3.1.1.1. Diện tích, năng suất rừng trồng Keo trên địa bàn nghiên cứu
Huyện Yên Bình có 21.130 ha rừng trồng keo, chiếm 71,13% diện tích rừng trồng hiện có. Trong đó, rừng cấp tuổi I là 6.000 ha, rừng cấp tuổi II là 6.500 ha, rừng cấp tuổi III là 8.630 ha (Rừng cấp tuổi I là rừng trồng từ 1 - 3 tuổi; rừng cấp tuổi II là rừng trồng từ 4 - 6 tuổi; rừng cấp tuổi III là rừng trồng từ 7 tuổi trở lên).
Hàng năm, huyện Yên Bình tái trồng mới bình quân trên 1.500 ha rừng keo các loại. Sản lượng gỗ Keo bình quân khai thác hàng năm đạt 100 ngàn m3 phục vụ chế biến ván bóc, dăm mảnh và nguyên liệu sản xuất bột giấy. Năng xuất bình quân đạt 60 - 70 m3/ha/chu kỳ 5 – 7 năm.
3.1.1.2. Thông tin về diện tích, giống Keo chủ yếu trên địa bàn nghiên cứu
Diện tích trồng keo trên địa bàn huyện Yên Bình chủ yếu được trồng bằng 2 loài chính, gồm: Keo tai tượng - Acacia mangium và Keo lai - Acacia mangium x A.
auriculiformis (lai giữa Keo tai tượng - Acacia mangium và Keo lá tràm - Acacia
auriculiformis). Diện tích trồng rừng cụ thể theo từng giống keo như sau:
Keo tai tượng - Acacia mangium có 13.944 ha, chiếm 66% diện tích rừng trồng keo hiện có. Trong đó, rừng cấp tuổi I là 3.600 ha, chiếm 25,8%; rừng cấp tuổi II là 4.000 ha, chiếm 28,7%; rừng cấp tuổi III là 6.344 ha, chiếm 45,5% diện tích rừng trồng keo tai tượng.
Keo lai - Acacia mangium x A. Auriculiformis có 7.186 ha, chiếm 34% diện tích rừng trồng keo hiện có. Trong đó, rừng cấp tuổi I là 2.400 ha, chiếm 33,4%; rừng cấp tuổi II là 2.500 ha, chiếm 34,8%; rừng cấp tuổi III là 2.286 ha, chiếm 31,8% diện tích rừng trồng keo lai.
3.1.1.3. Sự áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và đầu tư
cho rừng trồng keo trên địa bàn nghiên cứu
Trong sản xuất lâm nghiệp đã có nhiều tiến bộ trong sản xuất, cung ứng giống làm cho cây trồng ngày càng phù hợp hơn với điều kiện tự nhiên, có năng suất cao, chất lượng gỗ cao hơn. Công nghệ sản xuất cây con bằng kỹ thuật cao như giâm hom,
nuôi cấy mô cũng được phát triển nhanh chóng, nhất là đối với các loài cây mọc nhanh như Keo lai, Bạch đàn urophylla, pelissta, Bạch đàn lai... Trong thực tiễn sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn nghiên cứu cho thấy đã có nhiều giống mới, giống tiến bộ kỹ thuật được đưa vào sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp lâm nghiệp.
Để năng suất rừng trồng tăng lên ngoài việc cải thiện giống thì công tác quản lý, áp dụng những biện pháp lâm sinh trong trồng rừng kinh doanh là một điều thiết yếu. Các kỹ thuật trồng rừng có nhiều thành tựu và tiến bộ trong nghiên cứu và thực tiễn, đặc biệt là các thành tựu trong kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây mọc nhanh với suất đầu tư cao để nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng. Nhiều quy trình, quy phạm và hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng sản xuất đã được ban hành và áp dụng rộng rãi trong sản xuất thời gian qua. Tới nay hầu hết các loài cây trồng rừng chủ lực đã có quy trình kỹ thuật được ban hành. Việc tuân thủ quy trình, quy phạm kỹ thuật lâm sinh được thực hiện nghiêm ngặt ở các doanh nghiệp và các hộ trồng rừng thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất của tỉnh.
Đầu tư trồng chăm sóc rừng trồng keo thời kỳ kiến thiết cơ bản (trồng, chăm sóc) đối với các doanh nghiệp được tính trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật kèm theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Suất đầu tư bình quân cho 1 ha keo từ 35 – 45 triệu/ha/7 năm, nhưng không có dự toán chi phí phòng trừ sâu bệnh hại, chỉ có phân bón. Khi bị sâu bệnh, mối hại các đơn vị thực hiện công tác diệt trừ bằng phun thuốc trừ sâu là chính và tiến hành trồng dặm, hoặc trồng lại đối với diện tích bị hại ở thời kỳ chăm sóc và khai thác tận thu để trồng lại nếu qua thời kỳ chăm sóc do đó sản xuất thiếu tính bền vững, chi phí phát sinh lớn, rủi ro cao.
Việc đầu tư trồng rừng của người dân phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện hoàn cảnh kinh tế của từng gia đình, sản xuất mang tính tự phát, chưa chú trọng đến công tác phòng sâu bệnh và mối hại; thường trừ sâu bệnh theo hình thức sử lý tình huống do đó hiệu quả không cao, thiếu tính bền vững. Các hộ có điều kiện kinh tế khó khăn chủ yếu trồng rừng theo phương thức quảng canh, tự phát là chính với mức chi phí từ 12 – 15 triệu/ha. Các hộ có điều kiện kinh tế tốt thường đầu tư trồng rừng bài bản, thâm canh rừng bằng trồng cây giống tốt, chăm sóc, bón phân đầy đủ, nhưng việc phòng trừ sâu bệnh và mối hại rừng trồng keo vẫn chưa được chú trọng; chi phí đầu tư từ 30 - 35 triệu đồng/ha.
3.1.2. Kết quả phỏng vấn về tình hình gây hại của Mối đối với rừng trồng Keo
Qua điều tra, phỏng vấn đối với: 3 doanh nghiệp trồng rừng, 13 cán bộ chức năng của huyện, xã (cán bộ trạm Bảo vệ Thực vật, Hạt Kiểm lâm, Trạm Khuyến nông, cán bộ lâm nghiệp xã) và 15 hộ nông dân trực tiếp trồng rừng cho thấy:
- Rừng trồng keo trên địa bàn thường xuyên bị mối hại; mối hại keo không phát thành dịch trên diện rộng nhưng làm tăng chi phí đầu tư thuốc bảo vệ thực vật, chi phí trồng dặm và gây ảnh hưởng lớn đến năng xuất, chất lượng rừng trồng.
- Hình thức và mức độ hại ở từng lô rừng có sự sai khác nhau; thường thì mối gây hại làm chết từ 10 – 20% số cây trồng, cá biệt có những lô mối làm chết nhiều phải tiến hành trồng lại rừng (mới trồng).
- Rừng trồng keo bị mối hại ở tất cả các tuổi cây, nhưng hại nặng nhất là cây keo thời kỳ kiến thiết cơ bản, đặc biệt là rừng keo mới trồng (dưới 12 tháng tuổi).
- Các cơ quan chức năng đã quan tâm đến công tác trồng rừng nhưng chưa thật sự quan tâm đến công tác phòng trừ sâu, bệnh và mối hại rừng trồng; chưa có khuyến cáo đến tác hại và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại, đặc biệt là mối hại keo trên địa bàn.
- Các tổ chức, cá nhân trồng, kinh doanh rừng chưa quan tâm, chú trọng đến công tác phòng trừ sâu bệnh hại, nhất là mối hại cây trồng mặc dù đánh giá và lường trước được sựảnh hưởng, mức độ thiệt hại sảy ra đối vời rừng trồng.
3.1.3. Kết quảđiều tra gây hại của Mối đối với rừng trồng Keo
3.1.3.1. Đặc điểm gây hại của Mối đối với rừng trồng Keo tại Yên Bình, Yên Bái
Qua khảo sát sự phá hoại của mối trên địa bàn huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái và điều tra 100 điểm theo ô tiêu chuẩn dạng lưới được xác định (4 điểm có cây trồng là Bồđề và 96 điểm có rừng trồng keo tai tượng ở các độ tuổi khác nhau) cho thấy mối gây hại với nhiều hình thức, nhưng có thể chia thành 4 kiểu gây hại chính như sau:
- Kiểu gây hại 1: Mối cắn ngang cổ rễ hoặc gặm hết lớp vỏ của rễở phần tiếp giáp với mặt đất, cắn ngang thân làm cây héo và chết rất nhanh, nhất là cây mới trồng sau khi xâm nhiễm vài ngày do một lượng lớn cá thể mối, kiếm ăn. Kiểu gây hại này thường gặp ở cây 1 năm tuổi, thường vài ngày đến vài tháng sau khi trồng (hình 3.1, 3.2, 3.3).
Hình 3.1: Mối gặm ngang cổ rễ, sâu dưới đất gây chết cây
Hình 3.2: Mối cắn ngang cổ rễ phần tiếp giáp với mặt đất
Kiểu gây hại 2: Mối đục rỗng thân cây lớn và có thể gây chết cây. Kiểu gây hại này thường gặp khi cây bị thương tổn, xây xát, đổ gãy nhưng rất ít gặp (hình 3.4).
Hình 3.4: Mối đục rỗng thân cây lớn gây chết cây
Kiểu gây hại 3: Mối ăn vỏ rễ chính hoặc rễ phụ phần dưới mặt đất hoặc ăn cụt phần rễ dưới đất. Kiểu gây hại này làm cây chết chậm hơn và thường thấy dấu hiệu của mối, nấm và thường gặp ở cây lớn hơn, ít gặp ở cây 2 tuổi, 3 tuổi (hình 3.5).
- Kiểu gây hại 4: Mối đắp đường mui lên thân cây, ăn vỏ cây (ít gây chết) và ăn cả lớp gỗ bên trong (nguy hại hơn và có thể gây chết) (hình 3.6).
Hình 3.6: Mối đắp đường mui lên thân cây, ăn vỏ cây
3.1.3.2. Tỷ lệ và mức độ gây hại của Mối đối với rừng trồng Keo tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
Kết quả điều tra ở 96/100 ô tiêu chuẩn có rừng trồng keo tai tượng ở các độ tuổi khác nhau, cho thấy có 256 cây bị mối, tỷ lệ bị hại trung bình là 8,98% và mức độ bị hại trung bình là 6,05%. Tỷ lệ, mức độ bị hại ghi cụ thể ở Phụ lục B1, B2 và chia theo tuổi như sau:
- Đối với cây 1 tuổi: Tổng số ô điều tra là 12; tỷ lệ mối hại là 29,44% và mức độ bị hại là 22,87%. - Đối với cây 2 tuổi: Tổng số ô điều tra là 13; tỷ lệ mối hại là 14,1% và mức độ bị hại là 9,83%. - Đối với cây 3 tuổi: Tổng số ô điều tra là 12; tỷ lệ mối hại là 7,78% và mức độ bị hại là 3,8%.
- Đối với cây 4 tuổi: Tổng số ô điều tra là 6; tỷ lệ mối hại là 5% và mức độ bị hại là 2,41%. - Đối với cây 5 tuổi: Tổng số ô điều tra là 16; tỷ lệ mối hại là 4,17% và mức độ bị hại là 2,29%. - Đối với cây 6 tuổi: Tổng số ô điều tra là 18; tỷ lệ mối hại là 3,7% và mức độ bị hại là 2,28%. - Đối với cây 7 tuổi: Tổng số ô điều tra là 19; tỷ lệ mối hại là 3,16% và mức độ bị hại là 2,16%.
Bảng 3.1. Tổng hợp số lượng, tỷ lệ và mức độ bị mối hại theo tuổi cây Tuổi cây Số Ô điều tra Chia theo cấp bị hại Tổng số cây điều tra Tỷ lệ mối hại Mức độ bị hại Cấp 0 Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 1 12 254 23 25 58 360 29,44 22,87 2 13 335 17 16 22 390 14,10 9,83 3 12 332 16 11 1 360 7,78 3,80 4 6 171 6 2 1 180 5,00 2,41 5 16 460 12 3 5 480 4,17 2,29 6 18 520 10 3 7 540 3,70 2,28 7 19 552 7 3 8 570 3,16 2,16 TB 96 2.624 91 63 102 2.880 8,89 6,05
* Kết quảở bảng trên cho thấy tỷ lệ, mức độ bị hại của cây keo do mối tương quan với nhau và giảm dần theo tuổi của cây. Cây ở tuổi 1 có tỷ lệ, mức độ bị hại là cao nhất; sang năm thứ 2, năm thứ 3 các chỉ số này giảm mạnh (chỉ còn 1/2 - 1/4 so với năm đầu); từ năm thứ 4 trở đi tỷ lệ bị mối hại giảm xuống dưới 2,5%. Kết quả điều tra cho thấy cây còn nhỏ dưới 12 tháng tuổi, nhất là cây mới trồng nếu bị mối gây hại thường ở cấp 3, làm cây bị chết. Cây tuổi 2, tuổi 3 và 4 - 7 tuổi có tỷ lệ bị mối gây hại nhiều ở cấp 1, cấp 2 và cây bị hại ở cấp 3 giảm hẳn. Điều này có thể giải thích do cây mới trồng còn non phần vỏ rất mỏng, sức đề kháng của cây yếu, mối dễ dàng cắn đứt ngang cổ rễ hoặc ăn rễ. Cây mới trồng chưa bén rễ, một số cây có thể héo, là thức ăn ưa thích của mối. Sang năm thứ 2 trởđi, cây đã phát triển tốt, phần vỏ cây đã trở nên dầy hơn, cứng hơn thậm chí lượng tanin trong vỏ cây cũng tăng lên không hấp dẫn mối. Mối chuyển sang khai thác thức ăn từ những cành khô,
lá rụng, gốc cây của luân kỳ trước để lại đã bị mục ải. Do vậy tỷ lệ, mức độ bị hại của cây 2, 3 năm tuổi và cây 4 - 7 năm tuổi cũng ít đi.
Cây keo 1 năm tuổi, đặc biệt cây mới trồng, nếu đã bị mối gây hại thì thường ở cấp 3, cây không phục hồi được và thường bị chết có mức độ bị hại (R%) trong khoảng từ 20% đến 35% thuộc phân cấp mức độ bị mối hại vừa (trung bình). Cây Keo 2 năm tuổi có mức độ bị hại là 9,83%, keo năm 3 có mức độ bị hại là 3,8% và cây Keo từ 4 tuổi trở lên có mức độ bị hại nhỏ hơn 2,5% do đó đều thuộc phân cấp mức độ bị mối hại nhẹ; cây từ 2 - 7 tuổi bị mối hại thường ở cấp 1 và cấp 3 ít cho nên mức độ nguy hại đến sự tồn tại của cây cũng ít, do đó khi mức độ bị hại R% thường nhỏ hơn tỷ lệ cây bị hại P%.
Từ kết quả phân tích tỷ lệ cây bị hại và mức độ bị hại cho thấy mối chủ yếu hại cây mới trồng đến 1 năm tuổi. Vì vậy cần tập trung nghiên cứu biện pháp phòng mối cho cây 1 năm tuổi.
3.2. Một sốđặc điểm sinh học, sinh thái của Mối hại rừng trồng Keo
Để có được biện pháp hạn chế thiệt hại do các loài mối gây ra, cần thiết phải có hiểu biết về đặc điểm sinh học và sinh thái học của chúng. Kết quả nghiên cứu gần đây đã ghi nhận có 3 loài mối gây hại chính (major termite pest) cho rừng trồng bạch đàn và keo, đó là: Macrotermes annandalei, Macrotermes barneyi và
Microtermes pakistanicus [14], [24]. Cả 3 loài đều thuộc loài mối có vườn cấy nấm và chúng chỉ tồn tại khi vườn nấm trong tổ phát triển bình thường. Chúng không thể tự tiêu hóa xenlulo, mà phải nhờ vườn nấm và các vi sinh vật cộng sinh trong ruột của mối thợđể giúp tiêu hóa một phần xenlulo ăn vào.
Kết hợp theo dõi trực tiếp ngoài thực địa trên địa bàn nghiên cứu và kế thừa các tài liệu nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học phổ biến như: vòng đời, hình dạng ngoài và cấu trúc tổ, thời điểm bay phân đàn... đã được trình bày trong một số tài liệu nghiên cứu trước đây cho thấy một số đặc điểm sinh học của loài mối hại chính rừng trồng keo như sau:
3.2.1. Tổ mối
Mối sống trong đất, tổ là ngôi nhà tập trung sinh hoạt của đại gia đình mối, tổ mối có thể ở gần phần rễ cây hoặc phần gỗ chôn trong đất, nói chung tổ của chúng
gắn liền với đất, tổ mối của nhóm này có thể chìm trong đất cũng có thể nửa nổi nửa chìm trong đất, đôi khi có tổ mối sâu tới 36 cm (Đặng Kim Tuyến và Cs, 2008, Trần Công Loanh và Cs, 1997) [26], [13].
Cấu trúc tố mối, gồm: phần tổ và cấu trúc bên trong với thành tổ, khoang trung tâm và đáy tổ phía dưới khoang trung tâm (Nguyễn Văn Quảng. 2003), [18]. Khoang trung tâm tổ mối (hình 3.8) cao khoảng 40 cm, rộng khoảng 70 cm.
Hoàng cung (hình 3.8) là một khối đất mịn, rắn chắc hình bầu dục, thường nằm lệch về một bên trong khoang trung tâm. Trên bề mặt và trên thành hoàng cung có các cửa ra vào, có mối lính làm nhiệm vụ canh gác. Chiều rộng của hoàng cung dao động trong khoảng 6-15cm. Trong hoàng cung có mối chúa và mối vua nằm trên nền đáy đẩt phẳng của hoàng cung (hình 3.9). Sống trong hoàng cung thường chỉ có một vua và một chúa, nhưng khi giải phẫu tổ, cũng bắt gặp 1 vua 2 chúa hoặc không có mối vua, mối chúa (có thểđã di chuyển, thay đổi tổ chính trong quá trình tăng trưởng, kích thước của hoàng cung cũ không còn thích hợp cho mối chúa).
Hình 3.7: Khoang trung tâm tổ mối Hình 3.8: Hoàng cung tổ mối
Vườn nấm có cấu trúc đặc biệt giống như dạng tổ ong nhưng luôn biến đổi