Tố chất khéo léo (năng lực phối hợp vận động).

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CỦA NỮ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SAU 1 HỌC KỲ HỌC TẬP NĂM HỌC 2014 - 2015 (Trang 30 - 32)

- Nguyên tắc tăng dần yêu cầu

1.4.5.Tố chất khéo léo (năng lực phối hợp vận động).

Khéo léo là khả năng thực hiện những động tác phối hợp phức tạp và khả năng hình thành những động tác mới phù hợp với yêu cầu vận động. Về bản chất, khéo léo là khả năng hình thành những đường liên hệ tạm thời đảm bảo cho việc thực hiện những động tác vận động phức tạp, vì vậy, nó có liên quan với việc hình thành kỹ năng vận động.

Năng lực phối hợp vận động là một phức hợp các tiền đề của vận động viên (cần thiết ít hoặc nhiều) để thực hiện thành công một hoạt động thể thao nhất định. Năng lực này được xác định trước tiên là ở khả năng điều khiển động tác (xử lý thông tin) và được hình thành phát triển trong tập luyện. Năng lực phối hợp vận động có quan hệ chặt chẽ với các phẩm chất tâm lý và các năng lực khác như: sức mạnh, sức nhanh và sức bền [19].

Năng lực phối hợp vận động còn thể hiện ở mức độ tiếp thu nhanh chóng có chất lượng, cũng như việc hoàn thiện, củng cố và vận dụng các kỹ thuật thể thao. Tuy nhiên, giữa năng lực phối hợp vận động và kỹ xảo thể thao có điểm khác nhau cơ bản. Kỹ xảo thể thao chỉ nhằm giải quyết một nhiệm vụ cụ thể, còn năng lực phối hợp vận động là tiền đề cho rất nhiều hoạt động vận động khác nhau.

Khéo léo thường được coi là tố chất vận động loại hai, phụ thuộc vào mức độ phát triển của các tố chất khác như: sức mạnh, sức nhanh, sức bền. Mức độ phát triển khéo léo liên quan chặt chẽ với trạng thái chức năng của hệ thần kinh trung ương. Tập luyện phát triển sự khéo lép lâu dài làm tăng độ linh hoạt của các quá trình thần kinh, làm cho cơ hưng phấn và thả lỏng nhanh hơn. Tập luyện các bài tập chuyên môn có thể làm tăng sự phối hợp hoạt động giữa các vùng não khác nhau, do đó hoàn thiện sự phối hợp với các nhóm cơ hưởng ứng cũng như cơ đối kháng [24].

Trình độ thể lực là một tổ hợp yếu tố nhiều thành phần, được đánh giá thông qua sự biến đổi tương ứng về các mặt hình thái, chức năng cơ thể trong quá trình GDTC và huấn luyện thể thao. Việc nghiên cứu, đánh giá trình độ thể lực cũng bao

gồm đầy đủ các yếu tố hình thái, chức năng tâm sinh lý, chức năng vận động của đối tượng nghiên cứu.

Cùng với việc đo và đánh giá sự phát triển bên ngoài, để nhận định đúng trình độ thể lực và khả năng hoạt động thể lực, cần kiểm tra chức năng các hệ cơ quan trong cơ thể. Thông thường trạng thái, chức năng của các hệ cơ quan tương

ứng với hình thể bên ngoài của cơ thể. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp tầm vóc có thể phát triển tốt nhưng tình trạng chức năng của hệ thần kinh trung ương, hệ hô hấp và hệ tuần hoàn phát triển không tốt.

Để đánh giá tiêu chuẩn về phát triển thể chất toàn diện cần phải được cụ thể hóa- căn cứ vào đặc điểm cá nhân, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, môn thể thao… Nói cách khác, mức độ phát triển này phụ thuộc vào nhân tố di truyền, cá biệt và một phức hợp các điều kiện thay đổi trong đời sống và họat động, không nên hiểu đó là sự phát triển dàn đều đồng loạt như nhau, theo một phương thức cứng nhắc. P.Letsgáp, nhà lý luận GDTC nổi tiếng người Nga đã từng nói: “Chỉ có phát triển cân đối tất cả các cơ quan, cơ thể con người mới thực sự hoàn thiện và hoàn thành được công việc lớn nhất với sự tiêu hao ít nhất về vật chất và sức lực Trên cơ sở đó, có thể thấy rõ hơn điều này trong chuẩn bị thể lực cho VĐV các môn thể thao khác nhau, cho những người làm các nghề đặc biệt, ở đây cần có sự kết hợp giữa thể lực chung và chuyên môn. Nhưng cái gốc cơ bản, phổ thông ban đầu nhất đối với mọi người dân là tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. Đó là qui định về yêu cầu phát triển toàn diện đối với mọi người.

Đối với sinh viên, một trong ba nhiệm vụ cơ bản quan trọng và bắt buộc của công tác GDTC là đánh giá trình độ chuẩn bị thể lực hàng năm cho sinh viên theo tiêu chuẩn qui định. Dưới góc độ toàn cục, đánh giá trình độ thể lực cho sinh viên hằng năm có ý nghĩa thiết thực, góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoạch định chiến lược phát triển sự nghiệp TDTT, chiến lược GDTC cho toàn dân.

Trong phạm vi từng trường đại học, đánh giá trình độ thể lực tạo điều kiện đề đánh giá hiệu quả của công tác GDTC, làm cơ sở cho việc biên soạn chương trình giảng dạy, lựa chọn phương tiện hay phương pháp GDTC cho sinh viên. Vì vậy,

việc đánh giá trình độ thể lực cho sinh viên có mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời trong quá trình GDTC và huấn luyện thể thao học đường. Xuất phát từ quan điểm này, việc đánh giá trình độ thể lực thường được xem xét như một nhiệm vụ trong quá trình nghiên cứu ở các đề tài mang tính tổng hợp [22].

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CỦA NỮ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SAU 1 HỌC KỲ HỌC TẬP NĂM HỌC 2014 - 2015 (Trang 30 - 32)