Phương pháp chuốt

Một phần của tài liệu Công nghệ chế tạo phụ tùng (Trang 34 - 37)

5.1/ Khả năng công nghệ của phương pháp chuốt

- Khi chuốt lỗ và các mặt định hình phẳng thì chuyển động chính là chuyển động tịnh tiến thẳng của dao, còn chi tiết đứng yên

- Trong một số trường hợp chuốt các mặt tròn xoay thì thêm chuyển động quay tròn của chi tiết

Chuyển động tịnh tiến của dao được thực hiện bằng hai cách

Hình 1.48: Phương

tác dụng của lực khi

chuốt (a/ kéo, b/ đẩy)

™ Quá trình chuốt không có chuyển động chạy dao. Để cắt hết lượng dư trong một hành trình thì các răng dao chuốt được làm cao dần lên từ răng cắt thứ nhất đến răng cắt cuối cùng một lượng đúng bằng lượng dư gia công ( Hình 1.49)

Hình 1.49: Lượng dư gia

công bằng chiều cao răng

dao (từ răng thứ nhất đến

răng cuối)

™ Chuốt có thể gia công mở rộng lỗ trụ, vuông, đa cạnh, rãnh then, then hoa hoặc rãnh xoắn trong lỗ có sẵn; biên dạng bánh răng, mặt phẳng. Ngoài ra còn có thể gia công mặt trụ ngoài, các mặt định hình phẳng nhưng nói chung còn ít dùng.

5.2/ Kết cấu và thông số hình học của dao chuốt

™ Dao chuốt là một dụng cụ có nhiều lưỡi cắt. tùy theo hình dạng của bề mặt gia công mà nó có thể là dao chuốt lỗ tròn, dao chuốt lỗ vuông, dao chuốt phẳng, dao chuốt xoắn, dao chuốt định hình

™ Xét kết cấu của dao chuốt lỗ tròn làm điển hình (hình 1.50a), nó bao gồm những phần sau:

™ Phần l1 – Đầu dao: dùng để kẹp dao chuốt trên máy và truyền lực kéo; thường chọn theo tiêu chuẩn, dựa vào lực cắt

Răng cắt Răng sửa đúng

Hình 1.50: Kết cấu và thông số hình học của dao chuốt lỗ tròn

™ Phần l2 – Cổ dao: nơi thoát đá mài khi mài phần l1 và phần l3 , chiều dài của cổ dao tùy thuộc vào bề dày của thành máy và đồ gá gá chi tiết gia công

™ Phần l3 – Phần định hướng phía trước của dao; phần này có đường kính bằng đường kính của lỗ chi tiết trước khi gia công.

™ Phần l4 – Phần cắt của dao; các răng cắt được bố trí cao dần lên một lượng, gọi là lượng nâng Sd của răng cắt

™ Phần l5 – Phần sửa đúng kích thước lỗ gia công của dao và làm tăng độ bóng bề mặt gia công; các răng phần này có đường kính bằng nhau và bằng đường kính lỗ chi tiết cần gia công

™ Phần l6 – Phần định hướng phía sau của dao; phần này có đường kính bằng đường kính lỗ chi tiết cần gia công.

BÀI 5 : PHƯƠNG PHÁP MÀI VÀ ĐÁNH BÓNG KIM LOẠI

A: Mục tiêu của bài

Học xong bài này người học có khả năng phát biểu đúng định nghĩa của : 1. Đặc điểm chung của mài

2. Các phương pháp mài 3. Đánh bóng kim lọai

B: Nội dung

Một phần của tài liệu Công nghệ chế tạo phụ tùng (Trang 34 - 37)