định đề cụ thể hơn về nhân tố quyết định khối lượng việc làm “chính khuynh hướng tiêu dùng và mức đầu tư mới cũng quyết định việc làm”. Có thể suy luận rộng vấn đề ra là sự vận động của nhu cầu hiệu quả và của vấn đề việc làm lệ thuộc vào sự vận động của tiết kiệm và đầu tư.
Nếu hiệu quả của giới hạn tư bản là “tỷ suất chiết khấu mà khi đem áp dụng vào một loạt những khấu trừ hàng năm do hiệu năng chiết khấu của vốn tư bản ấy mang lại trong suốt thời gian tồn tại của nó làm cho giá trị hiện hành của những khoản khấu trừ hàng năm ngang với giá cung của tư bản đó, thì việc đầu tư phụ thuộc vào mối quan hệ giữa hiệu năng chiết khấu tư bản và tỷ suất lợi tức, tức là làn sóng đầu tư thực sự có khuynh hướng tăng lên cho tới khi không còn một loại tư bản nào mà hiệu quả giới han lại cao hơn tỷ suất lợi tức thông thường”.
Điều đó có nghĩa là tỷ suất lợi tức có ảnh hưởng đến đầu tư và việc làm. Vì vậy chúng ta lại tiếp tục nghiên cứu những luận điểm cơ bản của lợi tức.
2.5. Lợi tức:
Theo J.M. Keynes, việc làm lệ thuộc rất lớn vào quá trình chuyển hóa lượng tiền tiết kiệm thành lượng tiền đầu tư, mà sự chuyển hóa này lại bị ảnh hưởng bởi tỉ suất lợi tức.
Như đã biết, toàn bộ khối lượng tiền thu nhập của cộng đồng được chia làm 2 phần: phần tiêu dùng và phần tiết kiệm. nếu như lượng tiền tiết kiệm được chuyển thành đầu tư hoàn toàn thì sẽ không gây ra tình trạng thất nghiệp.
Còn nếu có một lượng tiền tiết kiệm không được chuyển thành tiền đầu tư thì lúc đó một lượng hàng hóa trong xã hội sẽ không được thực hiện, sản xuất bị thu hẹp và một lượng lao động xã hội sẽ bị lợi khỏi quá trình sản xuất, tức là thất nghiệp. Nhưng để chuyển một lượng tiền tiết kiệm thành tiền đầu tư thì các nhà đầu tư buộc phải trả cho người sở hữu lượng tiền ấy một khoản tiền gọi là lợi tức, dù cho người sở hữu tiền ấy là ai.
Theo J.M. Keynes, “tỷ suất lợi tức vào mỗi thời điểm là phần thưởng đối với việc bỏ không giữ tiền mặt” và “nó là giá cả mà theo đó sự ham thích của cải dưới dạng tiền mặt được hòa hợp với lượng tiền sẵn có và khối lượng tiền tệ là yếu tố thứ 2 liên kết với sự ham thích giữ tiền mặt xác định tỷ suất lợi tức thật sự của lợi tức theo từng trường hợp”.
Điều quan trọng ở đây là mức cao hay thấp của tỷ suất lợi tức được xác định ở mức khối lượng tiền mặt được giữ lại dưới tác động của khuynh hướng tồn trữ tiền mặt thấp hay cao, tức là khối lượng tiền tệ được giữ càng cao thì tỷ suất lợi tức càng thấp và ngược lại. và nếu tỷ suất lợi tức cao hơn hoặc bằng hoặc bằng hiệu quả giới hạn của tư bản thì sẽ không có bất kì một hoạt động đầu tư nào. Nếu khoảng cách giữa hiệu quả giới hạn của tư bản và tỷ suất lợi tức càng lớn và có lợi cho hiệu quả giới hạn của tư bản thì quá trình đầu tư càng mạnh mẽ. điều đó cho phép giải quyết việc làm.
Hiệu quả giới hạn của tư bản và lãi suất Vốn đầu tư 18% 9% 6% 4% 1 2 3 4
Tình trạng có việc làm đầy đủ là khi mà toàn bộ khối lượng tiền tiết kiệm được biến thành tiền đầu tư, tức là M2 (dùng tiền cho động lực đầu cơ) tiến gần tới không. Nhưng theo Keynes, tình trạng đó là vô cùng hạn hữu bởi lẽ tiền tệ luôn bị một lực hút của khuynh hướng tồn trữ tiền mặt giữ lại; ít khi toàn bộ M2 được thu hút hết vào đầu tư. Vì vậy làm cho trong xã hội luôn tồn tại một khối lượng người thất nghiệp, mà Keynes gọi là “thất nghiệp bắt buộc”.
Tóm lại, sự tăng hay giảm của khối lượng sản xuất hay của khối lượng việc làm theo Keynes, cơ bản là như sau: giả sử có một lực lượng làm tăng (hay giảm) quá trình xuất vốn đầu tư, lúc này làm cho khối lượng sản xuất tăng lên (hay giảm xuống) và làm tăng (hay giảm) khối lượng việc làm tiếp đó vời sự tăng lên (hay giảm xuống) của khối lượng sản xuất và khối lượng việc làm sẽ làm tăng lên (hay giảm xuống) của khuynh hướng ưa thích tiền mặt và nó sẽ làm tăng (hay giảm) của tỷ suất lợi tức và quá trình đầu tư mới sẽ giảm xuống (hoặc tăng lên).