8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
1.2.3. Biện pháp nâng cao hứng thú học tập
Biện pháp giáo dục là một trong các thành tố của quá trình giáo dục, có quan hệ mật thiết và có tính biện chứng với các thành tố khác đặc biệt là phương pháp giáo dục. Các nhà giáo dục học khẳng định: Biện pháp giáo dục là những tác động riêng biệt của giáo viên trong mỗi phương pháp giáo dục cụ thể. Theo Từ điển Tâm lí học: Biện pháp là “cách thức tiến hành, giải quyết một vấn đề cụ thể” và trong Từ điển Tiếng Việt “biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể”. Như vậy, trong quan hệ với phương pháp giáo dục, biện pháp giáo dục là yếu tố hợp thành của phương pháp giáo dục, phụ thuộc vào phương pháp giáo dục. Tuy nhiên, trong thực tiễn giáo dục, “phương pháp” và “biện pháp” giáo dục có quan hệ mật thiết với nhau đến nỗi khó có thể phân biệt được ranh giới giữa chúng. Trong từng tình huống cụ thể, phương pháp giáo dục và biện pháp giáo dục có thể chuyển hóa lẫn nhau. Có lúc phương pháp là con đường độc lập để giải quyết nhiệm vụ giáo dục, có lúc phương pháp chỉ là một biện pháp có tác dụng riêng biệt. Nói chung, biện pháp giáo dục phải đảm bảo thực hiện các mục tiêu sau:
- Các biện pháp giáo dục gắn liền với nội dung giáo dục
- Các biện pháp giáo dục có liên hệ chặt chẽ với các phương tiện giáo dục.
- Các biện pháp giáo dục có liên quan chặt chẽ đến các hình thức tổ chức giáo dục.
Hoạt động học tập là hoạt động chuyển hướng vào sự tái tạo lại tri thức ở người học. Để tái tạo lại, người học phải huy động nội lực của bản thân (động cơ, ý chí,…), càng phát huy cao bao nhiêu thì việc tái tạo lại càng diễn ra tốt bấy nhiêu.
Dựa vào các cách hiểu trên, chúng tôi xác định: “Biện pháp nâng cao hứng thú học tập là cách thức, là những tác động giáo dục của giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động học nhằm mục đích nâng cao hứng thú học tập cho người học ”.