chia làm 5 mức, cụ thể như sau: điểm 1: mức rất thấp (hoàn toàn không quan trọng, hoàn toàn không hứng thú, không bao giờ, điểm F); điểm 2: mức thấp (không quan trọng, không hứng thú, hiếm khi, điểm D); điểm 3: mức trung bình (ít quan trọng, bình thường, thỉnh thoảng, điểm C); điểm 4: mức khá cao (quan trọng, hứng thú, thường xuyên, điểm B); điểm 5: mức cao (rất quan trọng, rất hứng thú, rất thường xuyên, điểm A).

Đối với câu hỏi số 3: điểm 1: có; điểm 0: không. Câu hỏi 9: điểm 1: không; điểm 2: có.

Câu hỏi 8: cho điểm ngẫu nhiên với từng hình thức điểm 1: cả lớp; điểm 2: theo nhóm; điểm 3: cá nhân; điểm 4: phối hợp cả 3 hình thức.

Câu hỏi số 6 và câu hỏi số 7: sắp xếp theo thứ tự 1: ảnh hưởng nhiều nhất, quan tâm nhiều nhất ->số cuối cùng là ảnh hưởng ít nhất, ít quan tâm nhất, sau đó tính điểm trung bình để phân loại thứ tự.

Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn

Trao đổi với GV để thu thập thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phần mềm SPSS 15.0 để xử lý số liệu nghiên cứu.

Một phần của tài liệu biện pháp nâng cao hứng thú học tập học phần “phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học” cho sinh viên sư phạm mầm non trường đại học an giang (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)