Tam Đa có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế cũng như giao lưu, trao đổi hàng hóa với các khu vực lân cận trong và ngoài tỉnh.
Xã Tam Đa có khoảng 700-900 hộ sản xuất rượu với nguồn nguyên liệu chủ yếu là sắn khô. Bình quân khu vực này tiêu thụ từ 12.000-13.000 tấn sắn khô mỗi năm và sản xuất được từ 1,2-1,3 triệu lít rượu. Để tạo được một khối lượng sản phẩm này cần sử dụng tới 22.000-24.000 m3 nước và thải trực tiếp ra môi trường.
Ở các làng nghề, nước thải được đổ vào hệ thống thu gom trong làng và xả trực tiếp ra sông NHK, sông Cầu. Ngoài ra, nước thải còn được xả trực tiếp vào hệ thống mương tiêu thủy lợi, vào các ao, hồ trong làng, khu vực đồng lúa xung quanh và một số hộ xả trực tiếp ra sông NHK. Trước đây, kênh tưới nước được thiết kế để cấp nước từ sông NHK cho sản xuất nông nghiệp thì nay trở thành kênh dẫn nước thải, gây ra hiện tượng ứ đọng trong làng và tràn sang cánh đồng lúa có mùi hôi thối rất khó chịu. Hiện nay, người dân làng cũng như chính quyền địa phương đã bắt đầu nhận thấy tác hại của ô nhiễm môi trường nước.
3.2. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TRÊN HỆ THỐNGSÔNG SÔNG
Để đánh giá diễn biến chất lượng nước theo thời gian và theo mục đích sử dụng, các mẫu nước được lấy và phân tích làm hai đợt, đợt mùa khô vào tháng 4/2007 và một đợt vào mùa mưa tháng 7 năm 2007.
Đánh giá dựa trên kết quả phân tích các chỉ tiêu:
Chỉ tiêu hóa lý (pH, EC, màu, độ đục, DO, COD, BOD5, TSS, Cl-, SO42-, Ca2+, Mg2+, độ cứng tổng số, Fe tổng số, NO2-, NH4+, PO43-),
Chỉ tiêu vi sinh (coliform tổng số, E.Coli), Chỉ tiêu kim loại nặng (Cu, Mn, Zn, Cd).
Qua các số liệu chất lượng nước đã đo đạc và phân tích ở hai đợt, mùa khô và mùa mưa (Phục lục 2), kết hợp với kết quả điều tra có thể rút ra các nhận xét và đánh giá sơ bộ về chất lượng nước sông NHK và sông Cầu trong khu vực.
3.2.1. Chất lượng nước sông Ngũ Huyện Khê
Chất lượng nước trên sông NHK giữa hai mùa có sự thay đổi rõ rệt. Sự biến đổi chất lượng nước sông trên sông theo chiều hướng xấu từ đầu nguồn đến giữa nguồn và đặc biệt ô nhiễm nghiêm trọng từ giữa nguồn đến hạ lưu (bảng 3.5).
pH
pH là một yếu tố môi trường, là chỉ tiêu quan trọng đối với sự phát sinh và phát triển của sinh vật. nếu pH quá cao hoặc quá thấp sẽ gây tác hại đến các loài thủy sinh và làm giảm khả năng tự làm sạch của môi trường nước. pH thấp sẽ sinh ra H2S trong môi trường nước, đặc biệt là lớp trầm tích gây ô nhiễm môi trường không khí. Mặt khác nếu pH quá thấp sẽ làm ăn mòn các công trình như cầu cống, kênh mương đã được bê tông hóa. Nhìn chung pH = 6,5-8,5 là khoảng pH thích hợp cho các loài sinh vật phát triển và được lấy làm tiêu chuẩn cho phép (TCVN 4942-1995).
Nước sông NHk có giá trị pH chênh lệch không lớn giữa các điểm lấy mẫu và giữa hai mùa trong năm, chúng dao động trong khoảng từ 7,2-7,84.
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước cao hoặc quá thấp có liên quan đến sự phát triển của các vi sinh vật. DO là yếu tố quyết định các quá trình phân hủy sinh học các chất ô nhiễm có trong nước. Hàm lượng oxy hòa tan có ảnh hướn đến khả năng tự làm sạch của sông. Nước có hàm lượng oxy lớn, hoạt động của nhím vi khuẩn hiếu khí được đẩy mạnh, quá trình phân hủy chất hữu cơ diễn ra nhanh và tạo thành các chất ít độc hại hơn.
Sông NHK có giá trị DO diễn biến phức tạp suốt dọc theo chiều dài của sông từ đầu nguồn tới cuối nguồn. Đoạn từ Phong Khê tới Vạn An do nước sông bị tác động mạnh của các dòng nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất từ các làng nghề như Phú Lâm, Phong Khê liên tục đổ vào nên giá trị DO rất thấp. Hàm lượng DO thấp nhất tại Phúc Xuyên đạt 0,3mgO/l vào tháng 4/2007, tại nơi này hàm lượng các chất ô nhiễm rất lớn, oxy hòa tan đã bị vi sinh vật phân hủy để sử dụng phân hủy các chất hữu cơ. Đoạn cuối sông từ Phúc Xuyên tới Đặng Xá, giá trị DO tăng lên đáng kể do khả năng tự làm sạch của sông, oxy không khí đã xâm nhập vào từ bề mặt thoáng của dòng sông làm cho hàm lượng oxy hòa tan trong nước tăng lên.
Chất rắn lơ lửng
Về mùa mưa, hàm lượng chất rắn lơ lửng tại các điểm lấy mẫu trên sông phần lớn đều cao hơn so với mùa khô, nước sông chứa nhiều phù sa do mưa làm sói mòn bề mặt lưu vực, các giá trị này thay đổi trong khoảng từ 27,03 đến 171,2 mg/l.
Nhu cầu oxy hóa học
COD là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hóa học các chất hữu cơ. COD là một trong những thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước. Hàm lượng COD nước sông NHK mùa mưa tại các điểm lấy mẫu đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5942-1995 cột B). Điều này có thể giải thích được vì nước mưa đã pha loãng nước sông NHK, vốn là nơi tiếp nhận nước thải sinh
hoạt cũng như nước thải của các cơ sở sản xuất trên lưu vực sông. Kết quả phân tích mẫu nước đợt mùa khô cho thấy hàm lượng COD của các mẫu nước sông dao động trong khoảng rất lớn. Tại đầu xã Châu Khê hàm lượng COD là 2,72 mg/l, đạt tiêu chuẩn nước mặt loại B. Nước chảy qua xã Minh Đức, Đông Thọ, Bát Đàn nhìn chung không có sự thay đổi nhiều, nhưng khi sông chảy qua xã Phú Lâm hàm lượng COD lên tới 311,5 mgO/l (mẫu K7), cao gấp 9 lần tiêu chuẩn cho phép. COD đạt giá trị cao nhất tại xã Đặng Xá 502,6mgO/l. Như vậy, rõ ràng nước thải từ các cơ sở sản xuất giấy Phú Lâm, Phong Khê đã gây ra ô nhiễm nặng nề trên đoạn sông này.
Nhu cầu oxy hóa sinh học BOD5
BOD5 là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ bằng con đường sinh học. BOD5 là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức ô nhiễm của các loại chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt xả vào nguồn nước.
Các số liệu BOD5 được sử dụng để đánh giá khả năng tự làm sạch của sông. Cũng như COD nhu cầu oxy sinh hóa BOD5 của các mẫu nước sông NHK rất lớn, thường có giá trị từ 1,63-112,5 mgO/l, tùy theo từng vị trí.
Nhóm các hợp chất Nitơ
Nhóm các hợp chất ni tơ bao gồm: NH4+, NO2-, NO3-. Các hợp chất này xuất hiện trong nước chủ yếu do chất thải sinh hoạt của con người và chất thải của các hoạt động chăn nuôi gia súc. Ngoài ra phân bón sử dụng trong nông nghiệp chỉ được thực vật gấp thụ một phần, phần dư thừa còn lại di chuyển theo nướ làm ô nhiễm nguồn nước (bảng 3.8, 3.9, 3.10)
Bảng 3.8. Một số thông số chất lượng nước sông NHK
Nguồn: Số liệu phân tích 2007.
Chỉ tiêu Đơn vị K1 K2 K3 TCVN
5942-1995, 1995, cột B
pH - 7,36 7,2 7,4 7,52 7,39 7,49 5,5-9,0 EC µS/cm 299 348 447 354 445 435 - TSMT Mg/l 178,5 208,5 266,8 211,34 265,6 259,7 - DO mgO/l 7,35 7,28 7,2 8,25 6,9 7,82 ≥2 COD mgO/l 2,72 7,2 4,32 6,4 6,72 8 <35 BOD5 mgO/l 1,63 4,85 2,46 4,2 4,32 5,45 <25 NH4+ mgN/l 0,525 <0,01 0,875 <0,01 0,88 <0,01 1 NO3- mgN/l 2 2,15 0,61 0,48 2,4 0,64 15 NO2- mgN/l 0.01 0,15 0,14 0,3 0,16 0,52 0,05 PO43- mgP/l <0,01 0,01 0,01 0,02 0,02 0,12 - K+ Mg/l 1,72 5,02 5,12 4,99 5,04 10,23 - Na+ Mg/l 3,75 4,51 5,63 4,7 5,81 7,96 - SO42- Mg/l 12,76 9,85 21,3 10 26,68 11,26 - Fe TS Mg/l 0,06 0,48 0,44 0,5 0,34 1,42 2 SS Mg/l 48,48 60,2 64,8 54,1 57,93 171,2 80 Coliform MPN/100ml 450 17000 2400 92000 2600 54000 10000 E.Coli MPN/100ml 0 1300 18 7300 90 900 - Ghi chú:
K1: nước sông NHK lấy tại cống Long Tửu (điểm đầu NHK) K2: nước sông NHK lấy tại Cầu Đa Hội (làng nghề Đa Hội)
K3: nước sông NHK lấy tại trạm bơm Trịnh Xá (nơi cấp nước sông NHK cho hệ thống thủy lợi Bắc Đuống)
Bảng 3.9. Một số thông số chất lượng nước sông NHK
Nguồn: số liệu phân tích năm 2007
Chỉ tiêu Đơn vị K1 K2 K3 TCVN 5942- 1995, cột B T4/07 T7/07 T4/07 T7/07 T4/07 T7/07 pH - 7,41 7,74 7,35 7,52 7,29 7,76 5,5-9,0 TSMT Mg/l 263,2 219,1 263,7 255 267,4 212,5 - DO mgO/l 7,05 8,2 6 8,05 6,15 7,26 ≥2 COD mgO/l 9,12 9,6 12,74 8 9,92 14,4 <35 BOD5 mgO/l 5,74 6,21 7,6 5,32 6,24 8,95 <25 NH4+ mgN/l 0,74 <0,01 0,83 <0,01 0,385 <0,01 1 NO3- mgN/l 2,82 0,29 3,11 0,85 4,8 0,32 15 NO2- mgN/l 0,02 0,28 0,08 0,25 0,03 0,18 0,05 PO43- mgP/l 0,02 0,06 0,03 0,04 0,02 0,01 - K+ Mg/l 5,13 7,29 7,14 8,26 7,86 6,12 - Na+ Mg/l 18,33 4,52 16,98 5,35 4,37 3,83 -
SO42- Mg/l 17,64 12,6 21,15 11,98 18,1 11,6 - Fe TS Mg/l 0,2 1,72 0,22 0,95 0,21 0,32 2 SS Mg/l 38,75 75,9 57,62 89,23 69.6 61,8 80 Coliform MPN/100ml 680 22000 840 17000 780 >100000 10000 E.Coli MPN/100ml 18 720 28 910 72 9200 - Ghi chú:
K4: nước sông NHK lấy tại xã Minh Đức K5: nước sông lấy tại xã Đông Thọ
K6: Nước sông NHK lấy tại xã Bát Đàn
Bảng 3.10. Một số thông số chất lượng nước sông NHK Nguồn: Số liệu phân tích năm 2007
Chỉ tiêu Đơn vị K7 K8 K9 TCVN 5942- 1995, cột B T4/07 T7/07 T4/07 T7/07 T4/07 T7/07 pH - 7,42 7,84 7,31 7,81 7,35 7,42 5,5-9,0 TSMT Mg/l 287,7 242,3 794 291 1188 192,2 - DO mgO/l 6,45 3,58 0,3 5,35 0,61 4,86 ≥2 COD mgO/l 311,5 19,2 203,8 16 502,6 20,8 <35 BOD5 mgO/l 56,68 12,02 55,55 10,63 112,5 13,87 <25 NH4+ mgN/l 0,39 <0,01 1,365 <0,01 2,28 <0,01 1 NO3- mgN/l 3,21 0,61 2,1 <0,01 19,83 0,15 15 NO2- mgN/l 0,02 <0,01 0,01 0,08 <0,01 0,06 0,05 PO43- mgP/l <0,01 0,04 0,02 0,04 0,18 0,04 - K+ Mg/l 9,99 6,21 15,71 4,98 32,68 5,01 - Na+ Mg/l 5,25 3,96 31,87 4,05 41,25 4,17 - SO42- Mg/l 24,64 13,1 44,08 13,1 29,6 13,5 - SS Mg/l 92,8 48,46 79,2 50,5 84,8 37,46 80 Coliform MPN/100ml 260 >100000 310000 12000 250000 18000 10000 E.Coli MPN/100ml 54 11000 18000 540 11000 370 - Ghi chú:
K7: nước sông NHK lấy tại xã Phú Lâm
K8: nước sông lấy tại cầu Phúc Xuyên-xã Phúc Xuyên
K9: nước sông lấy tại cửa Đặng Xá-Điểm cuối sông NHK đổ ra sông Cầu Amoni NH4+
Khu vực nghiên cứu có nồng độ NH4+ vào mùa mưa rất nhỏ, đều nhỏ hơn 0,01 mgN/l, đạt TCCP nước loại A. Vào mùa khô hàm lượng NH4+ tại các điểm lấy mẫu trên sông NHK đều tăng lên, đạt giá trị cao nhất tại điểm cuối sông (2,28 mgN/l), vượt tiêu chuẩn cho phép nước loại B là 2,2 lần. Nhìn chung nước ở khu vực nghiên cứu đã bị ô nhiễm amoni nhưng chỉ mang tính chất cục bộ.
Nitrit NO2-
Sự có mặt của NO2- trong nước được coi là có dấu hiệu ô nhiễm các chất hữu cơ trong các chất thải của vùng dân cư và KCN. NO2- là yếu tố rất độc hại đối với con người và sinh vật trong nước. Ban đầu hàm lượng NO2- tăng dần từ điểm lấy mẫu Long Tửu đến Trịnh Xá ở cả hai đợt lấy mẫu, sau đó giá trị này lại có xu hướng giảm dần do bị oxy hóa thành NO3-.
Nitrat NO3-
Nitrat là dạng oxy hóa cao nhất trong chu trình Nito, trên sông NHK tại các điểm được lấy mẫu phân tích giá trị này nhìn chung đạt tiêu chuẩn nước mặt, riêng điểm lấy mẫu cuối cùng (điểm cuối sông NHK trước khi đổ ra sông Cầu) vượt TCCP 1,3 lần.
Kim loại nặng
Phần lớn các KLN gây nguy hiểm cho sức khỏe con người đều liên quan đến nước thải của các cơ sở sản xuất. Theo quy định, chất thải công nghiệp phải đượcxử lý đạt TCCP, tuy nhiên, trên thực tế các ngành sản xuất vẫn xả thải trực tiếp ra môi trường. Với đặc thù các nguồn thải trong khu vực là nước thải công nghiệp, nước thải làng nghề nên một số chỉ tiêu kim loại nặng như As, Pb, Zn, Mn được lựa chọn để phân tích.
Asen As
Asen thường được gọi là thạch tín, là chất rất độc, xâm nhập vào người chủ yếu qua đường hô hấp và tiêu hóa,có thể gây tử vong chỉ với liều rất nhỏ. Các kết quả phân tích vào mùa khô và mùa mưa cho thấy chưa có dấu hiệu ô nhiễm
As. Nồng độ As trong nước sông NHk tại các vị trí quan trắc đều nhỏ hơn 0,004 mg/l, trong khi tiêu chuẩn cho phép nước loại B là 0,1 mg/l.
Chì Pb, Mangan Mn, Kẽm Zn
Ô nhiễm Zn không gây hại ghê gớm như chì, thạch tín, cadimi,… nhưng bản thân sự xuất hiện của Zn thường à báo hiệu sự có mặt của các kim loại nặng khác [10]. Nồng độ các kim loại này của tất cả các mẫu quan trắc trên sông NHK đều nằm trong giới hạn cho phép. Đặc biệt, nước sông NHK chảy qua Đa Hội, một làng nghề chuyên tái chế kim loại cũng chưa thấy có dấu hiệu ô nhiễm các kim loại này.
Như vậy, kết quả phân tích cho thấy các kim loại nặng đều có giá trí thấp hơn tiêu chuẩn nước mặt loại B (bẳng 3.11). Tuy nhiên, các giá trị này cũng cận với tiêu chuẩn cho phép, trong tương lai nếu không được quản lý kiểm soát chặt chẽ thì các kim loại độc hại này sẽ tích tụ ngày càng nhiều ở trầm tích đáy sông làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Bảng 3.11. Kết quả phân tích kim loại nặng mẫu nước sông NHK
Nguồn: Số liệu phân tích năm 2007
TT Ký hiệu mẫu As Pb Mn Zn T4/07 T7/07 T4/07 T7/07 T4/07 T7/07 T4/07 T7/07 1 K1 (C.Long Tửu) 0,001 <0,001 0,004 <0,001 0,009 0,008 0,001 0,01 2 K2 (Cầu Đa Hội) 0,001 0,001 0,006 0,003 0,02 0,016 0,003 0,008 3 K3 Trịnh Xá 0,001 0,002 0,003 0,003 0,011 0,003 0,004 0,003 4 K4 Minh Đức 0,001 <0,001 0,002 0,001 0,004 0,002 0,004 0,005 5 K5 Đông Thọ 0,0009 <0,001 0,002 <0,001 0,002 0,004 0,005 0,0035 6 K6 Bát Đàn 0,001 0,002 0,0015 0,004 0,01 0,013 0,005 0,005 7 K7 Phú Lâm 0,003 0,004 0,004 0,043 0,062 0,002 0,005 0,003 8 K8 Phúc Xuyên 0,003 0,003 0,009 0,0055 0,09 0,05 0,007 0,006 9 K9 Đặng Xá 0,005 0,004 0,012 0,045 0,095 0,004 0,008 0,007 TCVN 5942-1995, cột B 0,1 0,1 0,8 2 Coliform tổng số
Trong môi trường nước có rất nhiều giá trị vi sinh vật VSV, chủ yếu là các vi khuẩn. Để có thể xác định tất cả các VSV trong môi trường nước phải tốn rất nhiều thời gian và công sức vì vậy trong công tác giám sát ô nhiễm về VSV gây
bệnh hoặc kiểm tra vệ sinh nguồn nước người ta lựa chọn VSV chỉ thị. Khi xác định được VSV chỉ thị người ta có thể kết luận nước ô nhiễm VSV gây bệnh hay không.
Trên sông NHK giá trị Coliform tổng số thay đổi khá lớn tùy theo điều kiện vệ sinh, đặc điểm nguồn nước thải đổ vào từng vị trí lấy mẫu. Vào mùa khô, hàm lượng coliform tổng số của sông đoạn từ giữa nguồn tới hạ du rất cao, vượ tiêu chuẩn cho phép hàng ngàn lần. Nếu như trong tương lai các nguồn nước thải này không được xử lý thì các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, sinh vật gây bệnh cho người và động vận lan truyền trong môi trường nước thải, ảnh hưởng tới nguồn nước mặt, nước ngầm gây ra các loại dịch bệnh cho dân cư trong khu