Trường phái Keyne sở Pháp Trường phái Keynes ở Pháp

Một phần của tài liệu Bài giảng thời đại và tư tưởng của JOHN MAYNARD KEYNES (Trang 61 - 65)

2. Trường phái Keynes ở Pháp

Vào đầu những năm 40 trường phái Keynes phát triển ở Pháp, được chia thành 2 trào lưu.

Một trào lưu chủ trương áp dụng nguyên vẹn lý thuyết của J.M. Keynes. Một trào lưu khác chủ trương áp dụng, nhưng có một số điều chỉnh, sửa đổi cần thiết. khi tán thành tư tưởng nhà nước can thiệp vào kinh tế, những người theo xu hướng thứ hai đã phê phán quan điểm J. M. Keynes dùng lãi suất để điều chỉnh kinh tế. thay vào đó họ muốn sử dụng kế hoạch làm công cụ điều tiết kinh tế, đảm bảo nhịp điệu phát triển kinh tế thích hợp và thay đổi được cơ cấu kinh tế quốc dân.

Xu hướng thứ 2 còn đưa ra lý thuyết “các đơn vị chỉ huy”. Đó là các công ty cổ phần lớn trong công nghiệp, chi phối hoạt động của các ngành kinh tế. Vì các “đơn vị chỉ huy” không đồng nhất và phát triển không đồng đều nên nảy sinh sự không phù hợp lợi ích giữa chúng. Điều đó đòi hỏi nhà nước phải trở thành trọng tài và lực lượng phối hợp nhằm đảm bảo cho sự hoạt động ăn khớp và tăng trưởng hài hòa.

Các nhà kinh tế Pháp coi kế hoạch hóa là “sự điều chỉnh tổng hợp” hoạt động của các xí nghiệp khi phân tích kiểu điều chỉnh này họ phân biệt kế hoạch hóa “mệnh lệnh” và kế hoạch hóa “chỉ dẫn”. Theo họ, kế hoạch hóa “mệnh lệnh” là kế hoạch có tính chất pháp lệnh tập trung quan lieu. Họ gọi đó là kế hoạch hóa xã hội chủ nghĩa. Kế hoạch hóa “ chỉ dẫn” là kế hoạch hóa đưa ra các mục tiêu và biện pháp gián tiếp qua đó hướng dẫn cho các xí nghiệp phấn đấu, ở đây các nhiệm vụ bắt buộc chỉ đặt ra cho các xí nghiệp nhà nước mà thôi. Họ cho rằng kế hoạch hóa ở Pháp chính là kế hoạch hóa chỉ dẫn này.

Kết luận: dù trong một thời gian dài lý thuyết kinh tế của J.M Keynes và các trường phái Keynes được các nước tư bản phát triển, vận dụng một cách rộng rãi và đã thể hiện hiệu quả của nó trong những chính sách kinh tế thực tiễn điều tiết nền kinh tế phát triển năng động. về mặt lý luận của J.M. Keynes đã đóng góp lớn lao cho sự phát triển cua khoa học kinh tế nhân loại. Tuy nhiên nó cũng thể hiện một số hạn chế nhất định. Đặc biệt, J.M.Keynes đã bỏ qua vai trò của thị trường trong nền điều tiết kinh tế.

Một phần của tài liệu Bài giảng thời đại và tư tưởng của JOHN MAYNARD KEYNES (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(65 trang)