Ví dụ: xí nghiệp dệt có vốn cố định bằng hai lần giá trị sản lượng bán ra

Một phần của tài liệu Bài giảng thời đại và tư tưởng của JOHN MAYNARD KEYNES (Trang 52 - 61)

bằng hai lần giá trị sản lượng bán ra hàng năm. Nếu hàng hóa bán ra là 30 triệu đô la một năm thì vốn cố định là 60 triệu đô la. Nếu mỗi máy giá 3 triệu đô la thì xí nghiệp có 20 máy. Hàng năm xí nghiệp thay thế 1 máy (xem bảng).

Thời gian Số bán ra Vốn cố định Đầu tư ròng Đầu tư (đầu tư ròng + thay thế) – đơn vị triệu đôla

Giai đoạn 1

Năm 1 30 60 0 1 máy. 3 triệu = 3 triệu Năm 2 30 60 0 1 máy. 3 triệu = 3 triệu Năm 3 30 60 0 1 máy. 3 triệu = 3 triệu Giai đoạn

2

Năm 4 45 90 30 (10 máy+1 máy). 3 triệu = 33 triệu Năm 5 60 120 30 (10 máy+1 máy). 3 triệu = 33 triệu Năm 6 75 150 30 (10 máy+1 máy). 3 triệu = 33 triệu Giai đoạn

3

Năm 7 75 150 0 1 máy. 3 triệu = 3 triệu Giai đoạn

4

Như vậy, giai đoạn 1, trong 3 năm không tăng sản lượng bán ra, nên đầu tư ròng không thay đổi, chỉ số đầu tư thay thế là 3.000.000 mỗi năm.

Giai đoạn 2, năm thứ 4, số hàng bán ra tăng 50% (từ 30 lên 45 triệu). để giữ cho hệ số vốn lẫn sản lượng vẫn là 2 thì vốn phải tăng lên là 90 triệu, tức là phải 30 máy. Từ đó, năm thứ 4, phải mua thêm 11 máy (10 máy mới + 1 máy thay thế). Như vậy số lượng hàng bán ra tăng 50%, còn số đầu tư tăng 1000% ( từ 1 máy lên 11 máy).

Sự tăng nhanh tốc độ đầu tư so với sự thay đổi về sản lượng nói lên ý nghĩa của nguyên tắc gia tốc. theo nguyên tắc gia tốc, để vốn đầu tư tiếp tục tăng lên thì sản lượng bán ra phải tăng lên liên tục. nếu vì một lý do gì đó mà sản lượng bán ra dừng lại ngay cả ở mức cao thì đầu tư sẽ giảm đi.

Ví dụ ở giai đoạn 3, trong năm thứ 7 không tăng sản lượng bán ra, nên đầu tư sụt xuống 90% (từ 33 triệu xuống 3 triệu). nếu như sản lượng bán ra sụt xuống thì đầu tư sẽ giảm tới số không. Ví dụ ở giai đoạn 4, năm thứ 8, sản lượng bán ra giảm đi (73. ½ so 75) nên đầu tư giảm xuống không.

Từ đó các nhà kinh tế Mỹ kết luận, nguyên tắc gia tốc là nhân tố mạnh mẽ dẫn đến sự ổn định về kinh tế. những thay đổi về sản lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn hơn về đầu tư. Từ đó họ muốn phối hợp giữa số nhân và gia tốc tạo thành cơ cấu số nhân – gia tốc để chủ động tạo ra suy thoái hay phục hồi, khủng hoảng hay hưng thịnh.

1.3. Về chính sách tài chính:

Họ ủng hộ việc nhà nước sử dụng các phương tiện như đơn đặt hàng lớn, hệ thống mua để tiếp sức cho nền kinh tế tư nhân. Để nhà nước có tiền chi trả phải tạo ra các nguồn thu cho ngân sách bằng nhiều phương án khác nhau như:

Thứ nhất, tăng thuế thu nhập.

Thứ hai, tăng nợ nhà nước, coi đây là biện pháp chủ yếu để thu hút vốn cho ngân sách.

Họ cho rằng, ngân sách nhà nước là “ công cụ ổn định bên trong” của nền kinh tế. như vậy phải sử dụng các bộ phận cấu thành thu chi ngân sách như: thuế thu nhập, bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp một cách linh hoạt trong thời kỳ của chu kỳ kinh doanh.

Theo họ, cần tăng thuế trong thời kỳ hưng thịnh và giảm trong thời kỳ khủng hoảng. còn các khoản như bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp thì cần tăng lên trong thời kỳ khủng hoảng và giảm đi trong thời kỳ hưng thịnh. Bằng những cách như vậy cầu có hiệu quả sẽ được cân bằng.

Bên cạnh những công cụ trên còn đưa ra các biện pháp “điều hòa” nhằm điều chỉnh đầu tư cơ bản của tư nhân và sử dụng linh hoạt chi phí của nhà nước, trong thời kỳ khủng hoảng thì tăng để bù đắp cho sự giảm sút chi phí tư nhân.

Khi đề nghị các công cụ, biện pháp điều tiết kinh tế của nhà nước, các nhà kinh tế cũng thấy được những hạn chế của các công cụ đó. Họ thấy khó xác định khi nào “ mở hết tốc độ” và khi nào thì “ hãm nó lại”.

Một phần của tài liệu Bài giảng thời đại và tư tưởng của JOHN MAYNARD KEYNES (Trang 52 - 61)