Phương pháp điều tra quan sát đánh giá trực tiếp ngoài thực địa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ mối hại rừng trồng keo (acacia SP) tại huyện yên bình tỉnh yên bái (Trang 33 - 34)

Vận dụng phương pháp điều tra cơ bản về sâu hại rừng trồng (TCVN 8927: 2012, Phạm Quang Thu, 2009) [20], [22]; phương pháp điều tra, đánh giá hại mía

(Novaretti et al., 2000) [32] và kết hợp với lựa chọn khu vực rừng trồng keo đại diện nhất cho: các kiểu địa hình, dạng lập địa đối với rừng trồng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Kết hợp với đặc điểm riêng của mối đối với keo đểđưa ra đánh giá mức độ bị hại và phân cấp mức độ bị hại do mối. Các bước điều tra, khảo sát được tiến hành như sau:

- Chọn khu vực rừng keo có các tuổi cây khác nhau, mang tính điển hình, đại diện cho rừng trồng keo trên địa bàn huyện Yên Bình để tiến hành điều tra.

- Chọn các tuyến điều tra song song với nhau theo hướng Bắc – Nam từ chân đến đỉnh. Trên mỗi tuyến cách 50 m lập 1 ô tiêu chuẩn tạo thành ô dạng lưới được xác định cụ thể bằng tọa độ. Số lượng ô tiêu chuẩn xác định là 100 đi qua khu vực rừng được xác định đại diện cho địa bàn nghiên cứu và chỉ xác định đặc điểm và mức độ hại của mối đối với rừng trồng keo.

- Chọn cây tiêu chuẩn theo phương pháp 5 điểm (Nguyễn Thế Nhã và CS., 2001) [16]. Tại vị trí trung tâm của ô tiêu chuẩn là điểm đã được xác định tọa độ có rừng trồng keo đánh dấu 6 cây gần nhất. Từđiểm này chọn 4 điểm khác cách điểm trung tâm 20 m về các hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc và tại 4 điểm này tiếp tục chọn 6 cây/điểm. Như vậy, mỗi ô tiêu chuẩn có 30 cây được điều tra.

- Trên mỗi ô tiêu chuẩn thu thập nội dung về số cây bị hại theo từng mức độ. Tính tỷ lệ cây bị hại, mức độ bị hại và phân cấp mức độ bị hại cho khu vực điều tra.

+ Tỷ lệ cây bị hại: theo TCVN 8927: 2012, Phạm Quang Thu, 2009 [20]; [22]. + Mức độ bị hại: Chia 4 cấp độ bị hại cho từng cây, được đánh số từ 0 đến 3: Cấp 0: cây không bị hại, cây khỏe mạnh, phát triển bình thường;

Cấp 1: cây bị mối đắp đường mui, ăn vỏ cây, cây vẫn sống;

Cấp 2: cây bị mối ăn vào lớp gỗ hoặc đục thành hang, cây vẫn sống; Cấp 3: cây bị vàng lá hoặc héo hoặc chết với nhiều dấu hiệu mối hại.

Kết quảđã điều tra được 6 tuyến với 100 điểm điều tra, trong đó có 4 điểm có cây trồng là Bồđề và 96 điểm có cây trồng là keo từ 1 tuổi đến 7 tuổi. Trên cơ sở số liệu điều tra, sắp xếp kết quảđiều tra theo tuổi của cây trồng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ mối hại rừng trồng keo (acacia SP) tại huyện yên bình tỉnh yên bái (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)