Tỉa cành, tạo tán cây (đối với cây đa niên)

Một phần của tài liệu Trồng Trọt Đại Cương potx (Trang 67 - 68)

M ục tiêu của việc bừa đất

1Tỉa cành, tạo tán cây (đối với cây đa niên)

Tỉa cành, tạo tán là một biện pháp loại bỏ một cách thận trọng, có kế hoạch các bộ phận của cây trồng nhằm đạt được một số mục đích cụ thể.

Khi tỉa bỏ một số phần của cành (như cành, lá), nói chung sẽ có sự giảm sút diện tích quang hợp của cây, chiều cao cây, hình dạng cây và năng suất ban đầu. Tuy nhiên, cắt tỉa cây dẫn tới sản xuất ra các quả to và có phẩm chất cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường. Lý do là việc cắt tỉa đã giảm bớt sự cạnh tranh về ánh sáng, nước và dinh dưỡng giữa các bộ phận của cây trồng. Vấn đề là

mức độ cắt tỉa như thế nào để tạo ra sự cân bằng giữa năng suất chung và giá trị thương phẩm của nông sản.

Đối với các cây già, cắt tỉa sẽ thúc đẩy phát triển sự sinh trưởng dinh dưỡng mới mặc dù có sự sút giảm về tổng diện tích quang hợp. Lý do là rễ sẽ hấp thu nhiều nước và dinh dưỡng hơn cho các chồi còn lại, đây là cơ sở của biện pháp làm trẻ lại cây trồng (rejuvenation).

Có 4 kiểu cắt tỉa tuỳ theo mục đích của chúng:

1. Cắt tỉa phòng bệnh: cắt tỉa các cành, các bộ phận chết hoặc hư hỏng của cây.

2. Cắt tỉa tạo dáng: cắt tỉa một số cành, nhánh nhỏ, lá của cây vào giai đoạn đầu của sự phát triển để cải thiện dáng hình của cây. Đây là biện pháp kỹ thuật phổ biến đối với hoa kiểng hay cây cảnh quan (landscape plants). 3. Cắt tỉa sửa chữa: cắt tỉa các cành mọc không đúng vị trí để duy trì dáng

hình mong muốn của cây. Biện pháp này thường được tiến hành sau việc cắt tỉa tạo dáng.

4. Cắt tỉa phục hồi (làm trẻ lại): cắt tỉa thân chính hoặc đa số các thân nhằm tạo dáng lại hoặc phục hồi cho phần trên của một cây đã già.

Một phần của tài liệu Trồng Trọt Đại Cương potx (Trang 67 - 68)