0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Tình hình nghiên cứu về bệnh giun lươn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BỆNH GIUN LƯƠN Ở LỢN (SWINE STRONGYLOIDOSIS) TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG THUỘC TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ (Trang 41 -41 )

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Nước ta, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới nóng ẩm quanh năm, là điều kiện rất thuận lợi cho trứng và ấu trùng giun lươn phát triển ở ngoại cảnh. Bệnh giun lươn là một bệnh có tỷ lệ nhiễm khá cao ở lợn con, gây thiệt hại về

kinh tế cho các hộ chăn nuôị

Đoàn Văn Phúc và cs (1970) nghiên cứu về bệnh giun lươn ở một số cơ

sở chăn nuôi lợn tập trung thuộc vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ, đã thấy tỷ lệ nhiễm là 18 - 45% tùy vùng. Tỷ lệ nhiễm theo lứa tuổi như sau:

Dưới 2 tháng tuổi 63,5% Từ 2 đến 4 tháng tuổi 21,5% Từ 5 đến 6 tháng tuổi 5% Từ 7 đến 8 tháng tuổi 6,9% Trên 8 tháng tuổi 7,5% Lợn nái 7,5%

Như vậy, tỷ lệ nhiễm ở lợn dưới 2 tháng tuổi là cao nhất (sau khi đẻ 6 ngày đã nhiễm, đến 10 ngày tỷ lệ nhiễm đã rất cao); từ bốn tháng tuổi trởđi tỷ

lệ nhiễm thấp. Tuy vậy, lợn lớn là ký chủ tích trữ ký sinh trùng, phải có biện pháp xử lý tốt để cắt đứt vòng truyền bệnh (dẫn theo Trịnh Văn Thịnh (1978) [24]).

Hiện nay, những loại thuốc: Cacbon tetraclorua, phenothiazin, dương sỉ đực... không có hiệu quả đối với giun lươn. Ngoài ra, ở lợn có thể dùng violet gentian, liều dùng 50 - 70 mg/kg TT, 2 lần trong một ngày, dùng 3 ngày liền cho hiệu lực 94 - 100%. Fuschsin, liều dùng 0,2 - 0,3g cho một lợn, 2 lần trong 1 ngày, trong 4 ngày liền có hiệu quả tốt (Phạm Văn Khuê và cs (1996) [6]).

Theo Nguyễn Trọng Kim và cs (2001) [6], bệnh giun lươn ở lợn lưu hành rộng rãi, chủ yếu gây bệnh đường tiêu hóa trên đàn lợn con theo mẹ và có liên quan chặt chẽ tới điều kiện sinh thái và vệ sinh chuồng trạị Hiện nay, trên thị trường thuốc thú y ở nước ta đang bán thuốc Levamisol có tác dụng

đối với nhiều loại giun tròn. Tác giả đã tẩy thực nghiệm cho một số đàn lợn (lấy mẫu phân kiểm tra vào ngày 2, 4, 6). Kết quả cho thấy, Levamisol có hiệu lực tẩy giun lươn cho lợn thời điểm sạch giun bắt đầu từ ngày thứ 4 sau khi tẩỵ

Phạm Đức Chương và cs (2003) [2] cho biết: Tiêm dưới da Ivermectin liều 0,3mg/kgTT đối với lợn, có tác dụng làm giảm 94 - 100% số lượng giun lươn chưa trưởng thành. Sử dụng cho lợn 4 - 16 ngày trước khi đẻ ngăn cản

được sự lây truyền giun lươn (S. ransomi) từ lợn nái cho lợn con.

Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2006) [10] cho biết: Xét nghiệm 674 mẫu phân lợn ở một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên, phát hiện được trứng giun lươn có cả trong các mẫu phân bình thường và tiêu chảỵ Tuy nhiên, lợn bị tiêu chảy nhiễm giun lươn với tỷ lệ cao hơn. Trong 348 lợn tiêu chảy, thấy có 193 lợn nhiễm giun lươn, chiếm 55,46%; kiểm tra 326 lợn bình thường có 128 lợn nhiễm, chiếm 39,26%. Sự khác nhau này là rõ rệt (P < 0,001). Cường

thái phân bình thường chỉ nhiễm ở cường độ nhẹ và trung bình (64,84% & 35,16%), không có lợn nào nhiễm ở cường độ nặng. Khi lợn tiêu chảy, tỷ lệ

nhiễm ở cường độ trung bình là 44,04% và cường độ nặng là 6,22%, cao hơn rõ rệt so với lợn bình thường.

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2010) [13], lợn bị tiêu chảy nhiễm giun lươn với tỷ lệ cao so với lợn bình thường. Khi kiểm tra 274 mẫu phân lợn bị tiêu chảy, có 166 lợn nhiễm giun lươn với tỷ lệ nhiễm là 60,58%. Khi bị nhiễm nặng, lợn chết trong tình trạng gầy sút rõ rệt, bụng ỏng, ỉa chảy, phân dính bê bết. Tác giả nhận xét rằng, cường độ nhiễm giun lươn có sự biến

động theo trạng thái phân. Lợn có phân bình thường chỉ nhiễm ở cường độ

nhẹ và trung bình (63% và 37%), không có lợn nhiễm ở cường độ nặng. Khi lợn tiêu chảy cường độ nhiễm tăng rõ rệt so với lợn bình thường.

1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Theo Stewart T.B. và cs (1976) [43], ấu trùng cảm nhiễm Strongyloides ransomi chui qua da cũng như đi qua miệng đều nhất thiết phải di chuyển qua máu lợn con, cuối cùng đến ruột non phát triển thành giun lươn trưởng thành.

Triantaphyllou ẠC. (1977) [45] cho biết: ở những lợn con bú sữa đầu của lợn nái mang giun lươn, đến ngày thứ 4 sau khi đẻ trong phân đã có trứng giun lươn, mổ khám đã thấy trong ruột non có giun trưởng thành. Cho nên, phương pháp phòng bệnh phải được áp dụng cho lợn nái trước khi đẻ.

Moncol D.J. và cs (1978) [41] cho rằng: Trong vòng một năm tuổi, lợn mắc bệnh giun lươn khá caọ Lợn tuổi cao hơn vẫn nhiễm nhưng thường nhiễm ở thể mãn tính. Lợn mắc bệnh mệt mỏi, ỉa chảy và kiệt sức. Lợn con bị

bệnh Strongyloides rất chậm lớn so với lợn khoẻ. Đôi khi còn thấy chúng thở

khó, ho và chết ở lứa tuổi từ bốn đến sáu tuần tuổị

Theo Sousby ẸJ.L (1982) [44]: Trứng Strongyloides ransomi được bài xuất ra bên ngoài cùng phân của lợn nhiễm bệnh, ở nhiệt độ 20-300C sau 5-6

giờ trứng nở ra ấu trùng. Sau 2-3 ngày, ở nhiệt độ 25-300C ấu trùng phát triển thành ấu trùng cảm nhiễm dạng sợi chỉ (ấu trùng có thực quản dài, thẳng, có chỗ phình to, có thể chui qua da hoặc vào đường tiêu hóa vào cơ thể ký chủ.

Theo Halẹ ỌM và cs (1984) [42], bệnh giun lươn phổ biến ở lợn từ 1 -3 tháng tuổi (sau cai sữa), gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôị Tác giả cho biết, khi lợn bị nhiễm giun lươn lợn thường thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, còi cọc chậm lớn, sụt cân, chậm phát triển, mức độ tăng trọng giảm 30 - 40%.

Dwight et Bowman D. (1996) [38] cho biết, bệnh giun lươn ở lợn là bệnh gây viêm đường ruột với các triệu chứng là ỉa chảy ra máu (kiết lị), làm cơ thể

gầy yếu, kém ăn, thiếu máu và còi cọc, chậm lớn, có thể dẫn đến chết. Đứng trên quan điểm về kinh tế thì điều này có thể làm kinh tế giảm sút và làm chậm sự phát triển của những con còn sống sót.

Johanes Kaufman (1996) [39] cho biết: Sự lây nhiễm bệnh cho lợn con bú sữa có thể được ngăn chặn bằng cách điều trị cho lợn mẹ trước khi đẻ. Benzimidazole, Febantel và Levamisole có tác dụng hữu hiệu để chống lại sự

lây nhiễm. Ivermectin (300àg/kg) cho lợn trưởng thành, dùng 1 - 2 tuần trước khi đẻ có thể kiểm soát được sự lây nhiễm qua sữa sau khi sinh.

Theo Urquahart và cs (1996) [46], thời gian nở của trứng giun lươn có liên quan tới nhiệt độ:

+ ở nhiệt độ 20-300C, mất 5-6 giờ trứng nở thành ấu trùng.

+ ở nhiệt độ 10-120C, mất 15 giờ trứng nở thành ấu trùng, nhiệt độ thấp làm cho trứng ngừng phát triển.

+ ở nhiệt độ - 90C và trên 500C trứng bị chết

Theo Bowman D.D (1999) [37], những tổn thương do giun lươn gây ra ở

niêm mạc ruột non cũng như tác động của độc tố đã dẫn đến quá trình viêm và rối loạn chức nặng tiêu hóạ Triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào cường độ

nặng thấy ỉa chảy, mệt mỏi, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, con vật chậm lớn, có thể dẫn đến kiệt sức và chết.

Điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ấu trùng giun lươn. Điều kiện nhiệt độ 400C không tốt cho sự phát triển của ấu trùng. Nhiệt độ tốt nhất, thuận lợi cho sự phát triển của ấu trùng là khoảng 20 - 250C [47].

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, VT LIU, NI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng nghiên cu

- Lợn các lứa tuổi ở một sốđịa phương của huyện Phổ Yên, Thị xã Sông Công và Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Lợn nhiễm và mắc bệnh giun lươn (mắc bệnh tự nhiên và mắc bệnh do gây nhiễm nhân tạo).

- Trứng và ấu trùng giun lươn có sức gây bệnh. - Bệnh giun lươn ở lợn.

2.1.2. Địa đim nghiên cu

- Địa điểm triển khai: Huyện Phổ Yên, Thị xã Sông Công và Thành phố

Thái Nguyên.

- Địa điểm xét nghiệm mẫu: Phòng thí nghiệm khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.

- Địa điểm xét nghiệm mẫu máu: Bệnh Viện Thú y Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nộị

2.1.3. Thi gian nghiên cu

Từ tháng 12/2008 đến tháng 12/2009

2.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 2.2.1. Mu nghiên cu

- Mẫu phân tươi của lợn các lứa tuổi nuôi tại một số địa phương của huyện Phổ Yên, Thị xã Sông Công và Thành phố Thái Nguyên.

- Mẫu cặn nền chuồng, mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng nuôi, mẫu đất bề mặt vườn trồng cây thức ăn cho lợn.

- Lợn khoẻ 1 tháng tuổi: 9 con (3 con gây nhiễm qua da, 3 con gây nhiễm qua đường tiêu hoá, 3 con đối chứng).

- Trứng giun lươn phân lập từ phân lợn bệnh ở Thái Nguyên.

- Mẫu máu lợn trước và sau khi gây bệnh (để xác định sự thay đổi một số

chỉ tiêu huyết học).

2.2.2. Hóa cht và dng c thí nghim

- Dung dịch muối NaCl bão hoà, kính hiển vi quang học.

- Buồng đếm Mc.Master, máy ly tâm và các dụng cụ thí nghiệm khác. - Thuốc tẩy giun lươn: Hanmectin -25, Vime - Dazol, Levamysol

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3.1. Một sốđặc điểm dịch tễ bệnh giun lươn (Strongyloides ransomi) ở lợn.

2.3.1.1. Tình hình nhim giun lươn ln ti mt s địa phương ca 3 huyn, thành th thuc tnh Thái Nguyên

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn ở lợn.

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn theo tuổi lợn.

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn theo tình trạng vệ sinh thú ỵ - Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn theo mùa vụ.

2.3.1.2. Nghiên cu s lưu hành ca trng và u trùng giun lươn ngoi cnh

- Sự ô nhiễm của trứng và ấu trùng giun lươn ở chuồng nuôi, xung quanh chuồng nuôi, ở vườn trồng cây thức ăn cho lợn.

- Thời gian và tỷ lệ trứng giun lươn nở và phát triển thành ấu trùng có sức gây bệnh ở ngoại cảnh.

- Thời gian sống của ấu trùng giun lươn có sức gây bệnh ở ngoại cảnh.

2.3.2. Nghiên cứu bệnh giun lươn ở lợn

2.3.2.1. Bnh giun lươn ln gây nhim thc nghim

- Kết quả gây nhiễm giun lươn cho lợn.

- Biểu hiện lâm sàng của lợn bị bệnh giun lươn do gây nhiễm - Bệnh tích bệnh giun lươn ở lợn gây nhiễm.

- Một số chỉ tiêu huyết học của lợn trước và sau khi bị bệnh giun lươn do gây nhiễm.

2.3.2.2. Bnh giun lươn ln nhim t nhiên

- Tỷ lệ lợn có triệu chứng lâm sàng trong số lợn nhiễm giun lươn. - Bệnh tích của lợn bị bệnh.

2.3.3. Biện pháp phòng và trị bệnh giun lươn cho lợn 2.3.3.1. Hiu lc ca mt s thuc ty giun lươn cho ln 2.3.3.1. Hiu lc ca mt s thuc ty giun lươn cho ln 2.3.3.2. Độ an toàn ca thuc ty giun lươn cho ln

2.3.3.3. Bước đầu đề xut bin pháp phòng tr tng hp bnh giun lươn cho ln cho ln

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1. Phương pháp lấy mẫu 2.4.1. Phương pháp lấy mẫu

Mẫu được thu thập tại các nông hộ, các trại chăn nuôi lợn tập thể và gia

đình theo phương pháp lấy mẫu chùm nhiều bậc.

- Mẫu phân: Lấy mẫu phân mới thải của lợn các lứa tuổi ở một số xã của huyện Phổ Yên, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên, mẫu phân lợn gây nhiễm và mẫu phân lợn trước, sau khi sử dụng thuốc điều trị với lượng 20 - 30g/ mẫụ Để riêng mỗi mẫu phân vào một túi nilon nhỏ, mỗi túi đều có ghi nhãn: Tuổi lợn, điạ điểm, tình trạng vệ sinh thú y, trạng thái phân, thời gian lấy mẫu (những thông tin này cũng được ghi vào nhật ký đề tài). Mẫu được xét nghiệm ngay trong ngàỵ

- Mẫu cặn nền chuồng: Tại mỗi ô chuồng (lấy mẫu cặn ở 4 góc chuồng và ở giữa), trộn đều được một mẫu xét nghiệm (khoảng 15 - 20g/mẫu). Mỗi mẫu được để riêng vào một túi nilon nhỏ mỗi túi đều có ghi nhãn: Địa điểm, thời gian lấy mẫu (những thông tin này cũng được ghi vào nhật ký đề tài). Mẫu được xét nghiệm ngay trong ngàỵ

- Mẫu đất khu vực xung quanh chuồng nuôi: Trong khoảng 5m xung quanh chuồng lợn, cứ 10 - 15m2 lấy một mẫu đất bề mặt (1 mẫu khối lượng từ

được để riêng vào một túi nilon nhỏ mỗi túi đều có ghi nhãn: Địa điểm, thời gian lấy mẫu (những thông tin này cũng được ghi vào nhật ký đề tài). Mẫu

được xét nghiệm ngay trong ngàỵ

- Mẫu đất ở vườn, bãi trồng cây thức ăn cho lợn: Cứ 10 - 15m2 lấy một mẫu đất bề mặt (1 mẫu khối lượng từ 80 - 100g, được phối hợp bởi 4 mẫu ở 4 góc và một mẫu ở giữa). Mỗi mẫu được để riêng vào một túi nilon nhỏ mỗi túi đều có ghi nhãn: Địa điểm, thời gian lấy mẫu (những thông tin này cũng

được ghi vào nhật ký đề tài). Mẫu được xét nghiệm ngay trong ngàỵ

- Mẫu máu: Lấy mẫu máu lợn khoẻ và lợn bị bệnh giun lươn ở hốc mắt, mỗi lợn lấy 1ml máụ

2.4.2. Phương pháp xét nghiệm mẫu

- Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm giun lươn:

Tất cả các mẫu phân, mẫu đất đều được xét nghiệm bằng phương pháp Fulleborn với dung dịch muối NaCl bão hoà, tìm trứng giun lươn dưới kính hiển vi (độ phóng đại 100). Những mẫu có trứng giun lươn đánh giá là có nhiễm, ngược lại là không nhiễm.

- Phương pháp xác định cường độ nhiễm giun lươn ở lợn:

Cường độ nhiễm được xác định bằng phương pháp đếm số trứng giun lươn trong một gam phân bằng buồng đếm Mc. Master (theo tài liệu của Jogen Hansen và cs (1994) [36]).

Quy định các cường độ nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng như sau:

≤ 500 trứng/ gram phân: nhiễm nhẹ (+)

> 500 - 800 trứng/ gram phân: nhiễm trung bình (++) > 800 - 1000 trứng/ gram phân: nhiễm nặng (+++) > 1000 trứng / gram phân: nhiễm rất nặng (++++)

* Quy định về lứa tuổi lợn: Tuổi lợn nghiên cứu được phân ra theo 5 lứa tuổi:

- < 1 tháng tuổi - >1 - 2 tháng tuổi - > 2 - 4 tháng tuổi - > 4 - 6 tháng tuổi - > 6 tháng tuổị

* Quy định tình trạng vệ sinh thú y theo 3 mức :

- Tình trạng vệ sinh thú y tốt: Chuồng trại khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, nền lát gạch, xi măng hay nền sàn, có rãnh thoát nước và phân ra khỏi khu vực chuồng nuôị Chuồng được cọ rửa hàng ngày có định kỳ khử

trùng, tiêu độc chuồng trại và dụng cụ chăn nuôị Thức ăn, nước uống sạch sẽ, rau được rửa sạch trước khi cho lợn ăn, máng ăn máng uống thường xuyên được cọ rửạ

- Tình trạng vệ sinh thú y trung bình: Nền chuồng láng xi măng hoặc nền gạch song không thường xuyên dọn phân và rửa chuồng, thường có hiện tượng tồn lưu phân trong vòng vài ngàỵ Rau xanh cho lợn ăn có lúc rửa lúc không.

- Tình trạng vệ sinh thú y kém: Chuồng trại chật chội ẩm thấp nền chuồng láng xi măng hoặc nền đất ẩm thấp, không có rãnh thoát nước, rất ít khi cọ rửa chuồng và dọn phân, thường có hiện tượng tồn lưu phân trong chuồng một vài tuần. Rau xanh không được rửa sạch trước khi cho lợn ăn.2

2.4.3. Phương pháp xác định thời gian phát triển và tồn tại của trứng và

ấu trùng giun lươn trong phân lợn ở ngoại cảnh

Lấy phân của những lợn nhiễm giun lươnnặng cho vào 30 chậu nhựa có đường kính 15 cm và chiều cao 10 cm (mỗi chậu khoảng 400 - 500g phân), trong đó 15 mẫu được theo dõi ở mùa hè với t0 = 32 - 340C và A0 = 70 - 85%, 15 mẫu còn lại được theo dõi ở mùa đông t0 = 19 - 210C và A0 = 50 - 65%

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BỆNH GIUN LƯƠN Ở LỢN (SWINE STRONGYLOIDOSIS) TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG THUỘC TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ (Trang 41 -41 )

×