Phân tích các hệ số tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần dược hậu giang để quyết định phương án tài trợ vốn (Trang 57)

5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu,…)

4.2.2Phân tích các hệ số tài chính

4.2.2.1 Đo lường khả năng sinh lời

Bảng 11: TÍNH TOÁN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG QUA CÁC NĂM 2005, 2006, 2007

Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007

1. Doanh thu Triệu đồng 556.189 873.072 1.285.209

2. Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 44.301 69.647 115.480

3. Lợi nhuận gộp Triệu đồng 55.378 87.059 128.310

4. Tài sản có Triệu đồng 292.256 482.846 942.208

5. Vốn chủ sở hũu Triệu đồng 130.966 170.700 652.343

Tốc độ tăng doanh thu % 22,91 56,70 46,20

Tỷ suất lợi nhuận gộp % 45,96 53,61 52,67

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế % 8,00 8,02 9,10

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản có % 18,65 18,00 13,57

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu % 33,83 40,80 17,70

(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ)

- Tốc độ tăng doanh thu: ta thấy doanh thu của công ty năm sau cao hơn năm trước và theo xu hướng phát triển nhanh. Doanh thu năm 2006 tăng nhanh và tăng 56,70% so với năm trước, doanh thu năm 2007 cũng tăng so với năm trước tuy nhiên tốc độ tăng này có phần giảm hơn so với năm 2006. Doanh thu tăng giúp cải thiện vị thế của công ty trong hoạt động kinh doanh chung của ngành, là điều kiện cần thiết để công ty có thể gia tăng lợi nhuận hoạt động. Doanh thu tăng chứng tỏ trong các năm vừa qua công ty đã tăng cường việc mở rộng thị trường, mở rộng quy mô sản xuất để gia tăng khối lượng tiêu thụ. Tuy vậy nếu mức tăng trưởng quá nóng thì cũng cần phải xem xét lại vì có thể dẫn đến nguy cơ thâm hụt tiền mặt, ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán của công ty, bởi lẽ trong trường hợp như vậy công ty phải chi tiêu tiền mặt nhiều hơn để dự trữ thêm hàng tồn kho và tăng mức bán chịu cho khách hàng.

- Tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế: lợi nhuận sau thuế của công ty tăng mạnh ở năm 2005 (tăng 88,13% so với năm trước), năm 2006 lợi nhuận sau thuế của công ty tăng so với 2005 nhưng tốc độ tăng này không bằng năm 2005 (57,21%) và tăng 65,81% vào năm 2007. Nhìn chung đây là một sự phát triển rất tốt của công ty, tốc độ tăng lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng doanh thu thể hiện hoạt động kinh doanh của công ty rất tốt, chứng tỏ công ty kiểm soát được chi phí sản xuất kinh doanh, chứng tỏ chiến lược mở rộng thị trường của công ty là có hiệu quả. Điều này thể hiện hoạt động của công ty tăng trưởng ổn định và lâu dài.

- Tỷ suất lợi nhuận gộp: tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty tăng vào năm 2006 (53,61%) nhưng năm 2007 tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty chỉ tăng 52,67% so với năm 2006, có thể là do gần đây giá cả hàng hoá, nguyên vật liệu đầu vào tăng nhanh nên làm cho giá vốn hàng bán của công ty tăng nhanh nên làm cho lợi nhuận gộp giảm nhẹ so với năm 2006. Vì vậy, về phía ngân hàng cần làm rõ nguyên nhân của sự gia tăng giá vốn hàng bán này là do khách quan hay chủ quan, thông thường giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn mức tăng trưởng doanh thu thuần có thể do doanh nghiệp không kiểm soát được chi phí sản xuất làm giá thành đơn vị sản phẩm tăng, giá bán sản phẩm giảm hoặc do sự thay đổi cơ cấu mặt hàng sản xuất và tiêu thụ.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế: tỷ suất lợi nhuận sau thuế của công ty tăng nhẹ ở năm 2006 (năm 2005 tăng 8% và năm 2006 tăng 8,02%) và tăng mạnh hơn vào năm 2007 (tăng 9,1% so với 2006). Nguyên nhân có thể là do lợi nhuận bán hàng tăng nhanh hoặc do lãi vay phải trả ít hơn. Tuy nhiên, quy mô của tỷ suất lợi nhuận sau thuế còn phụ thuộc vào các tỷ lệ lãi khác, chi phí tài chính (trả lãi), thu nhập khác và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản có: tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản có của công ty giảm nhẹ vào năm 2006 (năm 2005 hệ số này là 18,65% và sang năm 2006 hệ số này giảm còn 18%) và giảm mạnh ở năm 2007 chỉ còn 13,57%. Tỷ suất này thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận trên 1 đồng tài sản có. Hệ số này giảm ở năm 2007 có thể do công ty giảm lợi nhuận sau thuế hoặc do tăng tài sản có như là có những tài sản không còn sử dụng hoặc khả năng sử dụng giảm.Với chỉ số này như vậy, công ty nên kiểm tra xem xét thanh lý những tài sản không còn sử dụng.

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty tăng vào năm 2006 (năm 2005 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 33,83% và năm 2006 tỷ suất này là 40,80%) và giảm vào năm 2007 chỉ còn 17,7%. Như trên đã nêu, hệ số này đo lường số lợi nhuận thu được trên khoản đầu tư của các chủ sở hữu. Tỷ lệ này giảm vào năm 2007 chứng tỏ phần lợi nhuận chủ sở hữu nhận được sẽ ít hơn so với năm trước. Tỷ số này là cơ sở để ngân hàng đánh giá sự đóng góp của công ty trong việc sử dụng vốn để tạo ra lợi nhuận cho nền kinh tế và còn là cơ sở để đánh giá khả năng trả lãi của công ty trên cơ sở lợi nhuận hoạt động của công ty. Về phía công ty, tỷ số này là cơ sở để công ty đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính và ra quyết định huy động vốn

4.2.1.2 Đo lường khả năng thanh khoản

Bảng 12: TÍNH TOÁN KHẢ NĂNG THANH KHOẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG QUA CÁC NĂM 2005, 2006, 2007

(Căn cứ vào công thức đã nêu ở phần phương pháp luận và số liệu ở phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán, phụ lục 2: bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta tính được các chỉ tiêu sau:)

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Hệ số thanh toán hiện hành 1,75 1,32 3,72

(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ)

- Hệ số hiện hành: hệ số này của công ty năm 2006 giảm so với năm 2005 (năm 2005 là 1,75 còn năm 2006 là 1,32) nhưng tăng mạnh vào năm 2007 (3,72). Hệ số này đo lường khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động của công ty. Hệ số này của công ty trong các năm vừa qua đều cao hơn 1 chứng tỏ công ty đủ tài sản lưu động để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số hiện hành tăng cao vào năm 2007 thể hiện công ty đã gia tăng các nguồn vốn ổn định thay cho các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên để đánh giá tài sản lưu động có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không ta còn phải xem xét cơ cấu tài sản lưu động và khả năng chuyển hóa thành tiền của tài sản lưu động, bởi vì khả năng thanh tóan của công ty không thể tốt được khi hệ số hiện hành của công ty tăng là do tồn kho ứ đọng không tiêu thụ được hoặc do nợ tồn đọng không thu được.

- Hệ số thanh toán nhanh: hệ số thanh toán nhanh của công ty năm 2006 giảm so với năm 2005 (năm 2006 là 0,83 còn năm 2005 là 0,88) và sang năm 2007 thì hệ số này của công ty tăng mạnh (2,45). Chỉ tiêu này phản ánh khả năng công ty có thể thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn đến mức nào căn cứ vào những tài sản lưu động có khả năng chuyển hóa thành tiền nhanh nhất. Ta thấy năm 2005 và 2008 chỉ tiêu này của công ty đều nhỏ hơn 1 và xấp xỉ ở mức 0,8 chứng tỏ các tài sản lưu động có tính thanh khoản cao tương đương 80% tài sản lưu động và tương đối ổn định. Và hệ số này tăng cao vào năm 2007 thể hiện công ty kinh doanh có hiệu quả cao và các khoản phải thu giảm, vòng luân chuyển vốn tăng, chứng tỏ vốn của công ty vẫn luân chuyển tốt.

- Vốn lưu động ròng: vốn lưu động ròng của công ty cũng giảm vào năm 2006 và tăng mạnh vào năm 2007 (năm 2005 là 97.488.033.533 đồng, năm 2006 là 79.313.760.770 đồng và năm 2007 là 492.553.700.187 đồng). Chỉ số này rất quan trọng vì nó cho biết khả năng của công ty trong việc đáp ứng các nhu cầu thanh toán những khoản nợ ngắn hạn thông qua việc duy trì tài sản có lưu động. Chỉ số này tăng cao vào năm 2007 thể hiện công ty có đủ khả năng thanh toán những khoản nợ ngắn hạn có thể là do công ty kinh doanh hiệu quả hoặc cũng có thể là do công ty giảm nợ ngắn hạn. Vốn lưu động ròng dương và tăng qua các năm chứng tỏ nguồn vốn dài hạn không chỉ đủ tài trợ cho các tài sản dài hạn mà còn thừa để tài trợ vào tài sản ngắn hạn. Công ty không lấy nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn hay nói cách khác, toàn bộ tài sản dài hạn của công ty đã được tài trợ bằng các nguồn vốn ổn định

4.2.1.3 Đo lường khả năng trả nợ

Bảng 13: BẢNG TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG QUA CÁC NĂM 2005, 2006, 2007

(Căn cứ vào công thức đã nêu ở phần phương pháp luận và số liệu ở phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán, phụ lục 2: bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta tính được các chỉ tiêu sau:)

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 1,23 1,83 0,44

Khả năng thanh toán lãi vay 11,12 9,13 9,34

(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ)

- Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: nhìn vào hệ số này ta thấy mức độ tương đối giữa khoản nợ và vốn tự có của chủ sở hữu trong việc tài trợ cho toàn bộ tài sản có của công ty. Tỷ số này của công ty tăng vào năm 2006 so với năm 2005 và giảm vào năm 2007 so với 2006 (2005 là 1,23; 2006 là 1,83 và 2007 là 0,44). Theo các tỷ số trên cho thấy công ty đã giảm được các khoản nợ và rủi ro đối với công ty đã giảm, công ty có khả năng vay thêm. Hệ số này còn cho biết mức độ được bảo vệ của các chủ nợ trong trường hợp thanh lý công ty. Về phía ngân hàng, nhìn vào tỷ số này có thể thấy được tỷ lệ góp vốn của chủ doanh nghiệp để có thể an tâm cho các món nợ vay. Tỷ số này giảm vào năm 2007 chứng tỏ doanh nghiệp đã giảm bớt được nợ trên vốn chủ sở hữu.

- Khả năng thanh toán lãi vay của công ty năm 2006 là 9,13 giảm hơn so với năm 2005 là 11,12 và chỉ số này vào năm 2007 đã tăng nhẹ trở lại (9,34). Hệ số này đo lường độ an toàn tương đối trong việc trả lãi vay cho các chủ nợ. Nhìn vào hệ số này ngân hàng có thể an tâm về khả năng chi trả lãi vay của doanh nghiệp đối với ngân hàng được bảo đảm.

4.2.1.4 Đo lường khả năng sử dụng tài sản có

Bảng 14: BẢNG TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG KHẢ NĂNG SỬ DỤNG TÀI SẢN CÓ CỦA CÔNG TY DƯỢC HẬU GIANG QUA CÁC NĂM 2005, 2006, 2007

(Căn cứ vào công thức đã nêu ở phần phương pháp luận và số liệu ở phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán, phụ lục 2: bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta tính được các chỉ tiêu sau:)

Thời gian thu hồi công nợ 52 72 75

Thời gian thanh toán công nợ 20 17 34

Thời gian dự trữ hàng tồn kho 124 106 107

Mức tiền mặt 43 32 79

(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ)

- Thời gian thu hồi công nợ của công ty tăng qua 3 năm thể hiện số ngày trả chậm trung bình của các khoản phải thu bán hàng của công ty tăng. Thời gian trung bình để chuyển các khoản phải thu bằng tiền mặt này tăng có thể là do chính sách bán hàng trả chậm của công ty dành cho khách hàng đã thoáng hơn. Tuy nhiên, về phía ngân hàng cũng cần xem xét kỹ nguyên nhân của sự gia tăng này do đâu, cũng có thể là do hệ thống hoặc thủ tục thu hồi công nợ của công ty không hiệu quả, hoặc do các tiêu chuẩn bán hàng trả chậm của công ty kém hoặc cũng có thể là do các khách hàng của công ty gặp khó khăn về tài chính để xem xét công ty có gặp khó khăn về khả năng thanh toán do bị chiếm dụng vốn ngoài kế hoạch hay không.

- Thời gian thanh toán công nợ: thời gian thanh toán công nợ của công ty năm 2005 giảm 3 ngày so với năm 2005 (năm 2005 là 20 ngày), nhưng đã tăng gấp đôi vào năm 2007 (34 ngày). Thời gian thanh toán công nợ tăng cho thấy doanh nghiệp đang khó khăn về tiền mặt, không có nguồn chi trả nên phải kéo dài thời gian chi trả. Ngoài ra về phía ngân hàng cần phải xem xét thời gian thu hồi công nợ này với thời hạn cho trả chậm thông thường mà nhà cung cấp chấp nhận đối với công ty hoặc so với trong ngành hoạt động của công ty để đánh giá xem công ty có thật sự có nhu cầu thêm về tiền mặt hay không để từ đó quyết định cấp tín dụng đối với công ty được đúng đắn và hiệu quả hơn.

- Thời gian dự trữ hàng tồn kho: thời gian dự trữ hàng tồn kho của công ty giảm qua các năm và năm 2007 đạt mức là 107 ngày. Thời gian này giảm có thể là do tính đặc thù của loại hình kinh doanh của công ty là kinh doanh trong ngành dược, nếu dược phẩm công ty sản xuất ra dự trữ quá lâu có thể dẫn đến tình trạng giảm tác dụng mong muốn của sản phẩm hoặc thời gian dự trữ hàng tồn kho này giảm cũng có thể là do công ty dự đóan nhu cầu về sản phẩm sẽ tăng trong năm tới hoặc công ty kinh doanh có hiệu quả, hàng tồn kho quay vòng nhanh.

- Mức tiền mặt: mức tiền mặt của công ty vào năm 2005 là 43 và sang năm 2006 mức tiền mặt đã giảm còn 32 nhưng chỉ số này tăng vọt lên 79 trong năm 2007. Chỉ số này thể hiện mức tiền mặt hiện có của công ty để tập trung vào các chi phí hoạt động

thường ngày, không tính đến tiền cần cho việc mua sắm các tài sản lớn. Chỉ số này tăng vào năm 2007 có thể do công ty hoạt độnh kinh doanh có hiệu quả nên tăng được lợi nhuận từ đó tăng mức tiền mặt của công ty. Tuy nhiên cũng cần xem xét nếu mức tiền mặt này quá lớn thể hiện công ty có một số tiền nhàn rỗi hay không, để đánh giá xem nhu cầu vay vốn của công ty có thực sự cần thiết hay không

4.2.3 Phân tích nhu cầu vốn lưu động

4.2.3.1 Xác định mức độ chính xác của các chỉ tiêu dùng để tính toán nhu cầuvốn lưu động của công ty cổ phần Dược Hậu Giang vốn lưu động của công ty cổ phần Dược Hậu Giang

Bảng 15: CÁC CHỈ TIÊU DÙNG ĐỂ TÍNH TOÁN NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG NĂM 2008

(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ)

Khoản mục năm 2007Số liệu

Số liệu nhận định của Ngân hàng

- Tỷ lệ tăng doanh thu (%) 46,2 50

- % giá vốn hàng bán/Doanh thu 45,31 45,31

- % chi phí hoạt động/Doanh thu 41.84 41.84

- Số ngày dự trữ tiền mặt tối thiểu 79 79

- Số ngày các khoản phải thu b.quân 75 75

- Số ngày tồn kho bình quân 107 107

Ta sử dụng những chỉ tiêu đã tính toán ở trên để xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty Dược Hậu Giang. Các chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cung cấp cho ngân hàng và số liệu do ngân hàng điều tra thực tế và tính toán. Ta thấy 2 loại số

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần dược hậu giang để quyết định phương án tài trợ vốn (Trang 57)