Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm môi trường tới sự sinh trưởng và phát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số chủng linh chi tự nhiên (ganoderma lucidm) trên giá thể mùn cưa tạp (Trang 53 - 72)

B. KIẾN NGHỊ

3.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm môi trường tới sự sinh trưởng và phát

Ở đợt 2, do thời tiết khô nóng và chúng tôi ít tưới nướ c trong thời gian phát triển qu ả thể nên độ ẩm chỉ từ 58 – 65%, nhiệt độ 30 - 400

C. Ở đợt 3, thời tiết mát mẻ , trời hay có mưa , chúng tôi phun tưới nhiều trong giai đoạn phát triển của quả thể nên độ ẩm cao hơn từ 80 – 85%, nhiệt độ 20 – 280

C. Ở đợt 1, vào mùa xuân, thời tiết ngày và đêm chênh lệch, độ ẩm lớn dao động từ 85 – 90%.

Sau khi hệ sợi lan phủ 1

2 bịch hoặc 2

3 bịch, chúng tôi tiến hành nới lỏng nút bông và rạch bị ch để mầm quả thể phát triển. Lúc này chuyển các bịch nấm sang nhà nuôi trồng để chăm sóc. Khi đó chúng tôi bắt đầu nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ , độ ẩm môi trường tới sự sinh trưởng và phát triển quả thể nấm Linh chi trên hai công thức nuôi trồng. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.12.

Lưu Thị Minh Huệ 54 K34A Sinh_KTNN

Bảng 3.12. Thời gian phát triển quả thể của 4 chủng nấm Linh chi trên hai công thức dinh dưỡng ở 2 đợt thí nghiệm

Chủng nấm Công thức môi trƣờng

Quả thể xuất hiện sớm nhất

(ngày)

Quả thể xuất hiện đồng loạt (ngày) Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 HA1 CT1 33 34 32 38 39 36 CT2 30 31 30 35 36 34 HA2 CT1 21 22 20 23 25 23 CT2 18 20 17 20 23 19 HA3 CT1 23 25 21 28 31 26 CT2 20 22 18 25 26 24 HA4 CT1 23 24 22 30 32 28 CT2 21 22 19 29 30 25

Hình 3.14: Thời gian quả thể xuất hiện sớm nhất của 2 đợt thí nghiệm ở 4

chủng nấm Linh chi trên hai công thức nuôi trồng

Lưu Thị Minh Huệ 55 K34A Sinh_KTNN

Hình 3.15: Thời gian quả thể xuất hiện đồng loạt của 2 đợt thí nghiệm ở 4

chủng nấm Linh chi trên hai công thức dinh dưỡng

Chủng nấm Công thức

môi trƣờng

Thời gian quả thể trƣởng thành (ngày)

Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 HA1 CT1 74 - 79 75 - 80 73 - 78 CT2 72 - 76 73 - 77 70 - 75 HA2 CT1 54 - 63 57 - 65 52 - 60 CT2 52 - 58 55 - 60 50 - 55 HA3 CT1 64 - 70 65 - 72 63 - 68 CT2 60 - 63 62 - 64 60 - 62 HA4 CT1 66 - 71 68 - 73 64 - 70 CT2 60 - 63 62 - 65 58 - 62

Bảng 3.13 : Thời gian quả thể trưởng thành

Qua hình 3.14, hình 3.15, chúng tôi thấy thời gian quả thể xuất hiện sớm nhấ t và thời gian quả thể xuất hiện đồng loạt ở nhiệt độ 18 – 230

C, độ

Lưu Thị Minh Huệ 56 K34A Sinh_KTNN ẩm 85 – 90% chậm hơn ở nhiệt độ 20 – 280

C, độ ẩm 80 – 85%.Ở đợt 2, nhiệt độ 30 - 400C sự xuất hiện quả thể là chậm nhất so với 2 đợt nuôi trồng kia. Như vậy ở khoảng nhiệt độ từ 22 – 280C, độ ẩm 80 – 85% là điều kiện rất thích hợp cho quả thể Linh chi phát triển.

3.2.2. Nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển của 4 chủng Linh chi trên 2 công thức dinh dưỡng khác nhau 2 công thức dinh dưỡng khác nhau 2 công thức dinh dưỡng khác nhau

Qua bảng 3.12 chúng tôi thấy, quả thể hầu hết xuất hiện trước khi hệ sợi lan phủ kín bịch . Quả thể xuất hiện sớm nhất ở mỗi đợt nghiên cứu là chủng HA2 (17 – 20 ngày sau khi cấy gống ở đợt 3, 18 – 21 ngày ở đợt 1 và 20 – 22 ngày sau khi cấy ở đợt 2). Quả thể HA2 xuất hiện đồng loạt ở mỗi đợt nghiên cứu cũng sớm nhất : từ 19 – 23 ngày ở đợt 3, 23 – 25 ngày ở đợt 2 và 20 – 23 ngày ở đợt 1. Đây cũng là chủng có thời gian thu hoạch quả thể ngắn nhất trong 4 chủng Linh chi nghiên cứu ở cả 2 đợt (đợt 2 là 50 – 60 ngày, đợt 1 là 55 – 70 ngày). Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để nghiên cứu những chủng Linh chi ngắn ngày cho năng suất cao.

Chủng HA3 sau 3 đợt quả thể xuất hiện tương đối sớm ở mỗi đợt thí nghiệm (sau 18 – 21 ngày ở đợt 3 20 – 23 ngày ở đợt 1và sau 22 – 25 ngày ở đợt 2). Quả thể xuất hiện đồng loạt sau 26 – 31 ngày ở đợt 1, và sau 24 – 26 ngày ở đợt 2. Thời gian phát triển quả thể đến khi trưởng thành là 60 – 70 ngày ở đợt 1, 62– 72 ngày ở đợt 2, 60 – 68 ngày ở đợt 3. Sau đó đến chủng HA4.

Chủng HA1 quả thể xuất hiện muộn nhất sau 30 – 33 ngày ở đợt 1, 31 – 34 ngày ở đợt 2 và sau 30 – 32 ngày ở đợt 3. Quả thể x uất hiện đồng loạt sau 34 – 36 ngày ở đợt 3, 35 – 38 ngày ở đợt 1 và muộn nhất ở đợt 1 (sau 36 – 39 ngày). Pha xòe tán và thời gian phát triển quả thể đến khi thành thục cũng dài nhất 75 – 85 ngày ở đợt 3, 77 – 87 ngày ở đợt 1 và muộn nhất là 80 – 90 ngày ở đợt 2.

Lưu Thị Minh Huệ 57 K34A Sinh_KTNN

Hình 3.16: Quả thể mới nhú Hình 3.17: Quả thể đang trưởng thành

Đánh giá ảnh hưởng của 2 công thức dinh dưỡng đến sự sinh trưởng, phát triển của quả thể 4 chủng Linh chi

Từ bảng 3.12, 3.13, hình 3.14 và hình 3.15, chúng tôi thấy đa số quả thể nhú lên khi sợi còn chưa ăn kín bịch và sau một thời gian chúng mới phân hóa thành mũ nấm và cuống nấm. Đặc biệt công thức 2 có bổ sung dinh dưỡng nhiều hơn công thức 1 nên tốc độ phát triển quả thể nhanh hơn ở công thức 1 ít dinh dưỡng hơn.

Chủng HA3 quả thể thành thục ở CT1 từ 68 – 75 ngày sau 3 đợt, ở CT2 nhanh hơn từ 65 – 70 ngày sau 3 đợt. Ở chủng HA4 quả thể thu hoạch ở CT1 từ 65 – 75 ngày sau 3 đợt, nhưng ở CT2 thì nhanh hơn từ 58 – 70 ngày sau 3 đợt.

Còn chủng HA1 thời gian thành thục quả thể muộn nhất, ở CT1 là 73 – 85 ngày sau 3 đợt, ở CT2 nhanh hơn (70 – 80 ngày sau 3 đợt). Ngược lại chủng HA2 có thời gian quả thể trưởng thành nhanh nhất, ở CT1 là từ 55 – 65 ngày sau 3 đợt, ở CT2 nhanh hơn là 50 – 60 ngày sau 3 đợt.

Nhìn chung quá trình phát triển quả thể ở CT2 là tốt hơn ở CT1. Như vậy việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho bịch cơ chất là yếu tố quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển quả thể của Linh chi.

Lưu Thị Minh Huệ 58 K34A Sinh_KTNN  Đặc điểm quả thể

Ban đầu quả thể nấm chồi lên khỏi cổ nút bông có màu vàng nhạt. Quả thể hình thành như các trụ tròn, mập, sau đó kích thước tăng nhanh dần, phía trên xuất hiện các lớp vỏ láng bóng, có màu đặc trưng cho từng chủng Linh chi. Sau đó phần cuống nấm chuyển dần sang màu vàng rồi đen bóng, có sự phân hóa thành mũ nấm và cuống nấm riêng biệt. Quả thể loe dần tạo thành tán, có chủng nấm quả thể phân nhánh hoặc không phân nhánh tạo thành một tán duy nhất, có chủng nấm tạo thành nhiều tán.

Chủng HA1 cuống không phân nhánh, hình thành 2 – 3 tán.

Chủng HA2 hình thành cuống mập, trên mỗi cuống có từ 2 – 3 tán. Khi quả thể phát triển các tán liền lại với nhau tạo thành một tán duy nhất hoặc xòe rộng nhiều tán.

Chủng HA3 không phân nhánh, hình thành một tán duy nhất, mũ nấm mập và xòe rộng.

Chủng HA4 xuất hiện một cuống, tán phân thành tầng, sau khi quả thể phát triển hình thành một tán duy nhất.

Hình 3.18: Quả thể HA2

3.3. Năng suất nấm Linh chi

3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ , độ ẩm môi trường tới năng suất nấm Linh chi

Lưu Thị Minh Huệ 59 K34A Sinh_KTNN Sau khi quả thể trưởng thành, chúng tôi tiến hành thu hái, phơi khô. Thu hái được 2 đợt. Kết quả năng suất nấm ở 2 đợt được thể hiện ở bảng 3.14.

Bảng 3.14. Khối lượng, năng suất của 4 chủng Linh chi trên 2 công thức dinh dưỡng ở 2 đợt thí nghiệm

Chủng nấm Công thức môi trƣờng Tổng số khối lƣợng tƣơi (g/b) Tổng số khối lƣợng khô (g/b) Năng suất nấm (%) Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 HA1 CT1 80 70 87 25 24 27 6,2 5,85 6,8 CT2 87 80 96 26,5 25 28 6,8 6,3 7,1 HA2 CT1 130 121 137 40 37 44 10 9,3 10,4 CT2 135 126 144 43 39 47 10,4 9,62 11 HA3 CT1 99 93 108 32 28 37 8.25 7,75 8,5 CT2 105 97 113 35 30 40 8,5 8,1 8,9 HA4 CT1 98 92 105 30 26 34 8,2 7,67 8,2 CT2 103 96 110 33 29 37 8,45 8 8,8

Lưu Thị Minh Huệ 60 K34A Sinh_KTNN

Hình 3.19: Năng suất của 4 chủng Linh chi trên 2 công thức dinh duỡng ở 2 đợt thí nghiệm

Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy ở đợt 2 có nhiệt độ từ 30 – 400

C, độ ẩm môi trường thấp 58 – 65 % năng suất của 4 chủng Linh chi đều thấp hơn ở đợt 1 có nhiệt độ từ 18 – 230C, độ ẩm 85 – 90%,ở đợt 3, có nhiệt độ cao hơn từ 20 – 280

C, độ ẩm 80 – 85% giúp các chủng Linh chi thu được năng suất cao nhất.

Như vậy ở nhiệt độ 30 – 400C, W = 58 – 65% không thích hợp cho Linh chi phát triển nên năng suất thấp . Ở 22 – 280C, độ ẩm 80 – 85% cho năng suất cao. Vì vậy đây là môi trường thích hợp hơn cho Linh chi phát triển.

3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của 2 công thức môi trường đến năng suất và chất lượng Linh chi và chất lượng Linh chi và chất lượng Linh chi

Từ kết quả thu được ở bảng 3.14, chúng tôi nhận thấy như sau ở CT2 cho năng suất cao hơn so với CT1 ở tất cả các chủng Linh chi:

+ Chủng HA1 ở cả 2 CT có năng suất nấm thấp nhất, thấp nhất ở CT1 của đợt 2 chỉ đạt 5,85% CT2 cao hơn đạt 6,8%. Ở đợt 1, CT1 thu được năng suất đạt 6,2% thấp hơn CT2 là 6,8%.Ở đợt 3 CT1 đạt là 6,3%, thấp hơn ở CT2 (7,2%).

Lưu Thị Minh Huệ 61 K34A Sinh_KTNN + Chủng HA2 có năng suất nấm cao nhất ở cả 2 CT, cao nhất ở CT2 của đợt 3 đạt 11%, ở CT1 năng suất thấp hơn (10,4%). Ở đợt 1, năng suất nấm của CT2 là 10,4% cao hơn CT1 (10%). Ở đợt 2, năng suất nấm của CT 2 là 9,62% cao hơn ở CT1 (9,3%).

+ Chủng HA3 có năng suất nấm thu được cũng tương đối cao,ở đợt 1 CT1 đạt 8,25% thấp hơn CT2 (8,5%), ở đợt 2, năng suất nấm ở CT1 là 7,73%; thấp hơn ở CT2 8,5%. Ở đợt 3, năng suất nấm ở CT 1 là 8,1%, CT2 cao hơn đạt 8,9%.

+ Chủng HA4 năng suất nấm thu được cũng gần bằng chủng HA3, ở CT2 cũng cao hơn CT1. CT1 năng suất đạt 7,67% ở đợt 2 thấp hơn CT 2 (8,2%). Ở đợt 1 CT1 đạt 8,2% thấp hơn ở CT2 (8,45%). Ở đợt 3, CT2 năng suất đạt 8,8% cao hơn ở CT1 (8%).

+ Như vậy mùn cưa tạp được bổ sung dinh dưỡng tỷ lệ thấp như ở CT1 thì năng suất nấm thấp. CT2 là công thức triển vọng cho sự sinh trưởng của Linh chi.

+ Ở 20 – 280C là nhiệt độ tốt nhất giúp các chủng nấm Linh chi sinh trưởng và phát triển, đạt năng suất cao.

+ Ở chủng HA2 có tốc độ phát triển hệ sợi nhanh nhất , thời gian thu hoạch quả thể cũng sớm nhất và cho năng suất cao nhất . Điều này rất có ý nghĩa để tạo giống ngắn ngày cho năng suất cao . Ngược lạ i chủng HA1 có tốc độ phát triển hệ sợi chậm nhất thì thời gian thu hoạch quả thể cũng muộn nhất, cho năng suất thấp nhất .

Các chủng DT nghiên cứu cho năng suất ổn định, màu sắc đẹp, năng suất cao nhất vào lần 1 và giảm dần ở lần 2. Nguyên nhân là do nguồn dinh dưỡng đã được sử dụng nhiều ở lần 1, lần 2 nguồn dinh dưỡng ít hơn do đó quả thể ra ít hơn, nhỏ cho năng suất thấp.

Lưu Thị Minh Huệ 62 K34A Sinh_KTNN  Sơ đồ quy trình công nghệ nuôi trồng nấm Linh chi trên nguyên liệu

mùn cưa tạp có bổ sung dinh dưỡng trong nghiên cứu:

Mùn cưa khô tạo ẩm bằng nước vôi, pH = 12 – 13.Ủ mùn cưa thành đống cho lên men hiếu khí. Thời gian ủ là 3 ngày

Đảo đống ủ, chỉnh độ ẩm, tạo độ xốp, chỉnh độ pH của nguyên liệu: pH = 8,5 – 9. Ủ đống 2 ngày

Bổ sung các chất dinh dưỡng theo tỉ lệ: 83,5% mùn cưa + 1% bột nhẹ + 7% cám gạo + 10% cám ngô + 0,1% MgSO4 + 0,5% đường kính trắng, điều chỉnh pH=7,5 - 8,5. Đóng bịch :mỗi bịch nguyên liệu cao 12- 14cm, trọng lượng : 1,2 – 1,3 kg.

Thanh trùng bịch nguyên liệu ở nhiệt độ 95 – 1000

C, thời gian 12- 20 giờ, để tiêu diệt các tạp khuẩn gây hại cho nấm và chuyển hóa thành chất dễ tiêu cho nấm sử dụng.

Để nguôi, cấy giồng (giống sử dụng là giống cấp II,cấy 1 lớp trên bề mặt bịch).cấy giống theo tỷ lệ : 10 – 15g /bịch.

Nuôi sợi : nhiệt độ từ 20 – 280C, độ ẩm nguyên liệu 60- 65%.Thời gian sợi nấm phát triển từ 22 – 33 ngày.

Chăm sóc : giai đoạn phát triển quả thể yêu cầu nhiệt độ từ 22 - 280C, độ ẩm môi trường từ 80 – 85%.Thời gian thu hái :40 – 45 ngày.

Lưu Thị Minh Huệ 63 K34A Sinh_KTNN

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A. KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Nấm Linh chi tự nhiên( Ganoderma lucidum)là loại nấm có giá trị kinh tế cao, có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, phù hợp với điều kiện nuôi trồng ở nước ta.

- Mùn cưa tạp là loại mùn cưa dễ kiếm, kinh phí thấp nhưng cung cấp dinh dưỡng cho sự sinh trưởng, phát triển của nấm Linh chi DT tốt về khả năng sinh trưởng của hệ sợi, phát triển của quả thể và năng suất thu hoạch. Đa số các chủng Linh chi nghiên cứu đều thích ứng tốt trên mùn cưa tạp.

- Công thức có bổ sung dinh dưỡng theo tỷ lệ 83,5% mùn cưa + 1,5% bột nhẹ CaCO3 + 7% thóc nghiền + 10% bột ngô nghiền + 0,1% MgSO4 + 0,5% đường kính trắng là công thức có triển vọng cho sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của Linh chi.

- Môi trường phù hợp cho nấm Linh chi phát triển là:

+ Giai đoạn nuôi sợi : nhiệt độ từ 20 – 280C, độ ẩm cơ chất từ 60 – 65%

+ Giai đoạn phát triển quả thể: nhiệt độ từ 22 – 280C, độ ẩm môi trường: 80 – 85%

- Trong số 4 chủng Linh ch i nghiên cứu thì chủng HA2 xuất hiện quả thể sớm nhất, quả thể phát triển nhanh, thời gian thu hoạch ngắn. HA2 cũng có năng suất nấm khá cao trên cả hai công thức dinh dưỡng nghiên cứu.

B. KIẾN NGHỊ

Cần tìm hiểu và nghiên cứu thêm để tìm ra công thức dinh dưỡng và các điều kiện môi trường tối ưu hơn cho sự sinh trưởng và phát triển của nấm Linh chi.

Lưu Thị Minh Huệ 64 K34A Sinh_KTNN

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng việt

1. Ngô Anh (1999), Nghiên cứu họ nấm Linh chi (Ganodermataceae Donk) ở

Thừa Thiên Huế, Báo cáo Hội nghị Sinh học Toàn quốc Hà Nội: tr.1042 – 1049.

2. Nguyễn Thượng Dong (2007), Nấm Linh chi, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

3. Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh (2008), Kỹ thuật trồng và chế biến nấm ăn và nấm dược liệu, TT CNSH thực vật, Viện Di tryền Nông nghiệp.

4. Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh, Thân Đức Nhã, Nguyễn Thị Sơn (2008), Kỹ thuật trồng, chế biến nấm ăn và nấm dược liệu, NXB Nông

nghiệp.

5. Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh, Nguyễn Thị Sơn, Zani Federico

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số chủng linh chi tự nhiên (ganoderma lucidm) trên giá thể mùn cưa tạp (Trang 53 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)