Các giải pháp để cải thiện chất lượng nước dùng trong chăn nuôi

Một phần của tài liệu Khảo sát nguồn nước dùng trong chăn nuôi tại một số cơ sở chăn nuôi huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 42 - 48)

2. Mục tiêu nghiên cứu

3.3.2. Các giải pháp để cải thiện chất lượng nước dùng trong chăn nuôi

Để cải thiện chất lượng nước dùng trong chăn nuôi ở Đông Anh đòi hỏi phải tiến hành một giải pháp đồng bộ từ thiết kế, xây dựng đến áp dụng các biện pháp phù hợp xử lý nguồn nước nâng cao chất lượng nước dùng trong chăn nuôi. Tiến tới chăn nuôi an toàn sinh học trong đó nguồn nước sử dụng 100% là nước máy đã qua xử lý. Tuy nhiên, trước khi có đủ điều kiện và kinh phí để giải quyết vấn đề một cách toàn diện, theo chúng tôi có một số giải pháp trước mắt khả thi và hiệu quả:

- Tăng cường các biện pháp xử lý nước đơn giản và rẻ tiền như lọc nước, sa lắng hay khử trùng nước.

- Chú ý việc vệ sinh máng uống thường xuyên mỗi ngày để hạn chế nước bị nhiễm bẩn từ chuồng nuôi.

- Xử lý nước đã bị nhiễm khuẩn: Sử dụng các chất sát trùng là một phương pháp hiệu quả để xử lý nước bị nhiễm khuẩn.

- Đối với nước có mức độ nhiễm khuẩn quá cao thì không nên sử dụng chất sát trùng để xử lý vì không hiệu quả. Phương pháp hợp lý là loại bỏ các nguồn gây nhiễm, hoặc tìm nguồn nước mới tốt hơn.

36

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Đông Anh là một trong những vùng chăn nuôi trọng điểm của thành phố Hà Nội. Phong trào chăn nuôi trang trại, gia trại phát triển mạnh, tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm khoảng 60% tổng giá trị thu nhập từ sản xuất nông nghiệp.

- Chăn nuôi trong khu dân cư phát triển với đàn lợn gần 60 nghìn con và đàn gà 1,7 triệu con. Bên cạnh đó 18/24 đơn vị xã, thị trấn của huyện Đông Anh có mô hình chăn nuôi trang trại. Trong đó trang trại nuôi gà đẻ trứng chiếm số lượng lớn nhất, với quy mô chăn nuôi lớn, có thể lên đến 30.000 con.

- Nguồn nước dùng trong chăn nuôi ở Đông Anh chủ yếu là nước giếng khoan, 100% cơ sở chăn nuôi sử dụng; Ngoài ra nước giếng đào, nước bề mặt (ao, hồ), cũng được một số cơ sở sử dụng (để dọn vệ sinh, cọ rửa chuồng trại, máng ăn uống, rửa cây thức ăn xanh, tắm rửa cho gia súc…).

- Yêu cầu vệ sinh nguồn nước dùng trong chăn nuôi như độ sâu của giếng; Khoảng cách từ nguồn nước đến nguồn ô nhiễm; Tình trạng xử lý nước cũng như việc định kì xét nghiệm mẫu nước đều không đảm bảo. Đây là lí do ảnh hưởng đến chất lượng nước dùng trong chăn nuôi.

- Chỉ tiêu chất lượng nước dùng trong chăn nuôi (bao gồm cả nước ăn, uống, tắm, vệ sinh chuồng trại…) được đánh giá thông qua các yếu tố lý, hóa và vi sinh vật đều không đảm bảo. COD, BOD, sắt, TCRHT đều vượt quá chỉ tiêu cho phép. Hầu hết các mẫu nước đều nhiễm vi sinh vật, trong đó chỉ số Coliforms tổng số có thể cao gấp hàng trăm lần tiêu chuẩn cho phép.

- Nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng xấu đến nguồn nước dùng trong chăn nuôi ở huyện Đông Anh: Do quy hoạch, thiết kế các nguồn cấp nước không đúng quy cách - gần các nguồn gây ô nhiễm; Do tận dụng những nguồn nước sẵn kém chất lượng: Giếng cạn, ao, hồ, dụng cụ chứa nước không hợp vệ sinh cũng là tác nhân gây nhiễm bẩn nước.

37

- Để cải thiện chất lượng nước dùng trong chăn nuôi ở Đông Anh đòi hỏi phải tiến hành một giải pháp đồng bộ từ thiết kế xây dựng đến áp dụng các biện pháp phù hợp xử lý nguồn nước nâng cao chất lượng nước dùng trong chăn nuôi. Một số giải pháp trước mắt khả thi và hiệu quả: Tăng cường các biện pháp xử lý nước đơn giản và rẻ tiền như lọc nước, sa lắng và khử trùng nước; Vệ sinh máng uống thường xuyên mỗi ngày để hạn chế nước bị nhiễm bẩn từ chuồng nuôi; Xử lý nước đã bị nhiễm khuẩn bằng các chất sát trùng là một phương pháp hiệu quả để xử lý nước bị nhiễm khuẩn.

2. ĐỀ NGHỊ

- Người chăn nuôi chú trọng hơn nữa đến nguồn nước dùng trong chăn nuôi để đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm cũng như ngăn ngừa các dịch bệnh làm ảnh hưởng xấu đến vật nuôi.

- Các cơ quan chuyên môn cần phổ biến rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật để giúp người xử lý nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi phù hợp với điều kiện thực tế.

- Tăng cường các biện pháp bảo vệ nguồn nước

- Tăng cường các biện pháp quản lý và giáo dục cộng đồng: Vận động quần chúng hưởng ứng các chương trình chống ô nhiễm môi trường nước; Không thải các chất thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi và chất thải rắn xuống các kênh rạch.

- Áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải, nước thải, hóa chất độc hại v.v...

38

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ NN-PTNN, Cục Thú y (2011), QCVN 01-39: 2011/BNNPTNT. Quy chuẩn Quốc gia về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi.

2. Lê Văn Cát (1999), “Cơ sở hóa học và kỹ thuật xử lý nước”, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.

3. Phạm Ngọc Dũng, Nguyễn Đức Quý, Nguyễn Văn Dung (2008), Giáo trình Quản lí nguồn nước, ĐH Nông nghiệp Hà Nội.

4. Đỗ Ngọc Hòe, Nguyễn Minh Tâm (2005), Giáo trình vệ sinh gia súc, Nxb Hà Nội.

5. Nguyễn Xuân Nguyên, Trần Đức Hạ (2004), Chất lượng nước sông hồ và bảo vệ môi trường nước, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Thu Thuỷ (2000), Quá trình xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp, Nxb Khoa học và Kĩ thuật.

7. Vũ Đình Tôn, Lại Thị Cúc, Nguyễn Văn Duy, Đặng Vũ Bình, Chất lượng nước dùng trong trang trại chăn nuôi lợn ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2008: Tập VI, Số 3: 279- 283- ĐHNN Hà Nội.

8. Trung tâm phát triển chăn nuôi gia súc lớn Hà Nội (2013), Thống kê tình hình phát triển chăn nuôi 10/2013.

9. Vũ Đình Vượng, Đặng Xuân Bình, Nguyễn Văn Sửu, Phạm Thị Phương Lan (2007), Giáotrình vệ sinh gia súc, Nxb Nông nghiệp.

10.http://www.vawr.org.vn – Website của Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam

11. http://tapchimoitruong.vn- tạp chí của Tổng cục môi trường

39

PHỤ LỤC

Một số hình ảnh nguồn nƣớc dùng trong chăn nuôi tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

40

41

Một phần của tài liệu Khảo sát nguồn nước dùng trong chăn nuôi tại một số cơ sở chăn nuôi huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)