Các giải pháp công nghệ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ đánh giá sơ bộ chất lượng nước sông tỉnh bắc ninh (Trang 55 - 60)

Trên cơ sở quá trình điều tra chi tiết về tình hình sản xuất, xu hướng phát triển và mở rộng sản xuất và hiện trạng môi trường, về khối lượng và thành phần các nguồn thải cũng như mức độ cấp thiết, ưu tiên trong việc xử lý môi trường tại một số làng nghề trọng điểm trên lưu vực sông NHK. Có thể lựa chọn một số giải pháp xử lý cụ thể và phù hợp với từng loại chất thải và từng khu vực.

Hiện nay có rất nhiều công nghệ xử lý nước thải có thể thỏa mãn mọi yêu cầu làm sạch mong muốn. Vấn đề chính là phải chọn được công nghệ nào phù hợp với công suất, vốn đầu tư, điều kiện xây dụng, trình độ quản lý, điều kiện đất đai, điều kiện tự nhiên, yêu cầu bảo vệ môi trường,... của từng khu vực cụ thể. Các công nghệ hiện nay có thể chia thành hai nhóm như sau:

1. Công nghệ tiến tiến và hiện đại;

-Công nghệ hóa lý -Công nghệ hóa sinh

-Công nghệ sinh học hiếu khí có sử dụng bùn hoạt tính -Công nghệ lọc sinh học

Sử dụng các công nghệ xử lý thuộc nhóm này cho hiệu quả xử lý cao, diện tích sử dụng ít, tỷ lệ rủi ro thấp, có thể điều khiển các thông số xử lý phụ thuộc diễn biến về chất lượng nhưng giá thành đắt và yêu cầu trình độ xây dựng, quản lý cao. Công nghệ này áp dụng ở hầu hết các nàh máy của các nước phát triển có khả năng đầu tư và duy trì kinh phí vận hành.

2. Công nghệ xử lý đơn giản

-Chuỗi hồ sinh học;

-Chuỗi hồ sinh học kết hợp với cánh đồng tưới, cánh đồng lọc và hồ nuôi cá. Các công nghệ này là công nghệ đơn giản, quá trình xây dựng và quản lý không phức tạp, rẻ tiền nhưng đòi hỏi diện tích sử dụng cao, chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên.

Công nghệ xử lý đơn giản được sử dụng nhiều ở các nước đang phát triển, các nước có điều kiện tự nhiên rộng, dân số thưa. Tuy nhiên công nghệ này cũng được sử dụng tại các nước đang phát triển như Hoa Kỳ, Canada và một số nước châu Âu khi việc giảm giá thành là yêu cầu hàng đầu.

3. Một số công nghệ có thể áp dụng *Công nghệ tuyển nổi

Nguyên tắc làm việc của hệ thống tuyển nổi là các chất ô nhiễm, chất lơ lửng như bột giấy trong nước thải sẽ liên kết với nhau tạo thành các bông cặn lớn hơn nhờ các hóa chất keo tụ, tạo bông được đưa vào. Sau đó, sử dụng các thiệt bj tạo bọt khí cung cấp nước bão hòa khí vào trong nước thải, các bọt khí này sẽ bám vào các bông cặn trong nước để kéo nổi chúng nên mặt nước và được gạt ra ngoài.

Việc sử dụng công nghệ tuyển nổi để xử lý nước thải cho ngành sản xuất giấy bên cạnh hiệu quả sử lý cao còn đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế và môi trường.

-Hiệu quả xử lý cao và ổn định, dòng thải sau xử lý có thể được xử lý tiếp bằng hồ sinh học để đảm bảo đủ tiêu chuẩn thải vào môi trường. Nước thải sau xử lý có thể được dùng vào sản xuất giấy hoặc phục vụ nông nghiệp.

-Hệ thóng thiết bị nhỏ gọn, quá trình vận hành tương đối đơn giản., diện tích cần thiết cho hệ thống xử lý nhỏ gọn, phù hợp viwis điều kiện hạn chế về quy hoạch đất đai.

-Bột giấy thu hồi có thể tái sử dụng vào sản xuất đối với các cơ sở và tái chế sử dụng bột giấy chất lượng thấp hoặc nghiên cứu xử lý làm phân vi sinh, tái sử dụng năng lượng trong than,... đem lại hiệu quả kinh tế.

Tuy nhiên:

-Việc quản lý và vận hành hệ thống đòi hỏi tiêu thụ một lượng lớn hóa chất dùng để xử lý nước thải. Ngoài ra, hệ thống tuyển nổi tiêu thụ một lượng khá lớn năng lượng điện dùng trong các mô tơ, máy bơm, máy nén khí,... chi phí ch quản lý và vận hành khá cao.

Như vậy, có thể áp dụng công nghệ tuyển nổi để xử lý nước thải cho những khu vực sản xuất lớn, không quy hoạch được nhiều diện tích để xử lý và có tiềm lực về kinh tế để duy trì, vận hành hệ thống.

Nước thải sau khi được xử lý qua bể lắng sẽ được bơm vào bể xử lý yếm khí cải tiến. Bể xử lý gồm hai ngăn liên hoàn. Một ngăn phía dưới có chiều sâu khoảng 6m. Nước thải được cấp vào ngăn này và các chất ô nhiễm bị phân hủy yếm khí tại đó. Với độ sâu khoảng 4m tính từ đáy bể, nước thải bị phân hủy yếm khí hoàn toàn, khí sinh ra từ quá trình yếm khí sẽ kéo các hạt lơ lửng lên trên, đến khi các bọt khí tách ra và nổi lên thì các hạt lơ lửng lại chìm xuống. Cứ như vậy, chất bẩn sẽ xử lý liên tục và cho hiệu quả xử lý khá cao. Nước sau xử lý yếm khí sẽ tràn lên ngăn trên và tại đó, xảy ra quá trình xử lý tiếp theo.

-Công nghệ này cho hiệu quả xử lý khá cao, hàm lượng bùn lắng rất ít, hệ thống hoạt động ổn định trong thời gian dài.

-Quá trình vận hành đơn giản, không tiêu tốn năng lượng, chi phí vận hành thấp, hầu hết các quá trình xảy ra trong điều kiện tự nhiên.

Tuy nhiên:

-Để xây dựng hệ thống xử lý này cần tiêu tốn một diện tích mặt bằng lớn do thừi gian lưu nước thải khá lâu để xảy ra quá trình xử lý yếm khí, khối lượng xây dựng và đầu tưu ban đầu khá cao, hiệu quả thu hồi bột giấy không nhiều.

-Ngoài ra, quá trình phân hủy yêm skhis có thể sinh ra một số khí có mùi và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Cần phải gia cố và xử lý nền đáy để tránh tác động đến nguồn nước ngầm.

*Công nghệ xử lý bằng bãi lọc trồng cây

Nguyên lý hoạt động của công nghệ này gần tương tự như nguyên lý hoạt động của bể lọc, nhưng có khác là dòng chảy ngang từ đầu bể tới cuối bể. Trong quá trình vận hành, nước thải ở mức gần đầy bể, từ đầu bể tới cuối bể, nước chảy qua lớp vật liệu lọc. Vật liệu lọc gồm nhiều lớp có kích thước khác nhau là sỏi 3-4 và sỏi 1-2, trên cùng là lớp cát, thực vật và thực vật được trồng trên đó. Các loại thực vật có khả năng sử dụng các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải là chất dinh dưỡng và phát triển sinh khối. Chât ô nhiễm bị giữ lại bởi các lớp

vật liệu lọc và trở thành thức ăn nuôi cây. Nước thải sau xử lý đảm bảo tiêu chuẩn trước khi thải ra ngoài môi trường.

-Sử dụng công nghệ này có thể xử lý nước thải với khối lượng lớn, nước thải có hàm lượng ô nhiễm khá cao, quá trình vận hành đơn giản, ổn định.

-Hiệu quả xử lý của hệ thống rất tốt, có thẻ điều chỉnh quy mô và kích thước vể để nước ra có hiệu quả xử lý đạt như mong muốn. Quá trình xử lý không gây ra ô nhiễm thứ cấp như mùi, khí,... sinh khối thực vật có thể sử dụng làm phân xanh, chăn nuôi,...

-Quá trình vận hành đơn giản, chi phí vận hành thấp, phù hợp với điều kieenjtuwj nhiên và khả năng quản lý của địa phương.

Tuy nhiên:

-Sử dụng công nghệ này đòi hỏi tiêu tốn diện tích đất cho hệ thống bãi lọc, chi phí đầu tư khá lớn, cần làm tố công tác xử lý sơ bộ nước thải để tránh hiện tượng tắc bãi lọc.

-Thực vật trên bãi phải được thu hoạch, tạo trạng thái phát triển của cây, tăng khả năng xử lý nước. Cần chú ý tới xử lý nền móng bãi, tránh những ảnh hưởng tới nước ngầm.

4. So sánh giữa hai nhóm công nghệ

Hai nhóm công nghệ, công nghệ xử lý tiên tiến, hiện đại và công nghệ xử lý đơn giản được so sánh trong bảng 4.1.

Nhóm Công nghệ Đặc tính Khả năng quản lý Nhu cầu đất Đặc tính kỹ thuật Chi phí đầu tư Chi phí quản lý

A -Hóa lý Cao Ít Khá phức tạp Cao Cao

-Hóa sinh Cao Ít Phức tạp Khá cao Khá cao

-Bùn hoạt tính Rất cao Ít Phức tạp Cao Cao -Lọc sinh học Cao Ít Khá phức tạp Khá cao Khá cao B -Chuỗi hồ sinh

học

Đơn giản Cao Đơn giản Thấp Thấp

-Chuỗi hồ sinh học kết hợp tưới,

lọc và nuôi cá

-Bãi lọc trồng cây Đơn giản Cao Đơn giản Thấp Thấp Nhìn chung, cần quy hoạch hệ thống xử lý tập trung cho từng cụm sản xuấ sau khi đã yêu cều từng cơ sở đã có hình thức xử lý sơ bộ nước thải tại nguồn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ đánh giá sơ bộ chất lượng nước sông tỉnh bắc ninh (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w