Để diệt giun sán trên cơ thể động vật, chúng ta đã sử dụng nhiều loại thuốc, nhất là những thuốc hiện đang được sử dụng rộng rãi để tẩy giun sán cho lợn. Tuy nhiên, hiệu lực của thuốc tẩy giun lươn cho lợn thì ở nước ta ít
được các tác giả nghiên cứụ 39.79 30.88 3.9 10.92 1.37 1.41 48.69 51.84 2.79 3.21 0 10 20 30 40 50 60
Trung tÝnh ¸i toan ¸i kiÒm L©m ba cÇu §¬n nh©n lín
3.3.1. Hiệu lực của một số thuốc điều trị bệnh giun lươn cho lợn
Sau khi tìm hiểu một số thuốc tẩy giun lươn cho lợn hiện đang được sử
dụng rộng rãi như Levamysol, Vime-dazol và Hanmectin-25, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm hiệu lực của thuốc. Kết quả được trình bày ở bảng 3.15
Bảng 3.15: Hiệu lực của thuốc tẩy giun lươn cho lợn
Trước khi dùng thuốc
Sau khi dùng thuốc 15 ngày Hiệu lực thuốc (%) Thuốc sử dụng Liều lượng (mg/kg TT) Số lợn nhiễm (con) Cường độ nhiễm (trứng/ g phân) Số lợn nhiễm (con) Cường độ nhiễm (trứng/g phân) Số lợn sạch trứng (con) Tỷ lệ (%) Levamysol 9,5 68 907,29 ± 20,08 7 253,71 ± 45,73 61 89,71 Vime-dazol 12 49 982,57 ± 25,96. 6 239,00 ± 22,84 43 87,76 Hanmectin-25 0,3 44 925,50 ± 21,69 1 157 43 97,73 Kết quả bảng 3.15 cho thấy:
- Thuốc Levamysol, liều 9,5mg/kg TT, tẩy cho 68 lợn nhiễm giun lươn với cường độ nhiễm trung bình là 907,29±20,08 trứng/gam phân. Sau 15 ngày dùng thuốc, kiểm tra lại phân thấy 61 lợn không còn trứng giun lươn, chỉ còn 7 lợn còn trứng trong phân nhưng số lượng giảm xuống chỉ còn 253,71±45,73 trứng/gam phân. Như vậy, hiệu lực của thuốc đạt 100%, hiệu lực triệt để đạt 89,71%.
- Thuốc Vime-Dazol, liều 12mg/kg TT, tẩy cho 49 lợn nhiễm giun lươn, với cường độ nhiễm trung bình là 982,57±25,96 trứng/gam phân. Sau 15 ngày dùng thuốc, kiểm tra lại phân thấy 43 lợn không còn trứng giun lươn, chỉ còn 6 lợn còn trứng trong phân nhưng số lượng giảm xuống chỉ còn 239,00±22,84
trứng/gam phân. Như vậy, hiệu lực của thuốc đạt 100%, hiệu lực triệt để đạt 87,76%.
- Thuốc Hanmectin-25, liều 0,3mg/kgTT, tẩy cho 44 lợn nhiễm giun lươn với cường độ nhiễm trung bình là 925,50±21,69 trứng/gam phân. Sau 15 ngày dùng thuốc, kiểm tra lại phân thấy 43 lợn không còn trứng giun lươn, chỉ còn 1 lợn còn trứng giun lươn nhưng số lượng trứng giảm xuống chỉ còn 157 trứng/gam phân. Như vậy, hiệu lực của thuốc đạt 100%, hiệu lực triệt để đạt 97,73%.
Qua kết quả thử nghiệm 3 phác đồ điều trị bệnh giun lươn cho lợn, chúng tôi có nhận xét về hiệu lực của các loại thuốc này như sau: cả 3 loại thuốc Levamysol, Vime-dazol và Hanmectin-25 sử dụng tẩy giun lươn cho lợn đều có hiệu lực. Hiệu lực điều trị bệnh triệt để đạt từ 87,76%-97,73%. Trong đó thuốc Hanmectin-25 có hiệu lực cao hơn hai loại còn lạị
Hiệu lực điều trị là tiêu chuẩn số một đánh giá chất lượng của thuốc. Nhưng một loại thuốc chỉ được đánh giá là tốt khi nó đảm bảo được hai yêu cầu: Có hiệu lực điều trị tốt và ít gây hoặc không gây những phản ứng phụđối với đối tượng dùng thuốc.
Từ kết quả thử nghiệm 3 loại thuốc tẩy giun lươn cho lợn, chúng tôi thấy: - Có thể sử dụng các loại thuốc trên để tẩy giun lươn cho lợn. Tuy nhiên, nên dùng thuốc Hanmectin-25 đểđạt hiệu quả tốt hơn.
- Cần thận trọng khi sử dụng các thuốc có khả năng gây phản ứng đối với cơ thể lợn (mặc dù tỷ lệ lợn bị phản ứng thấp) bằng cách xác định khối lượng lợn chính xác trước khi dùng thuốc, dùng đúng liều điều trị, theo dõi các biểu hiện của lợn sau dùng thuốc để có biện pháp xử lý kịp thờị
3.3.2. Độ an toàn của thuốc tẩy giun lươn cho lợn
Sau khi cho lợn dùng thuốc trị giun lươn, chúng tôi theo dõi các phản
Bảng 3.16: Độ an toàn của thuốc tẩy giun lươn cho lợn Loại thuốc
Diễn giải Levamysol Vime-dazol Hanmectin-25
Số lợn dùng thuốc (con) 68 49 44 Liều lượng 9,5mg/kgTT 12mg/kgTT 0,3mg/kgTT Kém ăn 0 1 0 Nôn mửa 0 0 0 Rối loạn vận động 0 0 0 Số lợn có phản ứng (con) Các phản ứng khác 0 0 0 Số lợn có phản ứng (con) 0 1 0 Tính chung Tỷ lệ an toàn (%) 100 97,96 100 Qua bảng 3.16 cho thấy:
Hầu hết số lợn dùng thuốc Levamysol (liều 9,5mg/kgTT), Vime-Dazol (liều 12mg/kgTT), Hanmectin-25 (liều 0,3mg/kgTT) vẫn ăn uống, đi lại bình thường, không có phản ứng nôn mửa, run rẩy, không có các phản ứng khác. Chỉ có 1 lợn sau khi sử dụng thuốc Vime-Dazol có biểu hiện kém ăn trong vòng 1 ngày, sau đó lại trở lại bình thường. Vì vậy, chúng tôi nhận xét rằng: thuốc Vime-Dazol (liều 12mg/kgTT) an toàn 97,96%, thuốc Levamysol (liều 9,5mg/kgTT), và thuốc Hanmectin-25 (liều 0,3mg/kgTT) an toàn 100% đối với lợn dùng thuốc.
Từ kết quả bảng 4.15 và 4.16 cho phép chúng tôi nhận xét rằng: thuốc Levamysol (liều 9,5 mg/kg TT), Vime-Dazol (liều 12mg/kg TT), Hanmectin-
25 (liều 0,3 mg/kgTT) cho hiệu quả điều trị giun lươn cao (hiệu lực tẩy triệt
đểđạt 87,76%-97,73% và an toàn đối với lợn).
3.3.3. Bước đầu đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh giun lươn cho lợn
Từ kết quả nghiên cứu về bệnh giun lươn ở lợn, chúng tôi thấy lợn nhiễm giun lươn với tỷ lệ caọ Giun lươn ký sinh gây tác hại lớn đối với lợn: Làm cho lợn gầy còm, thiếu máu, rối loạn tiêu hóa và có bệnh tích đại thể ở cơ
quan tiêu hóa rất rõ rệt. Do vậy, việc xây dựng qui trình phòng chống bệnh tổng hợp bệnh giun lươn ởđường tiêu hóa lợn là rất cần thiết.
Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [18], biện pháp hữu hiệu để phòng chống bệnh giun lươn ở lợn là biện pháp phòng chống tổng hợp, nghĩa là ở
những vùng sinh thái nhất định, đồng thời sử dụng nhiều biện pháp có hiệu quảđối với tất cả các giai đoạn phát triển của trứng ở môi trường ngoài ký chủ.
Khâu quan trọng trong biện pháp phòng chống tổng hợp là tẩy giun lươn cho lợn. Thực tế trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, giun lươn hầu như tồn tại và phát triển quanh năm. Vì vậy, ngoài việc tẩy cho những con vật bị nhiễm nặng hoặc có biểu hiện lâm sàng, còn phải tẩy phòng bệnh cả đàn lợn, đồng thời tránh mầm bệnh phát tán ra môi trường ngoàị
Kết hợp những kết quả của đề tài với nguyên lý phòng chống bệnh giun sán nói chung của các tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi đề xuất qui trình phòng chống tổng hợp bệnh giun lươn ở đường tiêu hóa cho lợn, gồm những biện pháp sau:
1. Tẩy giun lươn cho lợn
Để tẩy giun lươn cho lợn, có thể sử dụng thuốc Hanmectin-25 vì thuốc
đạt yêu cầu: Hiệu quả cao, ít độc, an toàn, thuận tiện khi sử dụng. Trước hết, phải ưu tiên tẩy giun lươn cho những lợn bị nặng hoặc có biểu hiện lâm sàng
của bệnh giun lươn, chú ý tẩy giun lươn cho lợn con dưới 2 tháng tuổị Định kỳ tẩy cho cả đàn, đặc biệt là vào vụ Hè -Thụ
2. Vệ sinh chuồng nuôi lợn
Chuồng nuôi lợn phải khô ráo, sạch sẽ, vì đây là nơi lợn thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh giun lươn. Chuồng nuôi phải thoáng mát về mùa hè và
ấm áp về mùa đông.
3. Xử lý phân để diệt trứng và ấu trùng giun lươn
Hàng ngày dọn sạch phân ở chuồng nuôi, tập trung vào một nơi, vun thành đống, phủ bùn dầy 10-15 cm, để sau 3-4 tuần nhiệt độ đống ủ tăng lên 60-700C sẽ diệt được toàn bộ trứng và ấu trùng giun lươn. Có thể trộn tro bếp, vôi bột và lá xanh vào phân để tăng thêm nhiệt độ của đống ủ. Hoặc đào hai hố ủ phân ở cạnh nhau ở phía sau chuồng nuôi lợn, hàng ngày gom phân vào một hố, khi đầy trát kín miệng hố bằng bùn hoặc đắp đất, sau 3-4 tuần nhiệt
độ hốủ tăng lên 50-600 C sẽ diệt được trứng và ấu trùng giun lươn.
4. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng lợn, đặc biệt là lợn nái và đàn lợn con theo mẹ nhằm nâng cao sức đề kháng của lợn đối với bệnh tật, trong đó có bệnh giun lươn.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. KÉT LUẬN
- Tỷ lệ nhiễm giun lươn tại 3 huyện thị của tỉnh Thái Nguyên là 51,63%, trong đó có 12,14% nhiễm nặng và 3,32% nhiễm rất nặng.
- Lợn nuôi trong tình trạng vệ sinh thú y tốt có tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn thấp (32,95%), tăng lên ở tình trạng vệ sinh thú y trung bình (45,76%), cao nhất ở lợn nuôi trong tình trạng vệ sinh thú y kém (65,74%).
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn trong vụ Hè-Thu cao hơn và nặng hơn so với vụĐông-Xuân.
- Nền chuồng, khu vực xung quanh chuồng, vườn (bãi) trồng cây thức ăn cho lợn đều bị ô nhiễm trứng và ấu trùng giun lươn với tỷ lệ 46,42%, 24,14% và 14,75%.
- Thời gian trứng giun lươn nở phát triển thành ấu trùng có sức gây bệnh
ở ngoại cảnh trong mùa đông là 3 – 5 ngày, trong mùa hè là 2 – 4 ngàỵ
- Thời gian sống của ấu trùng giun lươn có sức gây bệnh trong phân lợn
ở ngoại cảnh trong mùa hè là 15 – 25 ngày và mùa đông là 20 – 35 ngàỵ - Thời gian lợn bắt đầu thải trứng giun lươn sau gây nhiễm qua da là 10- 11 ngày, qua đường tiêu hóa là 7-8 ngàỵ Có 5/6 lợn gây nhiễm biểu hiện triệu chứng lâm sàng và có bệnh tích viêm cata và xuất huyết niêm mạc ruột non do giun lươn gây rạ
- Tỷ lệ lợn nhiễm giun lươn ở 3 huyện thành thị của tỉnh Thái Nguyên có biểu hiện triệu chứng lâm sàng là 15,46%, triệu chứng lâm sàng giống lợn bị
bệnh do gây nhiễm.
- Lợn sau gây nhiễm có số lượng hồng cầu và hàm lượng huyết sắc tố
giảm, số lượng bạch cầu tăng rõ rệt so với trước khi gây nhiễm. Tỷ lệ bạch cầu ái toan tăng rõ rệt trong công thức bạch cầụ
- Thuốc Levamysol (liều 9,5mg/kgTT), Vime-Dazol (liều 12mg/kgTT), Hanmectin-25 (liều 0,3mg/kgTT) có hiệu lực tẩy giun lươn triệt để đạt từ
87,76%-97,73% và an toàn.
- Biện pháp tổng hợp phòng trừ bệnh giun lươn cho lợn gồm: bốn biện pháp chính.
2. ĐỀ NGHỊ
Qua kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi có đề nghị sau:
- Các cơ sở và các hộ chăn nuôi lợn áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh giun lươn cho lợn.
- Sử dụng thuốc Hanmectin-25 hoặc các chế phẩm của Ivermectin để tẩy giun lươn cho lợn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt
1. Nguyễn Xuân Bình (1996), Điều trị bệnh heo nái, heo thịt. Nxb Tổng hợp
Đồng Tháp, tr.47-56.
2. Phạm Đức Chương, Cao Văn, Từ Quang Hiển, Nguyễn Thị Kim Lan, (2003). Dược lý học thú ỵ Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội, tr.220-223.
3. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỳ, Nguyễn Văn Thưởng (1995), Kỹ thuật nuôi lợn thịt lớn nhanh, nhiều nạc. Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội, tr.62-63 4. Nguyễn Xuân Hoạt, Phạm Đức Lộ (1980), Tổ chức phổi thai học. Nxb Đại
học và trung học chuyên nghiệp Hà Nội, tr.76-84.
5. Hoàng Tích Huyền, Đào Văn Phan, Nguyễn Trọng Thông (1998), Dược lý học, Nhà Xuất bản y học Hà Nội, tr. 308.
6. Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội, tr. 140-144.
7. Nguyễn Trọng Kim, Nguyễn Văn Bảo, Cao Thị Giành, Trần Xuân Đệ, Phạm Thị Vĩnh, Nguyễn Văn Lưu (2001), “Tình hình nhiễm giun lươn ở lợn con theo mẹ tại 2 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập XII, số 3, tr.55-56.
8. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang và Nguyễn Quang Tuyên (1999), Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông Nghiệp - Hà Nộị tr. 112-115. 9. Nguyễn Thị Kim Lan (1999), “Bệnh giun sán đường tiêu hóa của dê địa
phương ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và biện pháp phòng trị",Luận án tiến sỹ Nông Nghiệp - Hà Nộị
10.Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Minh, Nguyễn Thị Ngân (2006), “Vai trò của ký sinh trùng đường tiêu hoá trong hội chứng tiêu chảy ở lợn sau cai sữa tại Thái Nguyên”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập XII, số 3, tr.36-40
11.Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang (2008), Ký sinh trùng học thú y (giáo trình dùng cho bậc cao học), Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội, tr.78.
12.Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2009) “Tình hình bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa và tỷ lệ nhiễm giun sán ở lợn tiêu chảy tại Thái Nguyên”,
Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, Tập XVI, số 1, tr.36-40.
13. Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Ngọc Mỹ, Tô Long Thành, Thân Thị Đang (2010), “Vai trò ký sinh trùng đường tiêu hóa trong hội chứng tiêu chảy ở lợn sau cai sữa và biện pháp phòng trị”, Tạp chí khoa học kỹ
thuật thú y, tập XVII, số 1, tr.43-51.
14.Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (1995), Cẩm nang bệnh lợn, Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội, tr.321.
15.Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Thọ (2006), Các bệnh ký sinh trùng và bệnh nội sản khoa thường gặp ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội, tr.39-43.
16. Phan Địch Lân, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang (2002), Bệnh ký sinh trùng ởđàn dê Việt Nam. Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội, tr.75-79. 17.Phan Địch Lân, Phạm Sỹ Lăng, Đoàn Văn Phúc (2005), Bệnh giun tròn
của vật nuôi ở Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội, tr.10.
18.Nguyễn Thị Lê, Phạm Văn Lực, Hà Duy Ngọ, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Thị Minh (1996). Giun sán ký sinh ở gia súc Việt Nam, Nxb Khoa học - Kỹ thuật, tr.157-158.
19. Phan Lục, Nguyễn Đức Tâm (2000), “Giun tròn chủ yếu ký sinh ở lợn và hiệu quả của thuốc tẩy”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập XI, số 1,
tr.70-73.
20.Phan Lục (2006), Giáo trình bệnh ký sinh trùng thú y, Nxb Nông Nghiệp - Hà Nộị tr.27-28
21.Nguyễn Văn Thanh, Bùi Thị Tho, Nguyễn Tuấn Nhã (2004), Phòng và trị
một số bệnh thường gặp ở gia súc, gia cầm. Nxb Lao Động Xã Hội, tr.130-131.
22. Nguyễn Văn Thiện (2000), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôị
Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội. tr.104-158.
23. Trịnh Văn Thịnh (1977), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng ở gia súc gia cầm, Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội, tr.61-64.
24.Trịnh Văn Thịnh, Đỗ Dương Thái (1978), Công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam (tập 2), Nxb Khoa học - Kỹ thuật, tr.238-238.
25. Trịnh Văn Thịnh (1985), Bệnh lợn ở Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội, tr.208-210.
26. Hoàng Văn Tiến và cs (1995), Sinh lý gia súc (giáo trình cao học nông nghiệp), Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr.127-145.
27.Trần Thế Thông, Lê Xuân Cương, Đinh Quỳnh (1979), Hỏi đáp về chăn nuôi lợn đạt năng suất cao, Nxb Khoa học - Kỹ thuật, tr.114-115. 28. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó (2006), Phương pháp
phòng chống ký sinh trùng. Nxb Lao Động Hà Nội, tr.105.
29. Nguyễn Phước Tương (2002), Bệnh ký sinh trùng của vật nuôi và thú hoang lây sang người (tập 1), Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội, tr.91.
30. Nguyễn Phước Tương (1994), Thuốc thú y và biệt dược, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, tr.193-233.
31.Cao Văn, Hoàng Toàn Thắng (2003), Sinh lý học gia súc. Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội, tr.67-72
32. Tạ Thị Vịnh (1990), Giáo trình sinh lý bệnh thú y, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, tr.99-100.
33. Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê (1977), Giun sán ký sinh
34. Nguyễn Hữu Vũ và cs (2003), Thuốc thú y và cách sử dụng, Nxb Nông Nghiệp-Hà Nội, tr.171-172, 176-179, 185-189, 193-194.
Tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài
35. Drozd J; Malczewski Ạ(1971), Nội ký sinh và bệnh ký sinh vật của gia súc Việt Nam. Nxb Khoa học Kỹ thuật Hà Nội, tr.90-98.
36. Skhjabin K.Ị, Petrov ẠM. (1963), Nguyên lý môn giun tròn thú y (tập 1) (Bùi Lập, Đoàn Thị Băng Tâm và Tạ Thị Vịnh dịch từ bản tiếng Nga),