Tiêu chuẩn vệ sinh nước trong chăn nuôi

Một phần của tài liệu Khảo sát nguồn nước dùng trong chăn nuôi tại một số cơ sở chăn nuôi huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 36)

2. Mục tiêu nghiên cứu

3.2.3. Tiêu chuẩn vệ sinh nước trong chăn nuôi

3.2.3.1. Chỉ tiêu về số lượng nước.

Nước dùng trong chăn nuôi bao gồm nước ăn uống, nước tắm rửa, nước vệ sinh chuồng trại v.v… Các cơ sở chăn nuôi cần căn cứ vào quy mô chăn nuôi dự kiến để bố trí nguồn nước đủ cho gia súc gia cầm uống và tắm rửa, vệ sinh chuồng trại. Cần phải biết số lượng trung bình sử dụng hàng ngày của vật nuôi để chuẩn bị đủ lượng nước cung cấp (tính kích cỡ của bồn, bể chứa, tính trữ lượng nước giếng khoan,). Thực tế ở Đông Anh - hầu hết các cơ sở chăn nuôi đều tự khai thác nguồn nước dùng từ các giếng khoan, nên cũng chủ động được nguồn nước về số lượng, đảm bảo đủ cả nước ăn uống, nước tắm, cọ rửa, vệ sinh chuồng trại…

Riêng với nước uống, để vật nuôi luôn luôn được cung cấp nước đủ dùng cả ngày lẫn đêm (theo nhu cầu) việc quan trọng là chế độ chăm sóc, số lần cấp nước trong ngày, khoảng cách giữa các lần cấp nước, chế độ nước uống trong những ngày nắng nóng...

Việc cung cấp đầy đủ rất quan trọng đến sức khỏe vật nuôi.Gia súc, gia cầm cần được cung cấp nước uống thường xuyên để đáp ứng nhu cầu sinh lý

30

của cơ thể. Nhu cầu nước của cơ thể con vật phụ thuộc vào loại thức ăn, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm của môi trường và tình trạng sinh lý của cơ thể.

Nhu cầu về nước uống trong một ngày (lít/con/ngày) đối với một số gia súc: Gà, vịt 0,5 – 1,2 lít; Lợn con theo mẹ 0,046 lít; Lợn con cai sữa 0,49 – 1,46 lít; Lợn vỗ béo 25 lít; Lợn nái 75 – 100 lít; Dê, cừu 25 lít; Bê 30 – 35 lít; Bò thịt 50 – 60 lít; Bò sữa 70 – 115 lít; Ngựa 50 – 70 lít v.v... Con vật nếu không được uống nước thì sẽ chết nhanh hơn so với khi không được ăn. Vì một lý do nào đấy con vật bị thiếu nước thì sẽ giảm ăn, chậm lớn, hiệu quả sử dụng thức ăn giảm đi. Nếu thiếu nước trầm trọng hơn thì sự chuyển hóa trong cơ thể bị rối loạn và có thể chết [4].

Tại Đông Anh, một số cơ sở chăn nuôi trang trại lớn, để đáp ứng nhu cầu cung cấp nước thường xuyên, đầy đủ cho gia súc gia cầm đồng thời đảm bảo vệ sinh chủ cơ sở chăn đã đầu tư hệ thống cấp nước tự động.

3.2.3.2. Chỉ tiêu chất lượng nguồn nước

Cung cấp đủ nước cho vật nuôi là cần thiết nhưng cung cấp nước sạch cũng vô cùng quan trọng. Trong chăn nuôi, người chăn nuôi thường chú ý vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể động vật nuôi, nhưng lại dễ coi nhẹ vệ sinh nguồn nước.

Chất lượng của nước uống được đánh giá thông qua các yếu tố lý, hóa và vi sinh vật.

Chỉ tiêu vật lí của nước dùng chăn nuôi

Do điều kiện không cho phép, chúng tôi chọn phân tích các mẫu nước lấy từ nguồn nước giếng khoan sau khi đã xử lý bằng bể lọc, nước giếng đào và nước ao, hồ – đây là các nguồn nước đang được sử dụng trong chăn nuôi ở Đông Anh.

31

Kết quả như sau:

Bảng 6. Chỉ tiêu vật lý của nƣớc dùng trong chăn nuôi

Chỉ tiêu ĐVT Giới hạn tối đa Nƣớc giếng khoan Nƣớc giếng đào Nƣớc bề mặt ( ao, hồ, ...) Độ đục NTU 5 6,2 11,5 22,5

Màu sắc Không màu Vàng Vàng/ Xám Hồng nhạt/ Xanh lá cây

Mùi Không có mùi Tanh Tanh Tanh

Vị Không có vị Vị chát Không Không

- Độ đục vượt quá giới hạn tối đa ở tất cả mẫu nước từ nước giếng khoan sau lọc, nước giếng đào và nước ao, hồ. Đặc biệt là mẫu nước ao, hồ độ đục cao gấp 4,5 lần giới hạn tối đa.

- Về màu sắc: Nước giếng khoan vẫn còn màu vàng dù đã qua lọc; Nước giếng đào có màu vàng hoặc xám; Nước ao, hồ có màu hồng nhạt của đất sét, phù sa hoặc màu xanh của tảo…

- Nước sạch phải không màu, không mùi, vị. Tuy nhiên trong các mẫu nước phân tích thì đều có mùi tanh của sắt, mùi tanh của tảo, có vị chát.

- Trong các yếu tố vật lý thì nhiệt độ của nước cũng là yếu tố quan trọng. Nếu gia súc sử dụng nước quá lạnh sẽ dẫn đến hiện tượng giảm nhiệt độ của các cơ quan tiêu hóa, làm cho gia súc có thể bị rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy, chướng hơi dạ cỏ cấp tính v.v... bò sữa uống nước lạnh sẽ bị giảm sản lượng sữa. Tuy vậy, chúng tôi không khảo sát chỉ số nhiệt độ của nước khai thác từ các nguồn, vì trong quá trình xử lý và cung cấp, nước đã trao đổi nhiệt với không khí xung quanh. Chỉ khuyến cáo người chăn nuôi cần quan tâm đến nhiệt độ nước uống của gia súc gia cầm vào những ngày trời rét đậm hoặc nắng nóng, có biện pháp để duy trì nhiệt độ nước thích hợp.

32

Chỉ tiêu hóa học của nước dùng trong chăn nuôi

Chúng tôi tiến hành phân tích một số chỉ tiêu hóa học của các mẫu nước giếng khoan đã qua bể lọc và nước ao, hồ.

Kết quả thu được như sau:

Bảng 7. Chỉ tiêu hóa học của nƣớc dùng trong chăn nuôi

Chỉ tiêu ĐVT Giới hạn tối đa Nƣớc giếng khoan đã qua lọc bằng bể lọc Nƣớc bề mặt (ao, hồ…) pH 6,0 – 8,5(*) 6,2 – 7,0 6,8 – 7,6 COD mg/l 10 39,0 62,0 BOD mg/l 6 27,5 110,5 Tổng sắt mg/l 0,5 1,9 1,0 TCRHT mg/l 3000 4100 5700 Chú thích:

(*): Giới hạn cho phép được quy định trong khoảng từ 6,0 đến 8,5.

- Một trong những tính chất hóa học quan trọng của nước uống là giá trị pH, giới hạn tối đa cho phép dao động trong khoảng từ 6,0 – 8,5. Quá nhiều độ kiềm trong nước có thể gây rối loạn sinh lý và tiêu hóa trong chăn nuôi. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi cả 2 nguồn nước đều đạt tiêu chuẩn quy định.

- Các chỉ tiêu khác: COD, BOD, sắt, TCRHT đều vượt quá chỉ tiêu cho phép. Nước giếng khoan, COD cao gấp 4 lần chỉ tiêu cho phép; BOD cũng cao gấp 4,5 lần. Nguồn nước ao, hồ COD cao gấp 6 lần chỉ tiêu cho phép; BOD cao gấp gần 20 lần.

33

- Hàm lượng sắt trong 2 nguồn nước dao động trong từ 1,0 – 1,9 mg/l, cao gấp 2 lần đến 4 lần chỉ tiêu cho phép. Đối với gia súc, gia cầm sắt ít gây độc tuy nhiên khi nồng độ sắt cao sẽ làm cho nước có mầu vàng và mùi tanh khó chịu, làm cho gia súc, gia cầm khó uống.

Chỉ tiêu vi sinh vật của nước dùng trong chăn nuôi

Đối với chỉ tiêu vi sinh vật chúng tôi tiến hành phân tích các mẫu nước giếng khoan đã qua bể lọc, nước ao, hồ và mẫu nước lưu cữu trong các máng uống của gia súc.

Kết quả như sau:

Bảng 8. Chỉ tiêu vi sinh vật của nƣớc dùng trong chăn nuôi

Chỉ tiêu Vi sinh vật ĐVT Giới hạn tối đa Nƣớc giếng khoan đã qua lọc Nƣớc trong máng uống của gia súc Nƣớc bề mặt (ao, hồ..)

Vi khuẩn hiếu khí CFU/ml 10000 48000 54000 90 000

Coliforms tổng số MPN/100ml 30 1 600 3600 11 200

Fecal Coliforms MPN/100ml 0 30 70 115

Trong các mẫu nước giếng khoan đã qua lọc chỉ số vi khuẩn hiếu khí cao gấp 5 lần tiêu chuẩn cho phép, chỉ số Coliforms tổng số cao gấp trên 53 lần và Fecal coliforms có mật độ 30 MPN/100ml nước trong khi quy chuẩn về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi quy định chỉ số này bằng 0.

Với các mẫu nước ao hồ, mức độ ô nhiễm còn trầm trọng hơn. Chỉ số vi khuẩn hiếu khí cao gấp 9 lần tiêu chuẩn cho phép, chỉ số Coliforms tổng số cao gấp 373 lần và trong 100 ml nước ao hồ tìm thấy 115 tế bào Fecal Coliforms.

34

Riêng với các mẫu nước thu được từ máng uống trong chuồng nuôi gia súc, gia cầm kết quả không những phản ánh tình trạng vệ sinh nguồn nước uống không đảm bảo mà còn phản ánh cả hoạt động vệ sinh chuồng trại, dụng cụ thiết bị chăn nuôi chưa tốt. Nước uống được lưu cữu trong máng, máng uống không được cọ rửa thường xuyên dẫn đến ô nhiễm vi sinh vật trong nước gia tăng đáng kể.

Nước ao hồ dùng trực tiếp trong chăn nuôi, nước giếng khoan đã được lọc bằng bể lọc, nước uống tồn trữ trong các máng uống đều có coliforms. Điều đó có nghĩa là không chỉ nguồn nước bị ô nhiễm mà quá trình xử lý nước cũng không đảm bảo và có thể có cả sự tái ô nhiễm sau xử lý.

3.3. Đề xuất giải pháp cải thiện vệ sinh nƣớc dùng trong chăn nuôi ở Đông Anh

Chất lượng nước tốt, an toàn khi sử dụng trong chăn nuôi là cần thiết. Nguồn nước nhiễm vi khuẩn trở thành vấn đề nghiêm trọng ở nhiều trại chăn nuôi trong khu dân cư của huyện Đông Anh. Nếu chủ trại bỏ qua vấn đề này, không kiểm tra cũng như xử lý nước trước khi sử dụng cho đàn vật nuôi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi, làm gia tăng dịch bệnh, tiềm ẩn nguy cơ đe dọa chăn nuôi trong cả khu vực.

3.3.1. Nguyên nhân nguồn nước nhiễm khuẩn

Từ những khảo sát thực tế, chúng tôi sơ bộ có nhận xét về nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước dùng trong chăn nuôi ở huyện Đông Anh như sau:

- Nguồn nước không đảm bảo yêu cầu vệ sinh do thiết kế, xây dựng không đúng quy cách: Gần các nguồn gây ô nhiễm, dẫn đến nguồn nước bị nhiễm phân, chất thải của người, gia súc.

- Do tận dụng những nguồn nước sẵn kém chất lượng: Giếng nước cũ và giếng cạn - Giữ gìn bảo quản giếng không tốt - Hệ thống thoát nước bề mặt không phù hợp dẫn đến nước thải nhiễm vào giếng.

35

- Ao, hồ chứa nước dùng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm không bảo đảm. Đây là yếu tố người chăn nuôi ít quan tâm. Nguồn nước này dễ nhiễm các chất có hại từ môi trường xung quanh như hóa chất, thuốc BVTV, vi sinh vật.

- Dụng cụ chứa nước không được vệ sinh cũng có thể là tác nhân gây nhiễm bẩn nước. Đây chính là một trong những nguy cơ làm nước uống bị nhiễm phân và nước tiểu. Trong các cơ sở chăn nuôi, hầu hết vẫn dùng hệ thống máng uống xây bằng xi măng hoặc bằng kim loại, gỗ. Hàng ngày bắt buộc phải cọ rửa, vệ sinh và thay nước mới. Tuy nhiên, quá trình này không đảm bảo dẫn đến dụng cụ chứa nước mất vệ sinh, nước uống lưu cữu qua ngày làm gia tăng nhiễm khuẩn độc hại…

3.3.2. Các giải pháp để cải thiện chất lượng nước dùng trong chăn nuôi

Để cải thiện chất lượng nước dùng trong chăn nuôi ở Đông Anh đòi hỏi phải tiến hành một giải pháp đồng bộ từ thiết kế, xây dựng đến áp dụng các biện pháp phù hợp xử lý nguồn nước nâng cao chất lượng nước dùng trong chăn nuôi. Tiến tới chăn nuôi an toàn sinh học trong đó nguồn nước sử dụng 100% là nước máy đã qua xử lý. Tuy nhiên, trước khi có đủ điều kiện và kinh phí để giải quyết vấn đề một cách toàn diện, theo chúng tôi có một số giải pháp trước mắt khả thi và hiệu quả:

- Tăng cường các biện pháp xử lý nước đơn giản và rẻ tiền như lọc nước, sa lắng hay khử trùng nước.

- Chú ý việc vệ sinh máng uống thường xuyên mỗi ngày để hạn chế nước bị nhiễm bẩn từ chuồng nuôi.

- Xử lý nước đã bị nhiễm khuẩn: Sử dụng các chất sát trùng là một phương pháp hiệu quả để xử lý nước bị nhiễm khuẩn.

- Đối với nước có mức độ nhiễm khuẩn quá cao thì không nên sử dụng chất sát trùng để xử lý vì không hiệu quả. Phương pháp hợp lý là loại bỏ các nguồn gây nhiễm, hoặc tìm nguồn nước mới tốt hơn.

36

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Đông Anh là một trong những vùng chăn nuôi trọng điểm của thành phố Hà Nội. Phong trào chăn nuôi trang trại, gia trại phát triển mạnh, tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm khoảng 60% tổng giá trị thu nhập từ sản xuất nông nghiệp.

- Chăn nuôi trong khu dân cư phát triển với đàn lợn gần 60 nghìn con và đàn gà 1,7 triệu con. Bên cạnh đó 18/24 đơn vị xã, thị trấn của huyện Đông Anh có mô hình chăn nuôi trang trại. Trong đó trang trại nuôi gà đẻ trứng chiếm số lượng lớn nhất, với quy mô chăn nuôi lớn, có thể lên đến 30.000 con.

- Nguồn nước dùng trong chăn nuôi ở Đông Anh chủ yếu là nước giếng khoan, 100% cơ sở chăn nuôi sử dụng; Ngoài ra nước giếng đào, nước bề mặt (ao, hồ), cũng được một số cơ sở sử dụng (để dọn vệ sinh, cọ rửa chuồng trại, máng ăn uống, rửa cây thức ăn xanh, tắm rửa cho gia súc…).

- Yêu cầu vệ sinh nguồn nước dùng trong chăn nuôi như độ sâu của giếng; Khoảng cách từ nguồn nước đến nguồn ô nhiễm; Tình trạng xử lý nước cũng như việc định kì xét nghiệm mẫu nước đều không đảm bảo. Đây là lí do ảnh hưởng đến chất lượng nước dùng trong chăn nuôi.

- Chỉ tiêu chất lượng nước dùng trong chăn nuôi (bao gồm cả nước ăn, uống, tắm, vệ sinh chuồng trại…) được đánh giá thông qua các yếu tố lý, hóa và vi sinh vật đều không đảm bảo. COD, BOD, sắt, TCRHT đều vượt quá chỉ tiêu cho phép. Hầu hết các mẫu nước đều nhiễm vi sinh vật, trong đó chỉ số Coliforms tổng số có thể cao gấp hàng trăm lần tiêu chuẩn cho phép.

- Nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng xấu đến nguồn nước dùng trong chăn nuôi ở huyện Đông Anh: Do quy hoạch, thiết kế các nguồn cấp nước không đúng quy cách - gần các nguồn gây ô nhiễm; Do tận dụng những nguồn nước sẵn kém chất lượng: Giếng cạn, ao, hồ, dụng cụ chứa nước không hợp vệ sinh cũng là tác nhân gây nhiễm bẩn nước.

37

- Để cải thiện chất lượng nước dùng trong chăn nuôi ở Đông Anh đòi hỏi phải tiến hành một giải pháp đồng bộ từ thiết kế xây dựng đến áp dụng các biện pháp phù hợp xử lý nguồn nước nâng cao chất lượng nước dùng trong chăn nuôi. Một số giải pháp trước mắt khả thi và hiệu quả: Tăng cường các biện pháp xử lý nước đơn giản và rẻ tiền như lọc nước, sa lắng và khử trùng nước; Vệ sinh máng uống thường xuyên mỗi ngày để hạn chế nước bị nhiễm bẩn từ chuồng nuôi; Xử lý nước đã bị nhiễm khuẩn bằng các chất sát trùng là một phương pháp hiệu quả để xử lý nước bị nhiễm khuẩn.

2. ĐỀ NGHỊ

- Người chăn nuôi chú trọng hơn nữa đến nguồn nước dùng trong chăn nuôi để đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm cũng như ngăn ngừa các dịch bệnh làm ảnh hưởng xấu đến vật nuôi.

- Các cơ quan chuyên môn cần phổ biến rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật để giúp người xử lý nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi phù hợp với điều kiện thực tế.

- Tăng cường các biện pháp bảo vệ nguồn nước

- Tăng cường các biện pháp quản lý và giáo dục cộng đồng: Vận động quần chúng hưởng ứng các chương trình chống ô nhiễm môi trường nước; Không thải các chất thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi và chất thải rắn xuống các kênh rạch.

- Áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải, nước thải, hóa chất độc hại v.v...

38

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ NN-PTNN, Cục Thú y (2011), QCVN 01-39: 2011/BNNPTNT. Quy chuẩn Quốc gia về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi.

2. Lê Văn Cát (1999), “Cơ sở hóa học và kỹ thuật xử lý nước”, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.

3. Phạm Ngọc Dũng, Nguyễn Đức Quý, Nguyễn Văn Dung (2008), Giáo trình Quản lí nguồn nước, ĐH Nông nghiệp Hà Nội.

4. Đỗ Ngọc Hòe, Nguyễn Minh Tâm (2005), Giáo trình vệ sinh gia súc,

Một phần của tài liệu Khảo sát nguồn nước dùng trong chăn nuôi tại một số cơ sở chăn nuôi huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)