Định hƣớng phát triển của ngành và của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thƣơng mại Xuất nhập khẩu TTTK

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu TTTK (Trang 61 - 63)

II. Phải thu ngắn

3.1.Định hƣớng phát triển của ngành và của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thƣơng mại Xuất nhập khẩu TTTK

XUẤT NHẬP KHẨU TTTK

3.1. Định hƣớng phát triển của ngành và của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thƣơng mại Xuất nhập khẩu TTTK Thƣơng mại Xuất nhập khẩu TTTK

Định hướng phát triển của ngành chế biến gỗ xuất khẩu 3.1.1.

Theo Chiến lược phát triển tổng thể ngành chế biến gỗ Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2020, ngành chế biến gỗ phải đạt kim ngạch xuất khẩu là 5,56 tỷ USD vào năm 2010 và đạt 7 tỷ USD vào năm 2020. Tính trong 6 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam đã đạt 2,46 tỷ USD, tăng 12,6 so với cùng kì năm 2012 (Nguồn: Phòng nghiên cứu phát triển thị trường – Cục Xúc tiến thương mại). Tuy nhiên bên cạnh sự tăng trưởng này, các Công ty xuất khẩu gỗ cũng đã gặp phải những khó khăn nhất định.

Gỗ và các sản phẩm gỗ là mặt hàng đóng góp đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Tuy nhiên, các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam hiện mới tập trung ở các sản phẩm trung cấp trở xuống, thiếu các dòng sản phẩm cao cấp. Đây chính là điểm yếu của Công ty Việt Nam so với các nước láng giềng đặc biệt là Trung Quốc. Theo đánh giá của lãnh đạo HAWA (Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ TP HCM), hiện các Công ty chế biến gỗ Trung Quốc có thể gia công các sản phẩm nội thất có giá thấp hơn 20 so với Việt Nam. Như vậy, để đáp ứng nhu cầu thị trường, các Công ty Việt Nam cần phải đổi mới trang thiết bị, nâng cao năng lực thiết kế và chất lượng sản phẩm nhằm giữ vững thị phần.

Hiện nay, hạn chế lớn nhất của các Công ty xuất khẩu gỗ Việt Nam là đầu tư dàn trải, chưa tập trung chuyên sâu. Nhiều Công ty xuất khẩu chưa nắm rõ hết quy định và luật pháp quốc tế, khả năng ứng biến trong thương mại khi xảy ra vướng mắc còn yếu. Để phát triển trong thời gian tới, ngành gỗ Việt Nam còn nhiều việc cần phải làm, trong đó việc định hình các sản phẩm mũi nhọn, có lợi thế trên thị trường thế giới đó là đồ gỗ nội thất hay gỗ mỹ nghệ, ván nhân tạo được ưu tiên hàng đầu. Việc xác định sản phẩm mũi nhọn đi đôi với khảo sát hiện trạng, đánh giá tiềm năng của từng vùng rừng, vùng sản xuất, chế biến các sản phẩm gỗ... từ đó đưa ra những định hướng phát triển thống nhất trong liên kết giữa vùng nguyên liệu và vùng sản xuất, chuyên môn hóa các công đoạn chế biến sản phẩm gỗ giữa các Công ty. Ngoài ra, nhà nước Việt Nam cần có một chiến lược phát triển ngành chế biến gỗ lâu dài; mở rộng đối tượng hưởng kích cầu hỗ trợ vốn với lãi vay ưu đãi hoặc không tính lãi cho các Công ty vừa và nhỏ; hỗ trợ Công ty đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại. Nhà nước cũng cần tạo điều kiện cho các Công ty Việt Nam trực tiếp hợp tác liên kết với chủ rừng để khai thác

nguyên liệu gỗ một cách chắc chắn, thông qua các hiệp định song phương đã ký kết giữa Việt Nam và các nước có rừng. Đồng thời xây dựng một trung tâm hỗ trợ phát triển sản phẩm quốc gia để hỗ trợ việc thiết kế mẫu mã, định hướng thị trường phù hợp.

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự suy giảm nhu cầu của thị trường quốc tế và hàng rào phi thuế quan đang có xu hướng tăng, đòi hỏi chúng ta phải có cách tiếp cận mới trong phát triển hoạt động thương mại nông lâm thuỷ sản nói chung, ngành chế biến gỗ nói riêng. Sau một giai đoạn tăng trưởng cao, xuất khẩu dựa vào phát triển chiều rộng của một vài ngành chủ lực là chủ yếu, đòi hỏi chúng ta phải thiết kế một chiến lược xuất khẩu nông lâm sản bền vững. Trong đó ngành gỗ, dựa theo chiều sâu, nhân tố mới, khai thác tốt thị trường nội địa theo tư duy dài hạn, căn cơ để làm cơ sở và bàn đạp cho xuất khẩu trong tư thế sẵn sàng hội nhập, sẵn sàng cạnh tranh, mang thương hiệu Việt đến khắp nơi trên Thế giới.

Định hướng phát triển của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại 3.1.2.

Xuất nhập khẩu TTTK

Bất kì một Công ty nào muốn tồn tại và phát triển thì Công ty đó phải nắm giữ được thị phần và có khả năng cạnh tranh. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể mà mỗi Công ty vạch ra một hướng đi cho mình nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường. Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu TTTK là một Công ty hoạt động kinh doanh luôn hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí. Vì vậy, việc lựa chọn hướng đi, mục tiêu cho tương lai là một điều hết sức quan trọng. Trong những năm tới, Công ty đang từng bước cố gắng đạt được các mục tiêu cụ thể như sau:

Phòng Kế hoạch – Kinh doanh sẽ lên kế hoạch nhằm giữ vững thị phần cung cấp ván gỗ cho các Công ty trong nước, xúc tiến quảng bá thương hiệu sang các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc… Các bộ phận cần quản lý chặt chẽ từ khâu chọn nguyên vật liệu cho đến khi phân phối sản phẩm, nhằm tạo thêm uy tín cho Công ty trên thị trường quốc tế. Từ đó, thu hút thêm một lượng lớn khách hàng ngắn hạn và các hợp đồng dài hạn cho tương lai. Ngoài ra, Công ty cần kiểm soát và quản lý hiệu quả các khoản chi cho hoạt động bán hàng và cung cấp sản phẩm, có kế hoạch thiết thực nhằm tăng doanh thu và giảm chi phí cho Công ty. Và hơn bao giờ hết Công ty cần đảm bảo cung cấp chất lượng và số lượng đúng, đủ và nhanh chóng nhất tới khách hàng nhằm nâng cao sức cạnh tranh và vị thế của Công ty trong thời gian tới.

Đồng thời, Công ty sẽ cho xây dựng thêm các cửa hàng giới thiệu sản phẩm và văn phòng đại diện ở các địa điểm thuận lợi cho Công ty và khách hàng nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển, tiết kiệm thời gian, đồng thời giúp thoả mãn tối đa yêu cầu của khách hàng.

Về các quyết định đầu tư:

Đầu tư ngắn hạn: Để đảm bảo các hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty được tiến hành bình thường, Công ty nên tăng các khoản đầu tư ngắn hạn nhằm hình thành các tài sản lưu động cần thiết. Công ty tiếp tục đầu tư chứng khoán ngắn hạn với mục đích nắm quyền kiểm soát, tạo sự đa dạng hóa về lĩnh vực kinh doanh, cơ sở cân bằng về rủi ro thanh khoản cho các tài sản, tạo sự mềm dẻo trong các hoạt động quản lý của Công ty.

Đầu tư dài hạn: Công ty mẹ cần tiếp tục tăng cường đầu tư dài hạn vào các Công ty con, Công ty liên doanh, liên kết. Công ty đặc biệt chú trọng tới việc mở rộng sản xuất kinh doanh: đầu tư mua sắm thiết bị mới góp phần làm tăng lợi nhuận của Công ty.

Tăng cường công tác quản lý nhân sự. Ban lãnh đạo Công ty cần giao trách nhiệm nhiều hơn cho các phòng ban cấp dưới để họ tự quản lý và có ý thức hơn với công việc của mình; thực hiện các biện pháp nhằm cấu trúc lại tổ chức, tối ưu hóa việc sản xuất kinh doanh theo hướng nâng cao chất lượng, chống lãng phí.

Việc đảm bảo nguồn hàng và nguồn nguyên vật liệu cho kế hoạch hoạt động năm tới là vô cùng quan trọng, hoàn thành các biện pháp nhằm giảm hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn, quản lý và sử dụng tài sản trong Công ty được hiệu quả.

Cuối cùng, Công ty cần xây dựng chiến lược phát triển bền vững với những cam kết góp phần cải thiện cuộc sống của người dân địa phương trong tương lai bằng cách tăng cường vệ sinh, sức khỏe, bảo vệ môi trường, thực hiện các chương trình từ thiện,… nhằm hỗ trợ phát triển văn hóa, giáo dục, tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu TTTK (Trang 61 - 63)