Kết từ biểu thị quan hệ nhân quả
Giữa hai sự vật A và B trong tự nhiên cũng nh- trong xã hội th-ờng có quan hệ với nhau, sự vật này có ảnh h-ởng đến sự vật kia. Quan hệ logic phổ biến là quan hệ nhân quả.
Quan hệ nhân quả được biểu thị bằng các cặp kết từ: “Vì, do, bởi, tại,
nhờ (chỉ nguyên nhân)… nên(chỉ kết quả)…”
Để đảm bảo logic ngữ nghĩa cho loại câu ghép sử dụng các cặp kết từ trên thì quan hệ giữa hai vế phải là quan hệ nhân quả có trong thực tế khách quan.
VD3:
(3a): (Vì) tôi l-ời học (nên) tôi bị thi lại. C1 V1 C2 V2 M1 M2
(3b): (Vì) tôi l-ời học (nên) tôi đ-ợc điểm cao. C1 V1 C2 V2
M1 M2
Cả hai ví dụ trên đều sử dụng cặp kết từ “vì… nên” biểu thị quan hệ nhân quả. ở (3a), quan hệ nhân quả giữa M1 và M2 phù hợp với thực tế khách quan: “lười học” chính là nguyên nhân gây ra kết quả “bị thi lại”. ở (3b), sự việc đ-ợc phản ánh ở hai vế M1 và M2 không có quan hệ nhân quả trong thực tế khách quan: “lười học” không phải là nguyên nhân tạo ra kết quả “điểm cao” mà là nguyên nhân tạo ra kết quả ngược lại “bị thi lại”. Do đó, (3a) được coi là một câu đúng, có thuyết tính còn (3b) là một câu không có thuyết tính.
Các kết từ trên không chỉ cùng biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả mà còn đem đến cho câu những sắc thái ý nghĩa khác nhau.
“Vì”: Có thể biểu thị nguyên nhân dẫn đến một kết quả nào đó.
VD4: Vì anh có tài riêng nên anh chẳng chịu làm chuyên cho một rạp nào.
(Nguyễn Công Hoan)
VD5: Vì hoa nên phải đánh đ-ờng tìm hoa.
(Nguyễn Du)
“Do” cũng chỉ nguyên nhân, đó là nguyên nhân đ-ợc nhấn mạnh và đ-ợc hiểu là cái gốc của sự tình.
VD6: Do nghèo khổ mà sinh ra những việc làm bậy bạ.
“Bởi” biểu thị nguyên nhân dẫn tới hậu quả đáng phàn nàn:
VD7: Bởi ch-ng bác mẹ em nghèo Cho nên em phải băm bèo thái khoai.
Hiện nay, từ “bởi” cũng đ-ợc dùng khi nói một cách khách quan hơn về nguyên nhân:
VD8: Núi cao bởi có đất bồi.
(Tố Hữu)
“Tại” chỉ nguyên nhân đồng thời biêủ thị thái độ trách móc.
VD9: Tại l-ời mà tôi thi tr-ợt.
“Nhờ” chỉ một nguyên nhân đ-ợc coi là dẫn tới một hậu quả tốt đẹp:
VD10: Nhờ trời m-a nên cây cối rất xanh t-ơi.
Kết từ biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết - kết quả
Để biểu thị quan hệ điều kiện - kết quả trong câu ghép chính phụ, ng-ời ta dùng các cặp kết từ: “Nếu, hễ, giá… thì…”.
VD11: Nếu cụ chỉ cho con một đồng, thì còn hơn một đồng nữa chúng con biết chạy vào đâu đ-ợc.
(Ngô Tất Tố)
Giữa các kết từ biểu hiện quan hệ điều kiện - kết quả cũng có sự khác nhau về sắc thái ý nghĩa. Cụ thể:
Cặp kết từ: “Nếu… thì…” nêu lên điều kiện nói chung.
VD12: Nếu có tiền thì tôi sẽ đi du lịch.
Cũng có khi biểu hiện sự băn khoăn day dứt của ng-ời nói.
Cặp kết từ: “Giá… thì…” biểu thị quan hệ điều kiện - kết quả mang tính giả định, ngụ ý tiếc nuối, -ớc ao.
VD14: Giá có anh ở đây thì tôi sẽ kể cho anh nghe nhiều chuyện.
Cặp kết từ: “Hễ (cứ)… thì (là)…” biểu thị quan hệ điều kiện - kết quả có tính quy luật, lặp đi lặp lại trong một hiện thực nhất định.
VD15: Hễ trái gió trở trời là vết th-ơng lại hành hạ tôi.
Kết từ “… thì (mới)…” biểu thị quan hệ điều kiện – kết quả, mang
tính bắt buộc, trong đó vế chỉ điều kiện đ-ợc coi là bắt buộc phải có để dẫn tới hậu quả ở vế sau.
VD16: Có thẻ th- viện thì mới đ-ợc đọc sách.
Quan hệ điều kiện - kết quả còn có cấu trúc ngôn ngữ đặc biệt là:
“Đã… thì (là) phải…”. Cặp kết từ này biểu thị quan hệ điều kiện - kết quả mang tính bắt buộc. Hệ quả ở vế sau tất yếu phải có khi xuất hiện điều kiện ở vế tr-ớc. Điều này cho phép chúng ta giải thích mối quan hệ logic ngữ nghĩa trong những câu ghép đặc biệt.
VD17: Đã chót thì phải chét.
VD18: Đã đâm lao thìphải theo lao.
Kết từ biểu thị quan hệ nh-ợng bộ - tăng tiến
Quan hệ nh-ợng bộ tăng tiến tức là sự việc nêu ở hai vế có quan hệ đối lập hoặc cùng tăng lên một mức giới hạn nhất định nào đó.
VD19: Dù cho sông cạn đá mòn
Còn non còn n-ớc vẫn còn thề x-a.
(Tản Đà)
Cả hai vế của câu ghép trên cùng tăng lên một mức giới hạn nhất định nhằm thể hiện, khẳng định lòng thuỷ chung.
VD20: N-ớc ta tuy nhỏ nh-ng lại đánh thắng một đế quốc to.
Quan hệ nh-ợng bộ tăng tiến đ-ợc biểu hiện qua một số mô hình ngôn ngữ với các cặp kết từ sau:
Kết từ biểu thị quan hệ nghịch nhân quả
Quan hệ logic phổ biến giữa hai đối t-ợng là quan hệ nhân quả nh-ng đó không phải là quan hệ tuyệt đối, nghĩa là vẫn có những ngoại lệ. Chẳng hạn nh- có những ng-ời làm điều ác mà không bị trừng phạt, làm điều thiện mà không được đền đáp. Điều này trái với lẽ thông thường “gieo nhân nào gặp quả đấy”. Người ta gọi đó là quan hệ nghịch nhân quả.
Quan hệ nghịch nhân quả bao gồm: nghịch nhân quả sớm và nghịch nhân quả muộn.
Quan hệ nghịch nhân quả sớm là quan hệ đối t-ợng này ch-a chuyển
trạng thái nh-ng đối t-ợng kia đã chuyển trạng thái. Kết từ biểu thị quan hệ này là:
“chưa… đã…” “còn… đã…” “mới… đã…”
Các cặp kết từ trên không chỉ biểu hiện quan hệ nghịch nhân quả sớm mà còn thể hiện thái độ của ng-ời nói: điều này xuất hiện khi ch-a có điều kia là bất th-ờng, vô lý. Điều này cho phép giải thích ý nghĩa đích thực của một số câu:
VD21:
(21a): Ch-a đỗ ông nghè đã đe hàng tổng.
Cặp từ “chưa … đã …” báo hiệu quan hệ nghịch nhân quả sớm, thể hiện ý nghĩa phê phán thói kiêu căng ngạo mạn.
(21b): Hôm qua còn theo anh Đi ra đ-ờng quốc lộ Hôm nay đã chặt cành
Cặp từ “còn… đã…” báo hiệu quan hệ nghịch nhân quả sớm. Do đó, hình thành nét nghĩa: Cái chết của ng-ời bạn quá đột ngột, bất ngờ.
Quan hệ nghịch nhân quả muộn là quan hệ giữa đối t-ợng này đã
chuyển trạng thái nh-ng đối t-ợng kia ch-a chuyển trạng thái. Ph-ơng tiện ngôn ngữ biểu thị quan hệ này là các cặp kết từ:
“Tuy, dù, mặc dầu, dầu… nhưng…”
VD22: Tuy mọi thứ đều tăng nh-ng giá quyển sách này vẫn 15.000 đ. Các kết từ trên khi thể hiện quan hệ nghịch nhân quả muộn còn có tác dụng đánh giá hoặc biểu thị sự đánh giá của chủ thể.
VD23: Mặcdù gặp nhiều khó khăn nh-ng anh ấy vẫn luôn lạc quan.
Để đảm bảo logic ngữ nghĩa cho những câu ghép sử dụng các từ biểu thị quan hệ nghịch nhân quả thì giữa hai vế phải có sự bất th-ờng về ý nghĩa. Chúng ta có thể nói nh- VD22 mà không thể nói: Tuy mọi thứ vẫn ổn định
nh-ng giá quyển sách này vẫn giá 15.000 đ.
Kết từ biểu thị quan hệ bổ sung tăng cấp: “Đã… lại còn…”
VD24: Đã dốt lại còn l-ời.
Giữa hai vế của ví dụ trên có quan hệ tăng cấp biểu thị sự tiêu cực
Kết từ biểu thị quan hệ hô ứng liên hoàn: “Bao nhiêu… bấy nhiêu…” “Ai … nấy…”
“Nào… ấy…” “Càng… càng…”
VD25:
(25a): Yêu ng-ời bao nhiêu ta càng yêu nghề bấy nhiêu.
(25b): Rau nào sâu ấy.
Những cặp từ trên là những đại từ phiếm định không chỉ có tác dụng nối và thể hiện quan hệ t-ơng ứng phù hợp giữa hai vế mà còn là hình thức biểu thị phần nội dung nhận thức P trong cấu trúc nghĩa mệnh đề của mỗi vế câu đóng vai trò vị ngữ.
VD28: Tôi càng dỗ giành nó càng khóc.
Cặp quan hệ từ “càng.. . càng…” trong câu này thể hiện quan hệ t-ơng ứng giữa hai vế câu về sự tăng cấp của thuộc tính nêu ở vị ngữ.
Kết từ biểu thị quan hệ lựa chọn khẳng định - phủ định “Thà … còn hơn…”
“Thà … chứ không …”
VD29: Thà chết vinh còn hơn sống nhục.
Kết từ biểu thị quan hệ mục đích - kết quả
Để biểu thị mục đích ng-ời ta sử dụng từ “để” ở vế phụ, vế chính miêu tả sự thực, hiện thực có liên quan.
VD30: Để cha mẹ vui lòng, chúng ta phải học tập tốt.
Khi sử dụng từ “để” chỉ mục đích thì trật tự hai vế của câu ghép mục đích - kết quả có thể thay đổi mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu.
VD31: Chúng ta phải học tập tốt để cha mẹ vui lòng. Ngoài ra, để chỉ mục đích, ng-ời ta còn dùng kết từ “vì”.
VD32: Vì chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải hăng hái lao động.
Nh- vậy, kết từ trong câu ghép chính phụ có vai trò quan trọng trong việc thể hiện mối quan hệ ý nghĩa chặt chẽ giữa các vế.