2. Mục tiêu nghiên cứu
3.2.1. Các nguồn nước dùng trong chăn nuôi
Chúng tôi tiến hành khảo sát tại 90 cơ sở chăn nuôi, theo các nhóm, mỗi nhóm lấy ngẫu nhiên 15 hộ dựa trên danh sách hộ chăn nuôi do Trung tâm phát triển chăn nuôi gia súc lớn, Sở NN- PTNT Hà Nội cung cấp.
- Chăn nuôi bò sữa - Chăn nuôi bò thịt
- Chăn nuôi lợn trong nông hộ - Chăn nuôi lợn trang trại - Chăn nuôi gà trong nông hộ - Chăn nuôi gà trang trại
Kết quả như sau:
Bảng 4. Nguồn nƣớc dùng trong chăn nuôi
Stt Đối tƣợng nuôi
Giếng khoan Giếng đào Nƣớc mặt
(ao, hồ,...) Số hộ sử dụng Tỷ lệ (%) Số hộ sử dụng Tỷ lệ (%) Số hộ sử dụng Tỷ lệ (%) 1 Bò thịt, sinh sản 15/15 100 3/15 20,0 5/15 33,3 2 Bò sữa 15/15 100 3/15 20,0 0 0 3 Lợn – nông hộ 15/15 100 1/15 6,7 5/15 33,3 4 Lợn – trang trại 15/15 100 5/15 33,3 0 0 5 Gà – nông hộ 15/15 100 2/15 13,3 3/15 20,0 6 Gà – trang trại 15/15 100 0 0 0 0 Tổng 90/90 100 14/90 15,6 13/90 14,4
25
Như vậy nguồn nước dùng trong chăn nuôi ở Đông Anh chủ yếu là nước giếng khoan, 100% cơ sở chăn nuôi sử dụng; Nước giếng đào, nước bề mặt (ao, hồ), cũng còn một số cơ sở chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản, nuôi lợn và nuôi gà trong nông hộ sử dụng (để dọn vệ sinh, cọ rửa chuồng trại, máng ăn uống, rửa cây thức ăn xanh, tắm rửa cho gia súc…). Đây đều là những nguồn nước sẵn có, được hộ chăn nuôi tận dụng, không nằm trong thiết kế quy hoạch khu chăn nuôi của nông hộ hay trang trại.
Nước máy: Không có cơ sở nào sử dụng, một phần vì lí do giá thành nước sạch vẫn còn cao và những trang trại ngoài khu dân cư thì chưa có hệ thống cấp nước máy. Thêm vào đó là nguồn nước máy không chủ động nên hầu hết các cở sở chăn nuôi sử dụng giếng khoan.
Có thể nói, để chủ động nguồn nước trong chăn nuôi và tiết kiệm chi phí là điều mà các cơ sở chăn nuôi đều chú trọng, do vậy hầu hết các cơ sở đều tự khai thác nguồn nước để phục vụ cho chăn nuôi.