Ph-ơng thức ngữ điệu

Một phần của tài liệu Logic ngữ nghĩa trong câu ghép tiếng việt (Trang 41 - 43)

Ngữ điệu đ-ợc hiểu là sự lên cao hay hạ thấp giọng, quãng ngừng nghỉ trong một câu khi phát âm. ở dạng viết, ngữ điệu đ-ợc thể hiện bằng các dấu câu.

Ngữ điệu có vai trò khu biệt tính vị ngữ của câu và cho đ-ợc khả năng nhận diện các kiểu cấu trúc câu. Ngôn ngữ nói tiếng Việt có ba mức độ ngữ điệu:

Ngữ điệu nhanh th-ờng có trong câu thúc giục.

Ngữ điệu chậm trong câu khuyên răn, nhắn nhủ, giải thích. Ngữ điệu trung bình trong các câu tự sự, luận thuyết.

Trong câu ghép, ngữ điệu là một trong những ph-ơng tiện quan trọng để biểu hiện mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu.

Nếu chúng ta ngừng tr-ớc chữ “trời”: “Nó không đến được/ trời mưa” thì quan hệ giữa hai vế là quan hệ nhân quả: Nó không đến đ-ợc vì trời m-a.

Nếu chúng ta không ngừng trước chữ “trời” thì ý nghĩa của câu lại được hiểu theo một cách khác: Nó không đến đ-ợc trời m-a thì trời nắng nó đến.

VD2: Uống thuốc này không đ-ợc uống thuốc khác.

Câu này có hai cách ngắt nhịp tạo ra hai ý nghĩa khác nhau.

Nếu ta ngắt nhịp trước chữ “không”: “Uống thuốc này/ không được uống thuốc khác” thì ý nghĩa của câu là thể hiện sự lựa chọn một thứ thuốc duy nhất.

Nếu ngắt nhịp trước chữ “uống”: “Uống thuốc này không được/ uống thuốc khác” thì ý nghĩa của câu ghép thay đổi so với cách ngắt nhịp trên: cho phép uống thứ thuốc khác.

Nh- vậy, khi không có từ nối, ngữ điệu là ph-ơng tiện hữu hiệu biểu thị logic ngữ nghĩa của câu. Nó yêu cầu ng-ời nói phải ngắt nhịp đúng, phù hợp. Khi có từ nối thì khoảng cách phát âm cũng đ-ợc tự do hơn vì ý nghĩa của câu đ-ợc biểu thị qua các từ nối.

Trên đây, chúng tôi đã trình bày những nét cơ bản về logic ngữ nghĩa trong câu ghép tiếng Việt. Trong đó, tập trung chủ yếu vào tìm hiểu logic ngữ nghĩa trong câu ghép chính phụ - tr-ờng hợp tiêu biểu của câu ghép.

kết luận

Việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài “Logic ngữ nghĩa trong câu ghép tiếng Việt” có ý nghĩa quan trọng.

Tr-ớc hết, đề tài cho chúng ta hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn về đặc tr-ng cơ bản nhất, quan trọng nhất của câu ghép đó là: Giữa các vế trong câu ghép phải có sự gần gũi về ý nghĩa để biểu thị sự suy lý, phán đoán phức hợp. Đảm bảo logic ngữ nghĩa tức là đã tạo ra thuyết tính (tính thuyết phục) trong câu ghép.

Mặt khác, câu ghép đ-ợc sử dụng nhiều trong tác phẩm văn học nên tìm hiểu logic ngữ nghĩa trong câu ghép giúp chúng ta tiếp cận với tác phẩm văn học dễ dàng, đầy đủ và sâu sắc hơn. Đối với giáo viên dạy bộ môn ngữ văn thì đề tài này có ý nghĩa thực tiễn trong việc giảng dạy những bài học về câu, câu ghép. Nó giúp giáo viên xác định đ-ợc nhiệm vụ trọng tâm của giờ dạy: về kiến thức, cần cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản trên về câu ghép. Về kĩ năng, cần phát triển năng lực t- duy logic của học sinh đồng thời rèn luyện kĩ năng tạo câu, sử dụng câu đúng, hay trong giao tiếp.

Không chỉ có ý nghĩa thực tiễn trong dạy và học ngữ văn, hiểu logic ngữ nghĩa trong câu ghép cho phép chúng ta rèn luyện kĩ năng tạo câu đúng nghĩa, phát triển khả năng tiếp nhận đúng ý nghĩa của phát ngôn trong giao tiếp nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao.

Một phần của tài liệu Logic ngữ nghĩa trong câu ghép tiếng việt (Trang 41 - 43)