Định hớng phát triển nghề nuôi tôm và sản xuất giống tôm sú ở Cà Mau:

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGHỀ NUÔI TÔM BIỂN CỦA TỈNH CÀ MAU, ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH KĨ THUẬT VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRỂN CHO CÁC LOẠI HÌNH NUÔI TÔM VÀ SẢN XUẤT GIỐNG TÍCH HỢP CHO TỈNH CÀ MAU (Trang 52 - 57)

: ấp ông Do, xã Đất Mới, Huyện Ngọc Hiển Diện tích nuôi 8 ha.

5. Định hớng phát triển nghề nuôi tôm và sản xuất giống tôm sú ở Cà Mau:

Mau:

Điều kiện tự nhiên ở Cà Mau hết sức đa dạng, không chỉ khác biệt các loại hình sinh thái mà còn khác biệt ở từng vùng, từng địa phơng trong một dạng sinh thái. Để phát triển cho đợc nghề nuôi tôm sú mà hiện đang ở điểm xuất phát thấp cần đợc thực hiện đồng bộ và có bớc đi thích hợp. Báo cáo của sở thuỷ sản Cà Mau (1998) cho thấy loại hình rừng tôm có hiệu quả chỉ đạt 814 ha so với 8313,2 ha (9,8%). Loại hình chuyên tôm chiếm diện tích lớn nhất có hiệu quả đạt 66.112 ha và không hiệu quả chiếm 22930 ha. Loại hình lúa- tôm có hiệu quả đạt 2265 ha và không hiệu quả chiếm 789 ha. Khái niệm có hiệu quả ở đây cũng là mức thấp quy theo năng suất, so với các địa phơng khác. Từ thực tế trên, thiết nghĩ ngành thuỷ sản Cà Mau cần tập trung vào các việc sau:

5.1- Về công nghệ nuôi: tập trung phát triển ổn định, bền vững vùng rừng – tôm, vùng này liên quan đến vấn đề khôi phục và phát triển rừng hết sức chiến l- ợc và đợc hỗ trợ nhiều bởi các tổ chức quốc tế. Hơn nữa, nuôi tôm ở vùng này lâu nay rủi ro cao, thất thoát nhiều. Những mô hình nuôi thành công ở Đầm Dơi và Ngọc Hiển gần đây cần đợc nghiên cứu hoàn thiện và nhân rộng.

Vùng chuyên tôm chiếm diện tích lớn, gần đây đã có mô hình nuôi có quản lý đạt năng suất cao ở Ngọc Hiển, Cái Nớc, Đầm Dơi. Những mô hình này cần đ- ợc nghiên cứu thêm, đa dạng, nhiều mức đầu t để ngời dân lựa chọn cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.

Trong giai đoạn đầu, nên tập trung phổ biến các mô hình đầu t thấp dễ quản lý để phát triển phong trào nuôi. Chỉ lựa chọn một số ít hộ có tri thức và tài chính thực hiện các mô hình công nghiệp đầu t cao.

5.2- Phát triển các dịch vụ hậu cần cho nghề nuôi: để phục cho sự phát triển nghề nuôi tôm sú, trớc hết phải có con giống bảo đảm chất lợng, khoẻ mạnh và sạch bệnh. Cần có trung tâm giống đợc đầu t đúng mức và trung tâm kiểm tra chất lợng, con giống kiểm soát đợc tối đa nguồn giống cung cấp đợc cho dân.

Ngoài ra, trực tiếp phục vị nghề nuôi cần phát triển cơ sở thức ăn công nghiệp và các dịch vụ hoá chất...

Các khâu tín dụng ngân hàng, hệ thống mạng lới khuyến ng, thu mua sản phẩm sau thu hoạch cũng là một việc cần chấn chỉnh và hoàn thiện.

5.3- Quy hoạch các vùng nuôi tập trung, các vùng nguyên liệu, gắn với các cơ sở chế biến đông lạnh, một mặt phát triển nghề nuôi tôm, mặt khác tạo nguồn nguyên liệu cho bản thân xí nghiệp.

Các vùng sinh thái thuộc các xã ven biển Đông và Tây rất cần đợc quan tâm để xác định, quy hoạch vùng và mức độ đầu t. Cụ thể: Tiểu vùng 2 thuộc vùng sinh thái (I) gồm các xã ven biển Đông thuộc huyện Ngọc Hiển (Viên An Đông, Tân Ân, Tam Giang) và thuộc huyện Đầm Dơi (xã Nguyễn Huân, Tân Tiến và Tân Thuận) có thể là vùng nuôi trọng điểm, có thể triển khai các mô hình bán thâm canh và thâm canh con tôm cũng nh các giống loài hải sản khác. Vùng III bao gồm các xã ven biển Tây thuộc Huyện Cái Nớc (Việt Khái, thị trấn Cái Đôi Vàm, Phú Tân) hoặc các xã thuộc các huyện Trần Văn Thời và U Minh, do điều kiện tự nhiên kém thuận lợi hơn, nên đầu t ở trình độ thâm canh thấp hơn. Riêng vùng II, nằm giữa 2 vùng biển Đông và Tây, nhiều biến động và hết sức nhạy cảm nên hạn chế nuôi trồng thuỷ sản. (30)

Vùng nuôi tập trung cũng có thể hình thành bởi các tập thể nông hộ cùng đồng lòng, hoặc các hợp tác xã nuôi trồng các thuỷ sản mới xuất hiện gần đây ở Ngọc Hiển...

6. Quy hoạch thuỷ lợi và kiên cố hoá kênh mơng cung cấp nớc sạch phục vụ cho nuôi tôm. Về lâu dài, nguồn nớc cần đợc quan trắc bởi các trạm, thờng xuyên thông báo chất lợng nớc cho ngời nuôi.

Phần iv

Kết luận

Điều kiện tự nhiên ở Cà Mau hết sức phong phú, đa dạng và đầy triển vọng. Cần thờng xuyên đầu t, khảo sát và đánh giá hiện trạng làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lợc cho các ngành Nông Lâm Ng nghiệp.

Hiện trạng nghề nuôi tôm sú và sản xuất giống ở Cà Mau nhìn chung ở mức thấp, rủi ro cao, nhất là nghề nuôi tôm, cha thực sự nuôi theo đúng nghĩa.

Hệ thống cơ quan khuyến ng còn hạn chế trong công tác phổ biến sâu rộng kỹ thuật đến ngời nuôi và việc phối hợp trong ngành thuỷ sản ở địa phơng cũng còn hạn chế. Cơ quan khuyến ng cha xây dựng đợc nhiều mô hình mẫu và phổ biến các mô hình này tới ngời nuôi.

Môi trờng nớc dùng cho sinh hoạt và nuôi thuỷ sản đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, trong vòng 2 năm trở lại đây, mà nghề nuôi và sản xuất giống tôm là một trong những hoạt động tác động quan trọng.

Các mô hình đã tổ chức thành công do các cơ quan nghiên cứu Viện trờng, các công ty thức ăn, trung tâm khuyến ng và của những mô hình do sự sáng tạo của ngới dân gần đây cho thấy rằng Cà Mau hoàn toàn có thể phát triển nghề nuôi tôm công nghiệp trong thời gian không lâu, nếu có chính sách và bớc đi phù hợp.

Phần v

Kiến nghị

1. Đề nghị Uỷ ban Nhân dân tỉnh tạo điều kiện để Trung tâm Khuyến ng hoạt động có hiệu quả hơn, nh tăng thêm trạm khuyến ng, tăng cán bộ kỹ thuật và trang bị. Sở thuỷ sản cần phối hợp tốt hơn với Sở Khoa Học Công Nghệ và Môi Trờng cùng các cơ quan khoa học khác ở địa phơng và khu vực nghiên cứu và tổ chức nhiều hình mẫu để chuyển giao cho khuyến ng.

2. Đề nghị Sở Khoa Học Công Nghệ và Môi Trờng định kỳ tổ chức nghiên cứu đánh giá lại hiện trạng để điều chỉnh quy mô và bớc đi thích hợp. 3. Nghiên cứu cho thành lập các Hội sản xuất giống và nuôi thuỷ sản để

4. Cần có biện pháp xử lý hành chính nghiêm khắc hơn nữa để giữ gìn kỷ cơng trong việc bảo vệ môi trờng chung đối với ngời nuôi tôm và sản xuất giống.

5. Đề nghị khẩn trơng quy hoạch và thành lập vùng nuôi tập trung./. ____________________

(Ngời kiểm tra nhập liệu: Phạm Văn Uýnh)1

1Đề nghị Canner các hình ảnh, bảng số liệu của đề tài

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGHỀ NUÔI TÔM BIỂN CỦA TỈNH CÀ MAU, ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH KĨ THUẬT VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRỂN CHO CÁC LOẠI HÌNH NUÔI TÔM VÀ SẢN XUẤT GIỐNG TÍCH HỢP CHO TỈNH CÀ MAU (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w