Phương pháp doa

Một phần của tài liệu Công nghệ chế tạo phụ tùng (Trang 32 - 34)

4.1/ Khả năng công nghệ

¾ Doa là một phương pháp gia công bán tinh và tinh những lỗđã khoét. Doa thực hiện trên máy doa, máy khoan, máy tiện hoặc bằng tay

¾ Doa có thểđạt độ chính xác cấp 9 ÷ 6 và Ra= 2,5 ÷ 0,63 (∇6 ÷ ∇8). Tuy vậy, doa không sửa được sai lệch về vị trí tương quan hoặc nếu có thì rất ít.

4.2/ Kết cấu và thông số hình học của mũi doa

™ Kết cấu chung của mũi doa cũng giống mũi khoan, nhưng có nhiều lưỡi cắt hơn và không có lưỡi cắt ngang

™ Mũi doa có từ 6 ÷ 16 lưỡi cắt và số lưỡi cắt luôn luôn chẵn. Mũi doa gồm các loại: mũi doa tay và mũi doa máy

a/ Dao doa chuôi liền răng chắp b/ Dao doa chuôi rời răng chắp

Hình 1.45 : Kết cấu, thông số hình học của mũi doa răng răng chắp

¾ Để mũi doa thoát ra khỏi lỗđược dễ dàng, trên phần trụđịnh hướng có mài côn ngược dọc theo cạnh viền, đường kính giảm dần về phía chuôi mũi doa khoảng 0,04 ÷ 0,08/100mm chiều dài

¾ Bước giữa các răng mũi doa được làm không đều nhau, để các vết cắt không trùng nhau, nâng cao chất lượng gia công (tránh được chu kỳ sinh rung động). Nhưng các răng đối diện nhau phải nằm trên một đường thẳng đi qua tâm; điều kiện này rất quan trọng để kiểm tra đường kính mũi doa.

¾ Ngoài ra chất lượng gia công đạt được cao bằng cách dùng mũi doa có răng xoắn (hình 4-12), góc xoắn ω

¾ Các rãnh xoắn trái khi quay thuận (theo chiều kim đồng hồ) sẽđẩy phoi thoát ra phía trước, loại trừđược nguy cơ phoi làm hỏng bề mặt gia công (hình 1.46a). ¾ Trường hợp doa lỗ không suốt, nên để phoi thoát ra phía sau (phía chuôi) (hình

1.46b: rãnh xoắn phải và chiều quay thuận).

4.3/ Thông số cắt gọt và một số đặc điểm khi doa

¾ Mũi doa có số lưỡi cắt nhiều, γ lớn nên lưỡi cắt dao doa cắt được lớp phôi rất mỏng dù lượng chạy dao lớn.

¾ Lượng dư của doa tương đối khắc khe. Nếu quá nhỏ dao sẽ bị trượt làm cho độ bóng giảm. Ngược lại, khi lượng dư lớn, do phải chịu tải lớn, mài mòn làm sai kích thước cần đạt

Hình 1.47: Thông số hình học lớp cắt của dao doa

Chú ý :

Không dùng dao đã mòn để doa thô vì khi đó góc cắt thay đổi nên dao cạo vào mặt gia công làm cho nó bị biến cứng và doa tinh sau này rất khó khăn

¾ Khi doa có thể thực hiện bằng hai cách : cưỡng bức và tùy động

Khi doa cưỡng bức nghĩa là mũi doa lắp cứng vào trục máy, thường xảy ra hiện tượng lay rộng lỗ (trường hợp doa trên máy khoan, máy doa) hoặc bị loe

(trường hợp doa trên máy tiện). Nguyên nhân có thể là: 9 Tồn tại độđảo giữa trục dao và trục chính máy.

9 Dao mài không tốt, lẹo dao có thể xuất hiện ở một vài lưỡi cắt. 9 Vật liệu ở thành lỗ gia công không đồng đều

¾ Trục doa tùy động: trục mũi doa không nối cứng với trục chính của máy mà nối lắc lư. Mũi doa lúc này hoàn toàn dựa vào lỗ gia công để định hướng dao, do đó không chịu ảnh hưởng sai lệch của trục chính hoặc sai lệch vềđộđồng tâm giữa trục chính và trục dao.

¾ Mũi doa tùy động: có hai lưỡi. Lưỡi dao có khả năng xê dịch ít nhiều theo hướng kính để tự lựa theo lỗđã gia công. Vì số lưỡi cắt ít nên chóng mòn nhưng mài lại dễ

dàng và có thểđiều chỉnh lại kích thước đường kính.

4.4/ Những hạn chế của phương pháp doa trong các trường hợp sau

- Không nên doa các lỗ quá lớn, không tiêu chuẩn - Không nên doa các lỗ ngắn, lỗ không thông, lỗ có rãnh - Không nên doa trên vật liệu quá cứng hoặc quá mềm

- Mũi doa đắt tiền và phải đi theo bộ với mũi khoan, mũi khoét nên chỉ kinh tế trong sản xuất hàng loạt

Một phần của tài liệu Công nghệ chế tạo phụ tùng (Trang 32 - 34)