Tình hình phát triển chăn nuôi năm 2013 của huyện Đông Anh

Một phần của tài liệu Khảo sát nguồn nước dùng trong chăn nuôi tại một số cơ sở chăn nuôi huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 27)

2. Mục tiêu nghiên cứu

3.1.2. Tình hình phát triển chăn nuôi năm 2013 của huyện Đông Anh

Huyện Đông Anh là một trong những vùng chăn nuôi trọng điểm của thành phố Hà Nội. Nhiều xã có phong trào chăn nuôi trang trại, gia trại phát triển mạnh, tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm khoảng 60% tổng giá trị thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, sản phẩm chăn nuôi của Đông Anh có sức cạnh tranh cao, giữ được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước, như sản phẩm lợn sữa, lợn choai xuất khẩu, thịt, trứng, vịt, gà v.v…

Tổng hợp báo cáo thống kê của trung tâm phát triển chăn nuôi gia súc lớn: - Sở NN-PTNT Hà Nội, tình hình phát triển chăn nuôi huyện Đông Anh thời điểm 10/2013 như sau [8]:

21

3.1.2.1. Chăn nuôi trong khu dân cư

Bảng 2. Tình hình phát triển chăn nuôi năm 2013

(Trong khu dân cư)

STT Đối tƣợng nuôi Tình hình chăn nuôi

1 Lợn

Số hộ nuôi 8507 BQ: 7 con/hộ

Không có hộ nuôi > 10 lợn nái hoặc > 100 lợn thịt Tổng đàn 59.600 2 Gà Số hộ nuôi 9357 BQ: 183 con/hộ Không có hộ nuôi > 500 con Tổng đàn 1.713.964 3 Thủy cầm Tổng đàn 128.180 4 Bò thịt, sinh sản Số hộ nuôi 6090 Tổng đàn 6510 5 Trâu Tổng đàn 1132 6 Bò sữa Số hộ nuôi 121 Tập trung ở 5 xã ( Vĩnh Ngọc, Tàm Xá, Đại Mạch, Xuân

Canh, Đông Hội) Tổng đàn 349

Với đàn lợn gần 60 nghìn con và đàn gà 1,7 triệu con cho thấy chăn nuôi trong khu dân cư vẫn rất phát triển tại Đông Anh. Tuy không có những hộ gia đình nuôi với quy mô lớn nhưng bình quân chung cũng đạt 7 đầu lợn/hộ hoặc 183 đầu gia cầm/hộ.

Chăn nuôi nông hộ nhỏ, chăn nuôi gia trại len lỏi trong khu dân cư, khả năng đầu tư cho chăn nuôi từ con giống, thức ăn, quy trình vệ sinh phòng dịch bệnh, nguồn nước, chuồng trại,… còn hạn chế, phụ thuộc rất lớn vào vốn, lao động và kinh nghiệm của chủ hộ. Thêm vào đó mật độ dân cư lớn, chuồng trại

22

chăn nuôi liền kề nhà ở dẫn đến nhiều tiêu chuẩn vệ sinh trong chăn nuôi càng khó được đảm bảo.

3.1.2.2. Chăn nuôi trang trại tập trung ngoài khu dân cư

Bảng 3. Tình hình phát triển chăn nuôi năm 2013

(Chăn nuôi trang trại tập trung ngoài khu dân cư)

Stt LỢN Lợn nái Lợn thịt Gà đẻ Gà thịt Số TT Quy mô (con/TT) Số TT Quy mô (con/TT) Số TT Quy mô (con/TT) Số TT Quy mô (con/TT) 1 Liên Hà 09 1000 – 25 000 2 Thụy Lâm 07 2000 – 20 000 01 500 3 Đại Mạch 03 23 - 25 05 100 - 216 29 1000 – 10 000 02 500 4 Xuân Canh 01 100 01 1500 5 Việt Hùng 09 2000 – 30 000 01 1000 6 Bắc Hồng 01 2000 7 Vân Nội 02 100 8 Đông Hội 08 1000 – 4000 9 Mai Lâm 01 105 01 155 04 1000 10 Uy Nỗ 01 500 05 1500 – 4500 11 Cổ Loa 01 50 01 200 12 1500 – 4500 12 Kim Nỗ 01 50 01 100 03 2000 – 4000 13 Nguyên Khê 13 100 - 200 14 Tiên Dương 02 80 - 240 02 500 14 1000 – 30 000 15 Dục Tú 04 1500 – 5000 16 Xuân Nộn 02 2000 – 5000 17 Nam Hồng 01 100 03 1000 – 2000 18 Võng La 04 1000 - 2000 TỔNG HỢP 08 23 - 240 28 100 - 500 115 1000 – 30 000 04 500 - 1000

23

Với quan điểm tập trung phát triển sản phẩm chăn nuôi có lợi thế và có khả năng cạnh tranh như trâu bò, lợn, gia cầm… Huyện Đông Anh khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp; Đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống chuyển dần sang phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp [8], [12].

Từ kết quả thống kê của Trung tâm phát triển chăn nuôi gia súc lớn, Sở NN- PTNT Hà Nội nhận thấy có 18/24 đơn vị xã, thị trấn của huyện Đông Anh có mô hình chăn nuôi trang trại. Chủ yếu là các trang trại chăn nuôi chuyên về một đối tượng nuôi, trong đó trang trại nuôi gà đẻ trứng chiếm số lượng lớn nhất, sau đó đến trang trại nuôi lợn thịt, các đối tượng nuôi khác như lợn nái, gà thịt… ít hơn. Các trang trại nuôi gà đẻ có quy mô chăn nuôi rất lớn, có thể lên đến 30000 con. Sản phẩm trứng gà có mặt hầu khắp các thị trường khu vực nội thành Hà Nội.

Trong các trang trại nuôi gà đẻ với quy mô đàn hàng vạn con, các chủ trang trại đều đã qua đào tạo, tập huấn nên các khâu chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh và vệ sinh môi trường đều được thực hiện khá tốt. Trang trại được xây dựng cách xa khu dân cư và được đầu tư theo một hệ thống khép kín đồng bộ gồm máy phát điện, hệ thống đèn chiếu sáng, quạt thông gió làm mát khi trời nóng và hệ thống máy sưởi khi trời lạnh; Tuân thủ yêu cầu kỹ thuật từ vệ sinh, cho ăn, nước uống, tiêm phòng... Tuy vậy, ở những trang trại tổng hợp kết hợp chăn nuôi, trồng cây, nuôi cá thì điều kiện vệ sinh chăn nuôi lại chưa được đảm bảo.

24

3.2. Nƣớc dùng trong chăn nuôi tại huyện Đông Anh

3.2.1. Các nguồn nước dùng trong chăn nuôi

Chúng tôi tiến hành khảo sát tại 90 cơ sở chăn nuôi, theo các nhóm, mỗi nhóm lấy ngẫu nhiên 15 hộ dựa trên danh sách hộ chăn nuôi do Trung tâm phát triển chăn nuôi gia súc lớn, Sở NN- PTNT Hà Nội cung cấp.

- Chăn nuôi bò sữa - Chăn nuôi bò thịt

- Chăn nuôi lợn trong nông hộ - Chăn nuôi lợn trang trại - Chăn nuôi gà trong nông hộ - Chăn nuôi gà trang trại

Kết quả như sau:

Bảng 4. Nguồn nƣớc dùng trong chăn nuôi

Stt Đối tƣợng nuôi

Giếng khoan Giếng đào Nƣớc mặt

(ao, hồ,...) Số hộ sử dụng Tỷ lệ (%) Số hộ sử dụng Tỷ lệ (%) Số hộ sử dụng Tỷ lệ (%) 1 Bò thịt, sinh sản 15/15 100 3/15 20,0 5/15 33,3 2 Bò sữa 15/15 100 3/15 20,0 0 0 3 Lợn – nông hộ 15/15 100 1/15 6,7 5/15 33,3 4 Lợn – trang trại 15/15 100 5/15 33,3 0 0 5 Gà – nông hộ 15/15 100 2/15 13,3 3/15 20,0 6 Gà – trang trại 15/15 100 0 0 0 0 Tổng 90/90 100 14/90 15,6 13/90 14,4

25

Như vậy nguồn nước dùng trong chăn nuôi ở Đông Anh chủ yếu là nước giếng khoan, 100% cơ sở chăn nuôi sử dụng; Nước giếng đào, nước bề mặt (ao, hồ), cũng còn một số cơ sở chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản, nuôi lợn và nuôi gà trong nông hộ sử dụng (để dọn vệ sinh, cọ rửa chuồng trại, máng ăn uống, rửa cây thức ăn xanh, tắm rửa cho gia súc…). Đây đều là những nguồn nước sẵn có, được hộ chăn nuôi tận dụng, không nằm trong thiết kế quy hoạch khu chăn nuôi của nông hộ hay trang trại.

Nước máy: Không có cơ sở nào sử dụng, một phần vì lí do giá thành nước sạch vẫn còn cao và những trang trại ngoài khu dân cư thì chưa có hệ thống cấp nước máy. Thêm vào đó là nguồn nước máy không chủ động nên hầu hết các cở sở chăn nuôi sử dụng giếng khoan.

Có thể nói, để chủ động nguồn nước trong chăn nuôi và tiết kiệm chi phí là điều mà các cơ sở chăn nuôi đều chú trọng, do vậy hầu hết các cơ sở đều tự khai thác nguồn nước để phục vụ cho chăn nuôi.

3.2.2. Yêu cầu vệ sinh nguồn nước dùng trong chăn nuôi Quy định[3] Quy định[3]

Đối với nguồn nước ngầm (nước giếng):

- Các giếng khai thác nước phải cách xa nhà vệ sinh, hệ thống xả thải, hệ thống xử lý nước thải từ 10 m trở lên; Không để các vật dụng dễ gây ô nhiễm như hóa chất, dầu nhớt, các chất tẩy rửa, thuốc bảo vệ thực vật… gần khu vực giếng; Các giếng phải được xây bệ cao, có nắp đậy (đối với giếng đào).

- Với giếng khoan: Có độ sâu trên 30 m, ống dẫn nước bằng vật liệu trơ, không gây độc, ống dẫn nước được gắn cố định một đầu vào mạch nước, một đầu gắn với máy bơm để hút nước. Sân giếng lát gạch hoặc xi măng có rãnh thoát nước.

26

Kết quả khảo sát:

Đối chiếu với những tiêu chuẩn trên, chúng tôi đã tìm hiểu một số chỉ tiêu: Độ sâu của giếng khoan, tình trạng xử lý nước, vị trí nguồn nước so với nguồn gây ô nhiễm (chuồng nuôi, hố phân, rãnh thoát nước thải v.v...), định kì lấy mẫu nước xét nghiệm. Kết quả khảo sát 90 nguồn nước tại 90 cơ sở chăn nuôi như sau:

27

Bảng 5. Vệ sinh nguồn nƣớc dùng trong chăn nuôi

Đối tƣợng nuôi

Giếng khoan Giếng đào Nƣớc mặt

(ao, hồ,...) Định kì xét nghiệm nƣớc Độ sâu (m) Tỷ lệ xử lý nƣớc (%) Mức độ xử lý K/c đến nguồn ô.n (m) Độ sâu (m) Tỷ lệ xử lý nƣớc (%) Mức độ xử lý K/c đến nguồn ô.n (m) Tỷ lệ xử lý nƣớc (%) K/c đến nguồn ô.n (m) Bò thịt, sinh sản >30 100 Bể lọc 1 -10 <10 0 - 1 -10 0 1 -10 Không Bò sữa >30 100 Bể lọc 1 -10 <10 100 Bể lọc 1 -10 - - Không Lợn – nông hộ >30 100 Bể lọc 1 -10 <10 0 - 1 -10 0 1 -10 Không

Lợn – trang trại >30 100 Giàn mưa, lắng

và lọc >10 <10 100 Bể lọc 1 -10 - - Hiếm khi

Gà – nông hộ >30 100 Bể lọc 1 -10 <10 100 Bể lọc 1 -10 0 1 -10 Không

Gà – trang trại >30 100 Giàn mưa, lắng

và lọc >10 - - - 1 -10 - - Hiếm khi

28

- Về độ sâu của giếng: Như chúng ta đã biết nếu giếng sâu, lưu lượng nước lớn và nguy cơ nhiễm bẩn thấp, nếu giếng nông, ngoài tác động của lớp đất chứa nước, chất lượng nước còn dễ bị ảnh hưởng bởi các mạch ngang, nước ở tầng trên thấm xuống nên dễ bị ô nhiễm. Đông Anh không phải là vùng dồi dào nước mặt, nhưng có lượng nước chảy qua khổng lồ của sông Hồng, sông Cầu, sông Cà Lồ… dễ dàng khai thác sử dụng nên độ sâu giếng khoan thường không lớn như nhiều vùng khác. Độ sâu của giếng khác nhau giữa các cơ sở chăn nuôi nhưng thường dao động từ 30 m - 65 m, với độ sâu này đảm bảo nguồn nước khai thác về số lượng và phù hợp tiêu chuẩn quy định khai thác nước dùng cho chăn nuôi.

- Với các giếng đào, hầu hết đều là tận dụng những giếng cũ sẵn có, độ sâu giếng dưới 10 m, thậm chí giếng chỉ có độ sâu 6 m.

- Về khoảng cách từ nguồn nước đến nguồn ô nhiễm, 100% các cơ sở chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản, bò sữa không đạt khoảng cách quy định (<10m). Phần lớn vị trí giếng khoan rất tùy tiện, phụ thuộc vào diện tích, khuôn viên nhà, vườn, chuồng trại, ao… Người chăn nuôi mới chỉ quan tâm đến tiện ích trước mắt mà chưa thực sự chú ý đến những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cung cấp cho vật nuôi. Chỉ có các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, ngoài khu dân cư đạt khoảng cách tối thiểu trên 10 m từ nguồn nước đến nguồn ô nhiễm. Với nguồn nước giếng đào, nước bề mặt, trong nghiên cứu của chúng tôi đây là những nguồn nước khó kiểm soát ô nhiễm, nếu không gần kề với nguồn ô nhiễm thì cũng là nơi nhận các nguồn thải xả thải trong sinh hoạt, chăn nuôi, canh tác nông nghiệp, đặc biệt là vào mùa mưa lũ…

- Nước ao hồ cũng là nguồn nước được dùng trực tiếp, không qua xử lý. Dù nước ao hồ chỉ dùng để dọn vệ sinh, cọ rửa chuồng trại, máng ăn uống,

29

tắm rửa cho gia súc… nhưng cũng có thể vẫn trở thành nguồn lây nhiễm bệnh tật cho đàn gia súc, gia cầm.

- Đối với nguồn nước giếng khoan, 100% cơ sở chăn nuôi tiến hành xử lý nước, tuy nhiên mức độ xử lý cũng rất đơn giản. Hầu hết các hộ chăn nuôi trong khu dân cư chỉ xử dùng bể lọc; Giàn mưa + bể lọc chỉ được áp dụng ở những hộ chăn nuôi trang trại.

- Về yêu cầu định kì xét nghiệm mẫu nước cũng chỉ có các cơ sở chăn nuôi trang trại với quy mô đàn lớn và mức độ đầu tư cao, tuy nhiên cũng không xét nghiệm thường xuyên, định kì.

3.2.3. Tiêu chuẩn vệ sinh nước trong chăn nuôi 3.2.3.1. Chỉ tiêu về số lượng nước. 3.2.3.1. Chỉ tiêu về số lượng nước.

Nước dùng trong chăn nuôi bao gồm nước ăn uống, nước tắm rửa, nước vệ sinh chuồng trại v.v… Các cơ sở chăn nuôi cần căn cứ vào quy mô chăn nuôi dự kiến để bố trí nguồn nước đủ cho gia súc gia cầm uống và tắm rửa, vệ sinh chuồng trại. Cần phải biết số lượng trung bình sử dụng hàng ngày của vật nuôi để chuẩn bị đủ lượng nước cung cấp (tính kích cỡ của bồn, bể chứa, tính trữ lượng nước giếng khoan,). Thực tế ở Đông Anh - hầu hết các cơ sở chăn nuôi đều tự khai thác nguồn nước dùng từ các giếng khoan, nên cũng chủ động được nguồn nước về số lượng, đảm bảo đủ cả nước ăn uống, nước tắm, cọ rửa, vệ sinh chuồng trại…

Riêng với nước uống, để vật nuôi luôn luôn được cung cấp nước đủ dùng cả ngày lẫn đêm (theo nhu cầu) việc quan trọng là chế độ chăm sóc, số lần cấp nước trong ngày, khoảng cách giữa các lần cấp nước, chế độ nước uống trong những ngày nắng nóng...

Việc cung cấp đầy đủ rất quan trọng đến sức khỏe vật nuôi.Gia súc, gia cầm cần được cung cấp nước uống thường xuyên để đáp ứng nhu cầu sinh lý

30

của cơ thể. Nhu cầu nước của cơ thể con vật phụ thuộc vào loại thức ăn, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm của môi trường và tình trạng sinh lý của cơ thể.

Nhu cầu về nước uống trong một ngày (lít/con/ngày) đối với một số gia súc: Gà, vịt 0,5 – 1,2 lít; Lợn con theo mẹ 0,046 lít; Lợn con cai sữa 0,49 – 1,46 lít; Lợn vỗ béo 25 lít; Lợn nái 75 – 100 lít; Dê, cừu 25 lít; Bê 30 – 35 lít; Bò thịt 50 – 60 lít; Bò sữa 70 – 115 lít; Ngựa 50 – 70 lít v.v... Con vật nếu không được uống nước thì sẽ chết nhanh hơn so với khi không được ăn. Vì một lý do nào đấy con vật bị thiếu nước thì sẽ giảm ăn, chậm lớn, hiệu quả sử dụng thức ăn giảm đi. Nếu thiếu nước trầm trọng hơn thì sự chuyển hóa trong cơ thể bị rối loạn và có thể chết [4].

Tại Đông Anh, một số cơ sở chăn nuôi trang trại lớn, để đáp ứng nhu cầu cung cấp nước thường xuyên, đầy đủ cho gia súc gia cầm đồng thời đảm bảo vệ sinh chủ cơ sở chăn đã đầu tư hệ thống cấp nước tự động.

3.2.3.2. Chỉ tiêu chất lượng nguồn nước

Cung cấp đủ nước cho vật nuôi là cần thiết nhưng cung cấp nước sạch cũng vô cùng quan trọng. Trong chăn nuôi, người chăn nuôi thường chú ý vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể động vật nuôi, nhưng lại dễ coi nhẹ vệ sinh nguồn nước.

Chất lượng của nước uống được đánh giá thông qua các yếu tố lý, hóa và vi sinh vật.

Chỉ tiêu vật lí của nước dùng chăn nuôi

Do điều kiện không cho phép, chúng tôi chọn phân tích các mẫu nước lấy từ nguồn nước giếng khoan sau khi đã xử lý bằng bể lọc, nước giếng đào và nước ao, hồ – đây là các nguồn nước đang được sử dụng trong chăn nuôi ở Đông Anh.

31

Kết quả như sau:

Bảng 6. Chỉ tiêu vật lý của nƣớc dùng trong chăn nuôi

Chỉ tiêu ĐVT Giới hạn tối đa Nƣớc giếng khoan Nƣớc giếng đào Nƣớc bề mặt ( ao, hồ, ...) Độ đục NTU 5 6,2 11,5 22,5

Màu sắc Không màu Vàng Vàng/ Xám Hồng nhạt/ Xanh lá cây

Mùi Không có mùi Tanh Tanh Tanh

Một phần của tài liệu Khảo sát nguồn nước dùng trong chăn nuôi tại một số cơ sở chăn nuôi huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)