Các làng nghề khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ đánh giá sơ bộ chất lượng nước sông tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 34)

Làng nghề Đồng Kỵ

Làng nghề chế biến gỗ Đồng Kỵ xã Đồng Quang nằm về phía hạ lưu của sông NHK, sau làng nghề sắt thép Đa Hội.

Tại làng nghề Đồng Kỵ, hầu hết các hộ đều có từ 1-2 xưởng sản xuất. Các sản phẩm chủ yếu là sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ,... thu hút gần 80% các hộ trong toàn xã tham gia sản xuất (2.619 hộ trong tổng số 3.300 hộ của toàn xã) với khoảng 12.000 lao động, trong đó, khoảng 30% là các lao động từ nơi khác tới. tổng lượng gỗ sử dụng trong làng nghề lên tới 20.000 m3/năm trong đó bao gồm cả các loại gỗ có giá trị cao và quý hiếm như: gụ, mun, trắc, lim gương.... Các doanh nghiệp còn mở tại Trung Quốc 230 cửa hàng bán sản phẩm. Các

thương nhân còn liên kết với làng nghề sản xuất thép Đa Hội xuất khẩu sang Lào, rồi vận chuyển gỗ từ Lào về, tạo kênh xuất nhập khẩu hai chiều.

Đặc thù sản xuất tại làng nghề chế biến gỗ Đồng Kỵ có sử dụng nhiều nguyên vật liệu và háo chất khác nhau như: keo, bột đắp, giấp giáp, dung môi, sơn, vecni,... Bảng 3.7 biểu thị các công đoạn sản xuất chế biến gỗ và quá trình tạo chất thải ra môi trường.

Bảng 3.7. Các công đoạn sản xuất chế biến gỗ và quá trình tạo chất thải

TT Công đoạn sản xuất Loại chất thải phát sinh Thành phần môi trường bị tác động

1 Pha gỗ Bụi, tiếng ồn

Chất thải rắn

Môi trường không khí Môi trường đất

2 Bào Chất thải rắn Môi trường không khí, đất

3 Đục mộng Tiếng ồn

Chất thải rắn Môi trường đất

4 Dựng thô vào khung Tiếng ồn

Hơi keo cồn Môi trường không khí

5 Làm phẳng, sửa

khuyết tật

Bụi, tiếng ồn, hơi keo Chất thải rắn

Môi trường không khí

6 Làm nhẵn, sửa khuyết

tật

Bụi, tiếng ồn, hơi keo Chất thải rắn

Môi trường không khí Môi trường đất

7 Khảm Tiếng ồn

Chất thải rắn Môi trường đất

8 Làm nhẵn, làm bóng Bụi, chất thải rắn Môi trường không khí

9 Đánh thuốc Hơi dung môi hữu cơ

Vỏ hộp

Môi trường đất

Khác với làng nghề Đa Hội, vấn đề môi trườn liên quan đến nước thải và chất thải rắn tại làng nghề gỗ Đồng Kỵ hầu như không đáng kể. Hiện trạng môi trường tại làng nghề Đồng Kỵ hiện nay chủ yếu là vấn đề môi trường không khí với hơi dung môi, sơn và bụi. Nhà xưởng và khu chế biến thường đặt ngay trong gia đình hoặc nằm xem kẽ trong khu dân cư. Các công đoạn sản xuất đều có phát sinh chất thải ra môi trường. Nước thải ở đây chỉ yếu là vấn đề nước sinh hoạt và nước mưa chảy tràn cuốn theo đất, cát, bột gỗ, ... Chất thải rắn là gỗ vụn,

bao bì, vỏ hộ đựng dung môi, giấy giáp,... và một lượng lớn chất thải sinh hoạt trong vùng. Các chất ô nhiễm từ bề mặt đã ngấm xuống đất hoặc chảy vào các vực nước như ao trong làng hoặc mương thoát nước ra sông NHK. Các chất thải từ quá trình sản xuất chủ yếu được thu hồi làm chất đốt còn rác thải sinh hoạt chủ yếu vẫn đổ theo thói quen ra bên bờ sông NHK mà không có biện pháp xử lý. Theo kết quả phân tích mẫu nước năm 2005 của Viện Khoa học Thủy lợi, mẫu nước thải tại vị trí cống thải chung của làng thấy bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ: chỉ tiêu COD vượt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5945-2005, cột B) 1,08 lần, SS vượt 1,44 lần, dầu mỡ 1,09 lần và Coliform vượt 5,4-6,3 lần.

Làng nghề đúc Nhôm chì Văn Môn

Làng nghề đúc Nhôm chì Văn Môn cũng là một làng nghề năm trong lưu vực sông NHK với các hoạt động chủ yếu là đúc nhôm, chì, kẽm,... từ các phế liệu. Xã Văn Môn huyện Yên Phong là một xã nằm dọc theo song là đơn vị giáp gianh giữa Hà Nội và Bắc Ninh. Tại đây, có trên 40 hộ đúc và trên 200 hộ luyện Nhôm. Quá trình sản xuất tại làng nghề Văn Môn được thực hiện hoàn toàn thủ công, quy mô hộ gia đình với công nghệ lạc hậu. Tổng sản lượng lên tới gần 20 tấn/ngày. Hàng năm, nhu cầu sử dụng than lên tới 1.200-1.500 tấn.

Do đặc thì sản xuất với nguyên liệu tái chế, công nghệ sản xuất thủ công đã khiến cho môi trường bị ô nhiễm, đặc biệt trong làng còn có một số hộ sản xuất kẽm, chí từ việc nấu nguyên liệu quặng mỏ làm vấn đề ô nhiễm ngày thêm trầm trọng.

Tuy sản lượng không lớn, lượng nước thải không nhiều, song lượng khí thải và bị lơ lửng thì không nhỏ, phát tán bao phủ khắp mọi nơi, trong khu vực sản xuất, các khu dân cư,... một lượng bụi phủ lên lá cây, mái ngói, mái nhà có thể dày lên 2-4 cm/năm. Ngoài sự ô nhiễm không khí và khói bụi, sự ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường tại làng nghề này cũng rất đáng báo động. Khi mưa xuống kéo theo những hạt bụi này vào bể nước sinh hoạt của nhân dân, ngấm

xuống mạch nước ngầm,... sẽ ảnh hưởng đặc biệt tới sức khỏe của người dân trong vùng. Các chất thải rắn của các hộ sản xuất tại làng nghề đúc nhôm, chì ở Văn Môn là các loại xỉ than không cháy hết, bột sàng tuyển được lạo và thải ra các ao làng gây ô nhiễm kim loại nặng trong nước và làm hại cho các loài thủy sinh.

Làng nghề chế biến lương thực xã Tam Đa

Chế biến nông sản thực phảm là một trong những làng nghề khá phổ biến ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh, các làng nghề này tập trung chủ yếu ở huyện Yên Phong. Xã Tam Đa có truyền thống nấu rượu từ sắn và tận dụng bã thải để chăn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ đánh giá sơ bộ chất lượng nước sông tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w