Chẳng hạn, nếu khuynh hướng tiêu dùng chung trong xã hội là 2/3 theo

Một phần của tài liệu Bài giảng thời đại và tư tưởng của JOHN MAYNARD KEYNES (Trang 27 - 32)

dùng chung trong xã hội là 2/3 theo nguyên lý số nhân, thì từ 1 tỷ đầu tư của chính phủ, ta có thể có được 3 tỷ thu nhập, hay hệ số phóng đại là 3 lần.

2.4. “Hiệu quả giới hạn” của tư bản:

Giống J.B. Say, L. Walras, J. M. Keynes cũng phân biệt doanh nhân với nhà tư bản. nhà tư bản là người có tư bản cho vay, họ sẽ thu được lãi suất. còn doanh nhân là người đi vay tư bản để tiến hành sản xuất kinh doanh. Tư bản đó hoạt động và sinh ra lợi nhuận, ông gọi là “hiệu quả của tư bản”. Theo Keynes, khi doanh nhân mua một tài sản tư bản hay một khoản đầu tư là anh ta mua quyền để có “thu hoạch tương lai” của đầu tư.

Đó là chênh lệch giữa số tiền bán hàng với phí tổn cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó. Ngược với “thu hoạch tương lai” của đầu tư là giá cung của tài sản tư bản. đó là mức giá có thể khiến nhà sản xuất quyết định sản suất thêm một đơn vị tài sản. J. M. Keynes gọi đó là phí tổn thay thế. Tương quan giữa thu hoạch tương lai và phí tổn thay thế để sản suất ra một đơn vị sản phẩm ấy, gọi là “hiệu quả giới hạn” của tư bản. Như vậy, “hiệu quả giới hạn”của tư bản phụ thuộc vào tỷ suất thu hoạch mong đợi của số tiền đầu tư mới, chứ không phải so với phí tổn nguyên thủy của nó.

Theo Keynes, cùng với việc tăng lên của vốn đầu tư thì “hiệu quả giới hạn” của tư bản cũng giảm sút vì hai nguyên nhân chính:

Thứ nhất, đầu tư tăng sẽ làm tăng khối lượng hàng hóa cung ra thị trường. điều đó làm cho giá cả hàng hóa giảm và kéo theo giảm thu hoạch tương lai.

Thứ hai, tăng cung hàng hóa sẽ làm giá cung của tài sản tư bản tăng lên (tăng phí tổn thay thế). Từ đó làm cho thu hoạch tương lai giảm.

Ở phần nghiên cứu tiêu dùng, chúng ta giả định toàn bộ tiền tiết kiệm đều được chuyển thành tiền đầu tư, song thực tế không phải bao giờ cũng vậy, mà thông thường nhất là tiền đầu tư nhỏ hơn lượng tiền tiết kiệm. lý do đơn giản là nếu đầu tư mang lại cho người đầu tư khoản lợi nhuận lớn thì người ta tích cực đầu tư và ngược lại nếu không có lợi nhuận hoặc thua lỗ thì người ta sẽ không đầu tư, tức việc đầu tư này lệ thuộc vào “hiệu quả giới hạn” của tư bản. Đầu tư tăng lại kéo theo tăng việc làm.

Một phần của tài liệu Bài giảng thời đại và tư tưởng của JOHN MAYNARD KEYNES (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(65 trang)