II. Phải thu ngắn
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
Qua phân tích các chỉ tiêu về sử dụng tài sản của Công ty trong 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013, có thể thấy những hạn chế trong việc quản lý tài sản của Công ty phát sinh chủ yếu là do những nguyên nhân chủ quan sau đây:
Các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty còn cao, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSNH của Công ty, từ khoảng 50 đến 70 . Năm 2012, các khoản phải thu có xu hướng giảm 1.217.414.427 đồng tương ứng giảm 22,76% so với năm 2011. Tuy nhiên đến năm 2013, các khoản phải thu tăng mạnh lên tới 6.550.727.592 đồng, tăng 2.418.952.380 đồng tương ứng tăng 58,56 so với năm 2012. Do vậy, giá trị của số vòng quay các khoản phải thu cũng như thời gian thu nợ bình quân của Công ty chưa đạt được giá trị mà các nhà quản lý mong muốn. Mặc dù có bộ phận quản lý các khoản phải thu khách hàng tương đối chặt chẽ nhưng tình hình tài chính khó khăn và do công tác sàng lọc và quản lý khách hàng chưa thực sự hiệu quả, bên cạnh đó, các biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán đúng hạn chưa được Công ty quan tâm thực hiện nên lượng tiền bị khách hàng chiếm dụng vẫn lớn, khiến Công ty không có tiền đầu tư vào các HĐSXKD khác trong kỳ.
Lượng hàng tồn kho tăng từ 868.674.431 đồng năm 2012 tăng tới 93% cán mốc 1.676.428.375 đồng trong năm 2013. Điều này gây ra rất nhiều trở ngại cho Công ty, ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân tăng cao là do hàng kém chất lượng, bị gửi trả lại, hoặc do đơn đặt hàng không sát thực tế, khi thừa khi thiếu khiến Công ty buộc phải dự trữ hàng. Thị trường nguyên vật liệu liên tục biến đổi gây khó khăn cho Công ty. Lượng nguyên vật liệu nhập về không đúng theo yêu cầu, không đủ tiêu chuẩn, giá cả còn cao cũng xếp vào hàng tồn kho. Lượng hàng ứ đọng, bị tắc nghẽn ở trong các khâu sản xuất - kinh doanh khiến chi phí bảo quản, lưu kho tăng cao, gây ra sự lãng phí không cần thiết. Công ty còn chưa có định mức dự trữ và tiêu hao khiến việc quản lý hàng tồn kho gặp nhiều khó khăn.
Việc quản lý tài sản cố định của Công ty chưa được tốt. Máy móc, thiết bị thường xuyên mua mới, nhưng lại không sử dụng hết công suất, trong khi có những máy móc đã khấu hao hết nhưng vẫn tiếp tục được sử dụng, hao mòn tài sản tăng cao. Bên cạnh đó lượng tài sản cố định cũ, bị hư hỏng một phần hoặc chờ thanh lý vẫn chưa được giải quyết hoặc tài sản cố định khi nhập khẩu nguyên chiếc khi bị hư hỏng sẽ gặp khó khăn trong việc sửa chữa: thiếu phụ tùng, chi phí cao và mất thời gian. Tất cả những nguyên nhân đó dẫn đến việc lãng phí các nguồn lực, ứ đọng vốn và không lợi nhuận.
Ngoài những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ nội bộ của chính Công ty thì còn phải kể đến những nhân tố khách quan không thuộc tầm kiểm soát của Công ty như:
Bối cảnh nền kinh tế: Hiện nay do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt chi tiêu, cắt giảm đầu tư công. Bên cạnh đó, tình hình giá cả biến động, lạm phát và lãi suất tăng làm chi phí đầu vào của Công ty tăng. Công ty phải huy động vốn với lãi suất cao, làm tăng áp lực lên việc trả nợ, chi phí trả lương tăng khiến Công ty phải đối mặt với nhiều nguy cơ nhưng nguy hiểm nhất là nguy cơ có thể chảy máu chất xám do không đủ tiền trả lương cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của Công ty.
Nhà nước đã có những chính sách riêng về quản lý tài chính Công ty, quản lý tài sản nhưng khi đưa vào thực tế thì những nguyên tắc này là không hợp lý. Các thủ tục mua sắm, nhượng bán, thanh lý tài sản của Nhà nước còn rườm rà, phức tạp gây khó khăn, và tốn nhiều thời gian khiến cho hoạt động quản lý tài sản của các Công ty gặp nhiều khó khăn.
Công ty cần phải đưa ra các phương án tự điều chỉnh để tăng hiệu quả sử dụng tài sản một cách phù hợp nhất. Các nhân tố khách quan tác động tới Công ty, có những lúc thúc đẩy Công ty phát triển nhưng có lúc kìm hãm sự phát triển của nó nhưng sự tác động đó không thuộc tầm kiểm soát của Công ty, vì vậy khi gặp những nhân tố này các Công ty luôn phải tự điều chỉnh cho mình phù hợp với tác động đó.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản Công ty được thể hiện rõ nét thông qua việc phân tích về cơ cấu tài sản, tỷ trọng các khoản mục trong cơ cấu tài sản và số liệu trên bảng báo cáo tài chính giai đoạn 2011 – 2013 của Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu TTTK. Qua đó, có thể thấy được rõ nét các thành tựu Công ty đã đạt được và các hạn chế còn cần phải khắc phục.
Bước đầu, TTTK đã biết khắc phục những khó khăn, những hạn chế còn tồn tại trong năm 2011, từng bước phát triển qua các năm tiếp theo. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề vẫn chưa được giải quyết triệt để như việc chênh lệch quá lớn giữa tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tỉ trọng tài sản dài hạn, hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn quá lớn so với hiệu suất sử dụng tổng tài sản, quản lý tiền mặt, hàng tồn kho và khoản phải thu còn nhiều hạn chế. Vì vậy, để khắc phục được những hạn chế đã nêu và phát huy hơn nữa hiệu quả của việc quản lý Công ty, Công ty cần có những biện pháp cụ thể nhằm khắc phục các điểm yếu, nâng cao năng lực quản lý tài sản. Những biện pháp này sẽ được nêu cụ thể tại Chương 3: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu TTTK”.