Với các mô hình này ta có các dự báo đến năm 2020 như sau

Một phần của tài liệu dự báo sản lượng và diện tích trồng lúa nước ta (Trang 58 - 62)

Năm Số liệu gốc ARIMA(g) (0,2,1) Số liệu làm trơn ARIMAt(0,3,2) Số liệu mờ hóa  s (1,3, 4) ARIMA Chuỗi thời gian mờ 2012 43409,98 45019,08 46162,95 44027,41 2013 44495,06 47787,60 47614,92 45857,53 2014 45580,14 50968,98 50968,81 47380,46 2015 46665,22 54563,22 53634,52 48748,83 2016 47750,30 58570,30 58007,27 50033,83 2017 48835,38 62990,25 61872,05 51272,55 2018 49920,46 67823,04 67277,21 52498,34 2019 51005,53 73068,70 72328,52 53707,54 2020 52090,61 78727,20 78777,69 54908,52 0 20000 40000 60000 80000 100000 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Năm Ng h ìn t ấn Số liệu gốc Số liệu làm trơn Số liệu mờ hóa Chuỗi thời gian mờ

Hình 3.22. Tổng hợp các mô hình dự báo sản lượng lúa

Nhận xét:

i) Bảng 3.11 và Hình 3.22 cho ta thấy các mô hình dự báo cho kết quả tổng sản lượng lúa nước ta không có sự chênh lệch nhiều.

ii) Các mô hình dự báo số liệu sản lượng lúa giai đoạn 2012-2020 trong đó sản lượng thấp nhất là 40720,6 (nghìn tấn), cao nhất là 78777,69 (nghìn tấn)

iii) Với các mô hình xây dựng cho mỗi trường hợp, chúng ta chưa thể khẳng định chính xác mô hình nào là phù hợp nhất. Tuy nhiên, chúng ta có thể so sánh, đối chiếu các số liệu, đánh giá mô hình nào tối ưu hơn, để tìm ra kết quả có độ tin cậy cao. Việc kiểm nghiệm tính phù hợp để có sự lựa chọn và điều chỉnh mô hình phải có số liệu thực tế một số năm nữa.

54

iv) Dựa trên hình ảnh trực quan, sai số trung bình và chỉ số AIC của phương pháp chuỗi thời gian mờ Abbasov-Mamedova nhỏ nhất nên mô hình này được xem là tối ưu nhất.

55

Chương 4

DỰ BÁO DIỆN TÍCH TRỒNG LÚA CỦA NƯỚC TA

4.1 TỔNG QUAN VỀ DIỆN TÍCH TRỒNG LÚA NƯỚC TA

Theo Tổng cục Thống kê, diện tích gieo trồng lúa ước tính đạt 7,9 triệu ha, tăng 138,7 nghìn ha, năng suất đạt 55,8 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha.

Trong mùa đông xuân, diện tích gieo trồng lúa đông xuân đạt 3140,7 nghìn ha, tăng 16,4 nghìn ha so với vụ đông xuân trước, diện tích gieo trồng lúa hè thu đạt 2146,9 nghìn ha, tăng 15,1 nghìn ha so với vụ trước. Riêng vụ thu đông 2013 ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Diện tích gieo trồng đạt 626,4 nghìn ha, tăng 99 nghìn ha, năng suất đạt 51,7 tạ/ha, tăng 1,3 tạ/ha; sản lượng đạt 3,2 triệu tấn, tăng 578,8 nghìn tấn.

4.2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ THỰC HIỆN

4.2.1 Tình hình và ý nghĩa của việc dự báo diện tích trồng lúa nước ta

Tổng cục Thống kê đã tổ chức họp báo công bố về tình hình Kinh tế - Xã hội nước ta năm 2013. Theo đó, tình hình sản xuất, đặc biệt là xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam vẫn tăng trưởng nhưng đối mặt với nhiều khó khăn. Trong khi tổng giá trị sản xuất toàn ngành tăng thì kim ngạch xuất khẩu nhiều nông sản chủ lực giảm. Đặc biệt, sản lượng lúa nước ta năm 2013 đạt 44,1 triệu tấn, tăng 338 nghìn tấn so với năm trước, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt khoảng 3 tỉ USD, giảm tới 18,7%, thu nhập người trồng lúa chưa được đảm bảo.

56

Nhằm nâng cao giá trị sản xuất và tăng thu nhập cho người nông dân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trương sẽ giảm khoảng 130.000 ha diện tích gieo trồng lúa để chuyển sang trồng một số cây hàng năm khác. Và như vậy, tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm 2014 sẽ còn là 7,6 triệu ha với sản lượng dự kiến đạt 43,4 triệu tấn. Để giải quyết vấn đề giảm diện tích có phải là yếu tố quyết định đến tăng thu nhập nông dân hay không, có rất nhiều ý kiến đưa ra và đã trở thành vấn đề cấp bách cho nhà nước để đưa ra quyết định đúng đắn.

Bên cạnh đó, để tồn tại và phát triển con người cần phải có lương thực, thực phẩm để tiêu dùng, trong đó nhu cầu tiêu thụ lương thực là cơ bản nhất. Với dân số ngày càng tăng, nhu cầu về lương thực không ngừng tăng lên, trong khi diện tích đất trồng lúa giảm. Đây là một thách thức lớn đối với vấn đề an ninh lương thực. Trong xã hội hiện nay, để đáp ứng nhu cầu đất đai cho việc phát triển kinh tế, xã hội phải chấp nhận chuyển đổi diện tích đất trồng lúa nhất định sang mục đích khác như phát triển đô thị, khu công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên trên thực tế, diện tích đất trồng lúa nước ở nước ta đã và đang bị giảm mạnh do nhiều địa phương chuyển đổi mục đích sử dụng thiếu tính toán, cân đối quỹ đất trước mắt cũng như lâu dài. Khi đất trồng lúa đã bị chuyển đổi mục đích sử dụng, bị bê tông hóa, đất gần như sẽ không thể quay lại sản xuất nông nghiệp. Do đó để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia thì ngoài việc xây dựng chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn; phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp thì việc bảo đảm quỹ đất trồng lúa nhất định là vấn đề cần phải nghiên cứu , tính toán để duy trì đất hợp lý .

Vì những vấn đề trên, chúng ta cần phải tiến hành dự báo diện tích trồng lúa trong tương lai. Khi chúng ta dự báo được diện tích trồng lúa trong tương lai tăng hay giảm so với hiện tại, khi đó chúng ta sẽ có những chính sách tác động một cách kịp thời đến chiến lược của nhà nước. Để bảo đảm hài hòa giữa mục tiêu an ninh lương thực với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung của đất nước thì việc xác định các tiêu chí mang tính khoa học để làm căn cứ đề xuất việc bảo vệ quỹ đất chuyên trồng lúa nước phù hợp với điều kiện của từng vùng miền là hết sức cần thiết.

4.2.2 Mục tiêu việc thực hiện

Sử dụng dữ liệu của quá khứ đã thu thập được, áp dụng các mô hình khác nhau của chuỗi thời gian để dự báo diện tích trồng lúa cả nước. Dùng một số tiêu chuẩn để đánh giá tính phù hợp của các mô hình, từ đó lựa chọn

57

mô hình phù hợp nhất. Sau đó lựa chọn mô hình phù hợp sẽ tiến hành dự báo cho 9 năm tiếp theo từ 2012 – 2020.

4.2.3 Nguồn số liệu

Để dự báo diện tích trồng lúa của nước ta, luận văn sử dụng dữ liệu của quá khứ từ năm 1995 đến năm 2011 (17 năm). Số liệu này được lấy từ trang web của Tổng cục Thống kê. Cụ thể số liệu được cho bởi bảng sau

Một phần của tài liệu dự báo sản lượng và diện tích trồng lúa nước ta (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)