Giới thiệu về công ty cổ phần dược Hậu Giang

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần dược hậu giang để quyết định phương án tài trợ vốn (Trang 51)

5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu,…)

4.1.1Giới thiệu về công ty cổ phần dược Hậu Giang

- Tên doanh nghiệp : CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG - Đại diện : PHẠM THỊ VIỆT NGA Chức vụ: Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc

- Địa chỉ : 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ. - Ngành kinh doanh chính : Sản xuất kinh doanh dược phẩm; Xuất nhập khẩu trực tiếp dược phẩm, dược liệu, thiết bị y tế; Gia công kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị sản xuất thuốc tự chế tạo tại công ty.

4.1.1.2 Tổ chức và quản lý doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang là doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa vào ngày 05 tháng 08 năm 2004 theo Quyết định số 2405/QĐ-CT.UB của UBND TP. Cần Thơ. Tên viết tắt DHG

Hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó Nhà nước giữ cổ phần chi phối (51%).

Các thành viên ban điều hành đều là những người có trình độ, kinh nghiệm chuyên môn, năng lực quản lý và đã gắn bó với công ty hơn 10 năm.

Tổng số lượng CB, CNV của công ty năm 2007 trên 2.000 người. Trong đó có:

o Sau đại học: 15 người ( 01 Tiến sĩ, 3 Thạc sĩ, 11 Chuyên khoa 1 )

o Đại học: 230 người

o Trung cấp dược: 636 người

o Trung cấp khác: 518 người

o Tốt nghiệp PTTH: 650 người.

Vốn điều lệ của công ty hiện nay là 200.000.000.000 đồng.

Dưới đây là Danh sách cổ đông sáng lập của công ty:

Bảng 8: DANH SÁCH CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG

STT Tên cổ đông sáng lập Số cổ phần % Chức vụ

01 Vốn nhà nước 408.000 51

02 Phạm Thị Việt Nga 2.400 0.30 Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc

03 Lê Minh Hồng 1.775 0.22 Phó Tổng Giám đốc, Thành viên HĐQT

04 Lê Chánh Đạo 1.700 0.21 Phó Tổng Giám đốc, Thành viên HĐQT

05 Phạm Hữu Lập 900 0.11 Kế toán trưởng, Thành viên HĐQT

06 Diệp Bích Hương 975 0.12 Quản đốc xưởng, Thành viên HĐQT

07 Nguyễn Thị Hồng Loan 1.090 0.14 Giám đốc sản xuất, Thành viên HĐQT

08 Nguyễn Ngọc Diệp 925 0.12 Trưởng P. Chất lượng, Thành viên HĐQT

09 Hà Mỹ Dung 930 0.12 Trưởng P. Kiểm nghiệm, Thành viên HĐQT

10 Phạm Uyên Nguyên 2.000 0.25 Thành viên HĐQT 11 CB. CNV 294.305 36.79

12 Cổ đông bên ngoài 85.000 11

Tổng cộng 800.000 100

(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ)

Tỷ lệ cổ tức năm 2007 của Dược Hậu Giang là 25%. ( BCTC năm 2007 của

công ty Dược Hậu Giang).

Giá thị trường cổ phiếu của Dược Hậu Giang cập nhật ngày 11/01/2008 là 208.000 đồng/cổ phiếu. ( Nguồn TTGDCK TP HCM).

Bảng 9: DANH SÁCH THÀNH VIÊN BAN ĐIỀU HÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG

STT Tên Chức vụ Năm

sinh Trình độ

1 Phạm Thị Việt Nga Tổng Giám đốc 1951 Tiến sĩ kinh tế

2 Lê Chánh Đạo Phó Tổng Giám đốc 1959 Thạc sĩ Kinh tế

3 Lê Minh Hồng Phó Tổng Giám đốc 1959 Cử nhân kinh tế

4 Phạm Hữu Lập Kế toán trưởng kiêm

Trưởng Phòng Kế toán 1958 Thạc sĩ Kế toán 5 Hoàng Thị Ngọc Yến Phó Trưởng Phòng Kế toán 1959 Cử nhân Kế toán

(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ)

Sản phẩm chính của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang là thuốc tân dược các loại dưới dạng viên nén, viên bao, viên nang, viên nang mềm, thuốc cốm, thuốc bột, thuốc nước, thuốc mỡ. Sản phẩm của công ty đã được các hệ thống điều trị, người tiêu dùng trong cả nước tin dùng. Liên tục 10 năm liền, sản phẩm của công ty luôn đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao”.

Trụ sở chính và hệ thống nhà xưởng của công ty được đặt tại 02 địa chỉ 288B Nguyễn Văn Cừ và 13 Cách Mạng Tháng Tám, TP.Cần Thơ. Tổng diện tích đất công ty đang sử dụng là 43.004 m2.

Công ty hiện tại đang sử dụng các quy trình sản xuất, công nghệ phù hợp với các chuẩn mực trong tiêu chuẩn “ thực hành tốt sản xuất thuốc” của hiệp hộI các nước Đông Nam Á (ASEAN GMP) và tiêu chuẩn “thực hành tốt sản xuất thuốc” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (GMP WHO). Hệ thống thiết bị thế hệ mới phù hợp với công nghệ bào chế dược phẩm.

Các tiêu chuẩn quản lý chất lượng Dược Hậu Giang đã đạt được là:

1. Tổ chức BVQI ( Anh Quốc ) công nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 về quản lý chất lượng

2. Cục quản lý Dược Việt Nam công nhận đạt các tiêu chuẩn quản lý chuyên ngành kinh doanh dược phẩm của khối ASEAN như GMP (Good Manufacturing Practices), GLP (Good Laboratory Practices), GSP (Good Storage Practices).

3. Tổ chức VILAS Việt Nam công nhận hệ thống Phòng Kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 về quản lý phòng kiểm nghiệm.

Năm 2006 Dược Hậu Giang đầu tư xây dựng nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP WHO và đã đưa vào sử dụng vào cuối năm 2006. Dược Hậu Giang đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng GMP – WHO.

4.1.1.4 Nguyên liệu đầu vào - Nhà cung cấp

Nguyên liệu đầu vào của công ty chủ yếu là các loại hóa chất, dược liệu được nhập khẩu từ các công ty ngoài nước như ACT - Pháp, Mallinckrodt Inc - Mỹ, BASF - Đức, Nomura - Nhật, East Grace – Trung Quốc... Tỷ trọng nguyên phụ liệu nhập khẩu chiếm khoảng 60% trên tổng chi phí nguyên vật liệu. Phương thức thanh toán cho các nhà xuất khẩu nước ngoài chủ yếu là L/C. Ngoài ra công

ty còn mua lại nguyên liệu của một số công ty trong nước như Cty CP Dược Vật tư Y tế Cửu Long, Cty Dược TP HCM, Cty Dược 3.2 …

4.1.1.5 Hệ thống phân phối

Hiện tại công ty đã xây dựng được một hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp toàn quốc với tổng số 12 chi nhánh, 08 Hiệu thuốc, 09 đại lý và 11 quầy bán lẻ (có 09 quầy đặt tại bệnh viện). Trong đó: 58% được đặt tại miền Tây và miền Đông Nam bộ, 29% đặt tại miền Trung và 13% đặt tại miền Bắc.

Sản phẩm của công ty đã bán vào được các bệnh viện như Bệnh viện Trung ương, BV Bạch Mai, BV Nhi TW, BV Tai Mũi Họng, BV Chợ Rẩy, BV Thống Nhất, BV 115 … và nhiều Bệnh viện ở tỉnh, huyện

4.1.1.6 Thị trường

Thị trường nội địa: Hầu hết sản phẩm của công ty được tiêu thụ trên thị trường trong nước, chiếm tỷ trọng 98% trên tổng doanh thu. Thị trường nội địa được làm 04 vùng: Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ, miền Trung và miền Bắc.

Thị trường xuất khẩu: Thị phần xuất khẩu của công ty hiện tại không lớn, chiếm 2% trong tổng doanh thu. Hiện tại công ty xuất khẩu qua các nước Moldova, Ukraina, Lào và Campuchia

4.1.2 Nhu cầu vay vốn

Tăng hạn mức tín dụng cho Công ty CP Dược Hậu Giang: hạn mức tín dụng tăng thêm: 3.000.000 USD

Loại hình vay: tín chấp

Bảng 10: HẠN MỨC TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG NĂM 2007 VÀ DỰ KIẾN NĂM 2008

Chỉ tiêu 2007 Kiến nghị (2008)

Tổng hạn mức: Ngoại tệ hoặc VNĐ tương

đương 3.000.000 USD

Ngoại tệ hoặc VNĐ tương đương 6.000.000 USD Trong đó:

− Hạn mức vay để thanh

toán tiền mua nguyên vật liệu sản xuất dược phẩm trong nước và nhập khẩu.

Thời hạn: 12 tháng 12 tháng

Lãi suất: Vay VNĐ: 0.93%/tháng

Vay USD: 6.5%/năm

Vay VNĐ: 1,2 %/tháng Vay USD: 6.6%/năm

(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ)

4.2 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG4.2.1 Đánh giá chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 4.2.1 Đánh giá chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Căn cứ vào số liệu của bộ Y tế và số liệu về bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và bảng cân đối kế toán của Công ty cổ phần dược Hậu Giang qua các năm từ 2005 đến 2007 (phụ lục 1 & 2 đính kèm) ta có một số nhận xét tổng quát sau:

4.2.1.1 Đánh giá ngành

Dược phẩm được xem là lĩnh vực đầu tư đầy tiềm năng, với mức tăng trưởng dự báo đến năm 2010 là 20% vì dược phẩm là sản phẩm thiết yếu của con ngườI và cổ phiếu của ngành dược thuộc top có mức dao động giá mạnh nhất, dấu hiệu của khả năng sinh lời cao.

Đến cuối năm 2006 Việt Nam có 174 doanh nghiệp sản xuất thuốc, trong đó có 162 DN trong nước, 12 DN có vốn đầu tư nước ngoài. Lượng thuốc nội địa chỉ mới đáp ứng được 40% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu.

Cạnh tranh trong ngành hiện nay là khá gay gắt, trong đó các công ty dược nước ngòai chiếm ưu thế về vốn, công nghệ và trình độ quản lý.

4.2.1.2 Đánh giá Công ty cổ phần Dược Hậu Giang

Hoạt động sản xuất kinh doanh thời gian qua phát triển và đạt hiệu quả cao. Năm 2006 Dược Hậu Giang đã đưa nhà máy GMP WHO vào hoạt động và đã được công nhận chất lượng đạt tiêu chuẩn GMP WHO.

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Dược Hậu Giang từ năm 2005 – 2007 ta có nhận xét như sau:

- Doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh. Mức tăng doanh thu và lợi nhuận năm 2007 lần lượt là 46,2% và 9,1%.

- Tình hình tài chính cân đối, VLĐ ròng 492 tỷ. Đến cuối năm 2007, tổng tài sản đạt 942 tỷ, tăng 48,75% so với cuối năm 2006.

- Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu: 0,44. Khả năng thanh toán khá tốt với hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn đạt 3,72 và hệ số khả năng thanh toán nhanh đạt 2,45.

4.2.2 Phân tích các hệ số tài chính 4.2.2.1 Đo lường khả năng sinh lời 4.2.2.1 Đo lường khả năng sinh lời

Bảng 11: TÍNH TOÁN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG QUA CÁC NĂM 2005, 2006, 2007

Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007

1. Doanh thu Triệu đồng 556.189 873.072 1.285.209

2. Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 44.301 69.647 115.480

3. Lợi nhuận gộp Triệu đồng 55.378 87.059 128.310

4. Tài sản có Triệu đồng 292.256 482.846 942.208

5. Vốn chủ sở hũu Triệu đồng 130.966 170.700 652.343

Tốc độ tăng doanh thu % 22,91 56,70 46,20

Tỷ suất lợi nhuận gộp % 45,96 53,61 52,67

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế % 8,00 8,02 9,10

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản có % 18,65 18,00 13,57

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu % 33,83 40,80 17,70

(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ)

- Tốc độ tăng doanh thu: ta thấy doanh thu của công ty năm sau cao hơn năm trước và theo xu hướng phát triển nhanh. Doanh thu năm 2006 tăng nhanh và tăng 56,70% so với năm trước, doanh thu năm 2007 cũng tăng so với năm trước tuy nhiên tốc độ tăng này có phần giảm hơn so với năm 2006. Doanh thu tăng giúp cải thiện vị thế của công ty trong hoạt động kinh doanh chung của ngành, là điều kiện cần thiết để công ty có thể gia tăng lợi nhuận hoạt động. Doanh thu tăng chứng tỏ trong các năm vừa qua công ty đã tăng cường việc mở rộng thị trường, mở rộng quy mô sản xuất để gia tăng khối lượng tiêu thụ. Tuy vậy nếu mức tăng trưởng quá nóng thì cũng cần phải xem xét lại vì có thể dẫn đến nguy cơ thâm hụt tiền mặt, ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán của công ty, bởi lẽ trong trường hợp như vậy công ty phải chi tiêu tiền mặt nhiều hơn để dự trữ thêm hàng tồn kho và tăng mức bán chịu cho khách hàng.

- Tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế: lợi nhuận sau thuế của công ty tăng mạnh ở năm 2005 (tăng 88,13% so với năm trước), năm 2006 lợi nhuận sau thuế của công ty tăng so với 2005 nhưng tốc độ tăng này không bằng năm 2005 (57,21%) và tăng 65,81% vào năm 2007. Nhìn chung đây là một sự phát triển rất tốt của công ty, tốc độ tăng lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng doanh thu thể hiện hoạt động kinh doanh của công ty rất tốt, chứng tỏ công ty kiểm soát được chi phí sản xuất kinh doanh, chứng tỏ chiến lược mở rộng thị trường của công ty là có hiệu quả. Điều này thể hiện hoạt động của công ty tăng trưởng ổn định và lâu dài.

- Tỷ suất lợi nhuận gộp: tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty tăng vào năm 2006 (53,61%) nhưng năm 2007 tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty chỉ tăng 52,67% so với năm 2006, có thể là do gần đây giá cả hàng hoá, nguyên vật liệu đầu vào tăng nhanh nên làm cho giá vốn hàng bán của công ty tăng nhanh nên làm cho lợi nhuận gộp giảm nhẹ so với năm 2006. Vì vậy, về phía ngân hàng cần làm rõ nguyên nhân của sự gia tăng giá vốn hàng bán này là do khách quan hay chủ quan, thông thường giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn mức tăng trưởng doanh thu thuần có thể do doanh nghiệp không kiểm soát được chi phí sản xuất làm giá thành đơn vị sản phẩm tăng, giá bán sản phẩm giảm hoặc do sự thay đổi cơ cấu mặt hàng sản xuất và tiêu thụ.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế: tỷ suất lợi nhuận sau thuế của công ty tăng nhẹ ở năm 2006 (năm 2005 tăng 8% và năm 2006 tăng 8,02%) và tăng mạnh hơn vào năm 2007 (tăng 9,1% so với 2006). Nguyên nhân có thể là do lợi nhuận bán hàng tăng nhanh hoặc do lãi vay phải trả ít hơn. Tuy nhiên, quy mô của tỷ suất lợi nhuận sau thuế còn phụ thuộc vào các tỷ lệ lãi khác, chi phí tài chính (trả lãi), thu nhập khác và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản có: tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản có của công ty giảm nhẹ vào năm 2006 (năm 2005 hệ số này là 18,65% và sang năm 2006 hệ số này giảm còn 18%) và giảm mạnh ở năm 2007 chỉ còn 13,57%. Tỷ suất này thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận trên 1 đồng tài sản có. Hệ số này giảm ở năm 2007 có thể do công ty giảm lợi nhuận sau thuế hoặc do tăng tài sản có như là có những tài sản không còn sử dụng hoặc khả năng sử dụng giảm.Với chỉ số này như vậy, công ty nên kiểm tra xem xét thanh lý những tài sản không còn sử dụng.

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty tăng vào năm 2006 (năm 2005 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 33,83% và năm 2006 tỷ suất này là 40,80%) và giảm vào năm 2007 chỉ còn 17,7%. Như trên đã nêu, hệ số này đo lường số lợi nhuận thu được trên khoản đầu tư của các chủ sở hữu. Tỷ lệ này giảm vào năm 2007 chứng tỏ phần lợi nhuận chủ sở hữu nhận được sẽ ít hơn so với năm trước. Tỷ số này là cơ sở để ngân hàng đánh giá sự đóng góp của công ty trong việc sử dụng vốn để tạo ra lợi nhuận cho nền kinh tế và còn là cơ sở để đánh giá khả năng trả lãi của công ty trên cơ sở lợi nhuận hoạt động của công ty. Về phía công ty, tỷ số này là cơ sở để công ty đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính và ra quyết định huy động vốn

4.2.1.2 Đo lường khả năng thanh khoản

Bảng 12: TÍNH TOÁN KHẢ NĂNG THANH KHOẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG QUA CÁC NĂM 2005, 2006, 2007

(Căn cứ vào công thức đã nêu ở phần phương pháp luận và số liệu ở phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán, phụ lục 2: bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta tính được các chỉ tiêu sau:)

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Hệ số thanh toán hiện hành 1,75 1,32 3,72

(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ)

- Hệ số hiện hành: hệ số này của công ty năm 2006 giảm so với năm 2005 (năm 2005 là 1,75 còn năm 2006 là 1,32) nhưng tăng mạnh vào năm 2007 (3,72). Hệ số này đo lường khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động của công ty. Hệ số này của công ty trong các năm vừa qua đều cao hơn 1 chứng tỏ công ty đủ tài sản lưu động để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số hiện hành tăng cao

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần dược hậu giang để quyết định phương án tài trợ vốn (Trang 51)