Thành phần trong tổ mối

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ mối hại rừng trồng keo (acacia SP) tại huyện yên bình tỉnh yên bái (Trang 50 - 53)

3.2.3.1. Vòng đời của mối

Cũng giống như ong và kiến, mối là loài côn trùng sống có tính chất xã hội. Thành phần mối trưởng thành bao gồm: Mối chúa, mối vua, mối giống có cánh, mối giống không cánh, mối lính, mối thợ. Ngoài ra trong tổ mối còn có: Mối non, mối nhỡ, trứng. Vòng đời của mối được mô tả như (hình 3.11).

3.2.3.2. Mối chúa, mối vua

Trong tổ mối thường chỉ có một mối chúa, tuy nhiên cá biệt một số tổ có 2 mối chúa. Mối chúa có chức năng chủ yếu là sinh sản để duy trì nòi giống và mối chúa được chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ rất chu đáo nên mối chúa có hình dạng biến đổi nhiều bụng mối chúa có thể to hơn gấp 200 lần so với đầu. Một ngày mối chúa có thểđẻ 8.000 - 10.000 trứng ( Trần Công Loanh và Cs, 1997) [13].

Trong tổ mối thường chỉ có một mối vua, cá biệt có tổ có 2 mối vua. Nhiệm vụ mối vua là thụ tinh cho con mối chúa. Mối vua cũng được mối thợ nuôi dưỡng chăm sóc chu đáo. Hình dạng của mối vua không khác mối đực cánh bình thường (Phạm Ngọc Anh, 1967) [1].

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã đào được tổ mối có mối vua dài 1 cm và mối chúa dài 6 cm, đường kính thân 1 cm (hình 3.12, hình 3.13, hình 3.14).

Hình 3.12: Mi Vua và mi Chúa (chp nga)

3.2.3.3. Mối giống

Mối giống gồm hai loại: mối giống có cánh và mối giống không có cánh (Trần Công Loanh và Cs, 1997) [13].

- Mối giống có cánh: Mối giống có cánh chiếm số lượng đông trong quần thể. Về hình thái ít biến đổi, có 2 đôi cánh dạng cánh màng dài bằng nhau, khi không bay xếp dọc trên lưng. Đây là 1 đối tượng chia đàn và phát tán nòi giống.

- Mối giống không có cánh: Mối giống không có cánh chỉ chiếm ít trong quần thể. Chức năng của chúng là đề phòng khi mối vua hoặc mối chúa chết do già hoặc bệnh… thì chúng sẽđược bồi dưỡng đặc biệt để thay thế.

3.2.3.4. Mối lính, mối thợ

Chức năng chủ yếu của mối lính là bảo vệ tổ, chống lại kẻ thù. Để thích nghi với chức năng đó thì hình dạng của mối lính phải có những biến đổi: đầu mối to, dài gần bằng ½ thân thể, miệng hướng về phía trước, tuy vậy mối lính không tự lấy thức ăn được cho mình nên phải nhờ tới mối thợ mớm thức ăn cho (Phạm Ngọc Anh, 1967) [1]. Mối lính có 2 loại, gồm: mối lính lớn có hàm khỏe còn mối lính nhỏ có hàm mảnh hơn. Tỷ lệ giữa mối lính lớn và mối lính nhỏ tùy thuộc vào tuổi của tổ mối.

Mối thợ đảm nhiệm chức năng: xây tổ, đắp đường mui, vận chuyển nước, thức ăn, chăm sóc mối vua, mối chúa, mối lính, mối non… do mối thợ đảm nhiệm rất nhiều chức năng nên chúng chiếm số lượng nhiều hơn cả (Trần Công Loanh và Cs, 1997) [13].

Trong đàn mối kiếm ăn đi ra ngoài tổ luôn có mặt đẳng cấp mối thợ và mối lính. Số lượng cá thể giữa 2 đẳng cấp mối thay đổi theo tuổi của quần tộc và điều kiện sống. Thường thì trong tổ có mối thợ nhỏ nhiều hơn mối thợ lớn để làm nhiệm vụ cấy nấm, nuôi con và ở ngoài tổ thì tỷ lệ cá thể mối thợ lớn chiếm nhiều hơn để làm nhiệm vụ kiếm ăn là chính. Tỷ lệ mối thợ và lính hoặc thợ nhỏ và thợ lớn có sự khác nhau là tùy từng trạng thái của tổ và tùy nơi hoạt động. Nơi mối cánh bay giao hoan phân đàn có số lượng mối thợ ít hơn mối lính và ngược lại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ mối hại rừng trồng keo (acacia SP) tại huyện yên bình tỉnh yên bái (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)