M ục tiêu của việc bừa đất
3 Quản lý bệnh hại cây trồng
Bệnh cây do các tác nhân sau gây ra: nấm, vi khuẩn, virus, mycoplasma, và tuyến trùng. Có nhiều biện pháp để kiểm soát bệnh hại cây trồng như sau
Sử dụng giống kháng bệnh:
Đây là biện pháp hữu hiệu nhất, vấn đề là tính kháng bệnh của một cây trồng lại thường không kéo dài lâu, do sự phát triển nhanh chóng các chủng /nòi gây bệnh mới. Do đó, công việc lai tạo tuyển chọn giống kháng phải được thực hiện liên tục và đi trước các chủng gây bệnh.
Biện pháp canh tác:
Thời gian gieo trồng, quản lý dinh dưỡng cây trồng, vệ sinh đồng ruộng, luân canh, sử dụng các vật liệu trồng sạch bệnh, khử đất vườn ươm thuốc lá, rau cải.
Biện pháp sinh học:
Thí dụ như trồng bông vạn thọ để diệt tuyến trùng, sử dụng nấm Paccilomyces lilacinus để gây bệnh cho tuyến trùng hại chuối, cam quít và khoai tây.
Sử dụng thuốc trừ bệnh:
Với mục tiêu giết hoặc ngăn cản sự sinh trưởng của nấm gây bệnh. Có nhiều loại thuốc trừ nấm khác nhau, được phân ra do :
1. Thuốc có tác dụng phòng ngừa (protective): được phun trên lá hoặc quả, nhằm ngăn cản nấm bệnh không xâm nhiễm vào bên trong cây. Thuốc không diệt được nấm bệnh đã chui vào bên trong, thí dụ như Zineb, Mancozeb, dung dịch Bordeaux…
2. Thuốc có tác dụng điều trị (eradicant): được phun lên lá, xử lý hạt hoặc bón vào đất nhằm giết hoặc ngăn cản nấm ngay cả sau khi chúng đã xâm nhiễm bên trong cây, thí dụ như Propiconazole (Tilt).
Carbendazim(Derosal).
Một số lớn loại thuốc được dùng để vừa phòng ngừa lẫn điều trị như Metalaxyl (Ridomil).
*2. Theo nguồn gốc hoá học của thuốc diệt nấm
1. Vô cơ: Bao gồm các thuốc gốc đồng, lưu huỳnh, thuỷ ngân (thí dụ như dung dich Bordeaux), vẫn còn hiệu lực đến ngày nay nhưng do gây ảnh hưởng xấu đến môi trường (tích luỹ kim loại nặng trong đất) nên bị cấm hoặc hạn chế sử dụng.
2. Hữu cơ và tổng hợp: Có trên 200 thuốc diệt nấm khác nhau (mancozeb, metalaxyl,…). Các thuốc diệt nấm đời mới có ưu điểm chung: (1) rất hiệu nghiệm ở nồng độ thấp, (2) dễ bị vi sinh vật đất phân huỷ, (3) an toàn cho người sử dụng và động vật, (4) ít độc đối với cây trồng.