Trắc diện đất (phẫu diện: profile) Định nghĩa:

Một phần của tài liệu Trồng Trọt Đại Cương potx (Trang 34 - 37)

L ợi hại của lũ

1. Trắc diện đất (phẫu diện: profile) Định nghĩa:

Định nghĩa:

Trắc diện đất là mặt cắt từ trên mặt đất xuống sâu theo chiều trọng lực gồm có những lớp hay tầng đa dạng liên tiếp nhau:

Khi quan sát trắc diện đất người ta thấy được đặc điểm bên ngoài của loại đất đó, từ đó có thể suy ra tính chất bên trong của chúng. Do vậy, khảo sát phẫu diện đất là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình điều tra quy hoạch đất đai.

Quan sát một phẫu diện đất cần lưu ý ba đặc trưng là: tính phân tán, màu sắc và chất lẫn vào làm biến đổi trắc diện.

. Các tầng của phẫu diện:

Một phẫu diện đất đồi núi thường có đủ các tầng sau:

• Tầng Ao: được gọi là tầng thảm mục, bao gồm các hữu cơ như cành lá rụng đã hoặc chưa phân giải. Độ dày của nó phụ thuộc vào thảm thực bì, thường biến động từ 1-3 cm.

• Tầng A: còn gọi là tầng đất mặt hay tầng mặt ( top soil) là tầng tích luỹ mùn của đất nên tập trung nhiều chất dinh dưỡng nhất đồng thời nó cũng là tầng rữa trôi. Tầng A chứa nhiều chất hữu cơ rễ cây, vi khuẩn, nấm, các động vật côn trùng nhỏ ( trùng, dế, hai đuôi). Có màu tối do tập trung chất hữu cơ. Rễ cây phát triển chủ yếu trong tầng đất nầy, nhất là những cây có bộ rễ cạn. Độ dày của tầng A cũng tuỳ thuộc vào loại thực bì và chế độ canh tác nó biến động từ .10-30 cm. Khi được cày và đưa vào trồng trọt được gọi là tầng canh tác.

• Tầng B: tầng đất dưới ( sub soil) hay còn gọi là tầng tích tụ vì tập trung các chất từ trên xuống. Ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, lớp này thường chia làm 2:

(1) Tầng chuyển tiếp nằm phía trên, bị rữa trôi các muối khoáng vì tập trung ít chất hữu cơ.

(2) Tầng tịch tụ nằm phía bên dưới có sự tập trung các oxid sắt và nhôm, sét nên đất khá cứng rắn.

• Tầng C: Tầng mẫu chất ( parent material) là những sản phẩm vở vụn của đá mẹ đang phong hoá.

• Tầng D: là tầng đá mẹ ( bedrock) chưa phong hoá do điều kiện hình thành đất phức tạp, mỗi một vùng có nhiều loại đất khác nhau, nên không nhất thiết phải có đủ các tầng như trên hoặc độ dày mỏng các tầng cũng khác nhau.

HÌNH 3.4: Một phẩu diện đất điển hình

Màu sắc của đất:

Màu sắc là một dấu hiệu hình thành rõ nhất giúp phân biệt các tầng đất với nhau. Màu sắc cũng phản ánh một phần tính chất và thành phần hoá học của đất.

• Màu đen hoặc xám: Do chất mùn tạo nên, càng nhiều mùn càng có màu đen.

• Màu đỏ: Chủ yếu do chứa Fe203. Nếu bị ngậm nước sắt bị chuyển hoá từ màu đỏ nhạt dần sang màu vàng.

• Máu trắng: Chủ yếu do sét kaolinit Si02 hoặc CaC03 . • Màu nâu đỏ: Đất thoát nước tốt do oxid hoá .

• Màu xám gley: thoát nước kém do nước bị khử • Đốm màu rỉ sắt: có những đốm phèn trong đất.

Sự biến đổi của trắc diện:

Trắc diện của đất có thể thay đổi do:

(1) Chất xâm nhập: là những chất không liên quan đến quá trình hình thành đất vì nó không phải là sản phẩm của quá trình hình thành. Thí dụ: mảnh sành, gạch ngói.

(2) Chất mới sinh: là những chất được hình thành trong quá trình hình thành của đất: Dựa vào nguồn gốc có thể phân thành 3 loại

• Nguồn gốc sinh vật; như phân giun, hang hốc động vật.

(3) Chất mất đi: là những chất mất đi do rữa trôi của nước mưa ngấm qua đất, như mất vôi silicat, mất nước và làm giảm độ phì nhiêu của đất.

(4) Chất chuyển vị trong đất: như sự di chuyển của Al, Fe chất hữu cơ từ tầng mặt xuống hoặc sự chuyển vị của muối hoà tan, vôi hay thạch cao từ tầng dưới lên theo đường mao dẫn.

Một phần của tài liệu Trồng Trọt Đại Cương potx (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)