3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu
Nguồn thông tin số liệu sơ cấp: Là trực tiếp trao đổi với các nhân viên trong Công ty để thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Nguồn thông tin số liệu thứ cấp: Tiến hành thu thập những tài liệu có sẵn có liên quan đến việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn của đề tài như thông tin qua việc truy cập Internet, báo chí, văn kiện, tạp chí, các báo cáo liên quan đã được công bố.
3.5.2. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng một số phần mềm như Microsoft Excel, Microsoft Word để xử lý số liệu.
3.5.3. Phương pháp phân tích số liệu
3.5.3.1. Phương pháp thống kê so sánh
Là tính toán các chỉ tiêu tương đối và tuyệt đối, so sánh chúng với nhau nhằm tìm ra quy luật chung của sự vật, hiện tượng.
- So sánh bằng số tuyệt đối
Phản ánh tổng hợp số lượng, quy mô của các chỉ tiêu kinh tế và là căn cứ để tính các số khác.
Công thức: Y = Y1 – Y0 (Y: Trị số so sánh; Y1: Trị số phân tích; Y0: Trị số gốc)
- So sánh bằng số tương đối
Là trị số nói lên kết cấu mối quan hệ tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế. Số tương đối có nhiều loại tùy thuộc vào nội dung phân tích mà sử dụng cho thích hợp.
Công thức: Y =
(Y: Trị số so sánh; Y1: Trị số phân tích; Y0: Trị số gốc)
3.5.4. Các phương pháp kế toán sử dụng
3.5.4.1. Phương pháp chứng từ kế toán
Phương pháp chứng từ kế toán là phương pháp kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian và địa điểm phát sinh của nghiệp vụ. Phương pháp chứng từ là một phương pháp trong hệ thống các phương pháp kế toán. Cho nên nó phải được sử dụng phối hợp với các phương pháp kế toán khác.
Y1 – Y0
3.5.4.2. Phương pháp đối ứng tài khoản
Phương pháp đối ứng tài khoản là phương pháp thông tin và kiểm tra quá trình vận động của mỗi loại tài sản, nguồn vốn và quá trình kinh doanh theo mối quan hệ qua lại được phản ánh trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tức là chỉ ra rằng từng nghiệp vụ ghi trên chứng từ hình thành từ nguyên nhân nào tác động đến những chủ thể nào trong hệ thống kế toán.
3.5.4.3. Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán
Tổng hợp và cân đối kế toán là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong kế toán như: Từng quá trình kinh doanh, cân đối toàn bộ nguồn vốn hoặc cân đối kết quả chung cho toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
3.5.5. Phân tích các chỉ tiêu tài chính
Các chỉ tiêu được sử dụng để phân tích trong báo cáo:
Hệ số vòng quay hàng tồn kho
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ (Nguyễn Minh Kiều, 2008).
Công thức:
Hệ số quay vòng hàng tồn kho = Doanh thu
Số dư hàng tồn kho cuối kì hoặc
Hệ số quay vòng hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán
Trung bình hàng tồn kho trong kì
Chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho
Đây là thước đo thể hiện khả năng về mặt tài chính của công ty. Chỉ số này cho các nhà đầu tư biết về khoảng thời gian cần thiết để công ty có thể thanh lý được hết số lượng hàng tồn kho của mình (bao gồm cả hàng hoá còn đang trong quá trình sản xuất) (Nguyễn Minh Kiều, 2008).
Cách xác định:
Chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho = 365
Vòng quay hàng tồn kho
Hệ số vòng quay các khoản phải thu
Chỉ số vòng quay các khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp (Nguyễn Minh Kiều, 2008).
Cách xác định:
Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu
Bình quân các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân cho thấy khoảng thời gian trung bình cần thiết để một công ty thu hồi các khoản nợ từ khách hàng (Nguyễn Minh Kiều, 2008).
Cách xác định:
Kỳ thu tiền bình quân = 365
Hệ số vòng quay các khoản phải thu hay
Kỳ thu tiền bình quân = Phải thu khách hàng x 365 ngày Doanh thu bán chịu
Vòng quay vốn lưu động
Chỉ tiêu này có ý nghĩa cứ bình quân sử dụng 1 đồng vốn lưu động trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Nếu hệ số càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại (Nguyễn Minh Kiều, 2008).
Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân
Vòng quay vốn cố định
Chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định có nghĩa là khi đầu tư trung bình một đồng vốn cố định thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần
(Nguyễn Minh Kiều, 2008).
Vòng quayvốn cố định = Doanh thu thuần
Vốn cố định bình quân
Vòng quay toàn bộ vốn
Chỉ tiêu này cho nhà đầu tư thấy cứ 1 đồng vốn sử dụng bình quân tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay vốn của doanh nghiệp trong kỳ quay được bao nhiêu vòng (Nguyễn Minh Kiều, 2008).
Vòng quay toàn bộ vốn = Doanh thu thuần
Phần thứ tư
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả nghiên cứu
4.1.1. Thực trạng hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của cà phê tại Công ty TNHH một thành viên Cà phê Cư Pul cà phê tại Công ty TNHH một thành viên Cà phê Cư Pul
4.1.1.1. Đặc điểm của sản phẩm và quy trình sản xuất của Công ty
Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty là hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp. Sản phẩm chính của Công ty hiện nay: chăm sóc, chế biến sản phẩm cà phê từ quả tươi sang cà phê nhân nên quy trình sản xuất mang tính nông nghiệp, quy trình sản xuất đơn giản dễ thực hiện. Tuy nhiên do chu kỳ sản xuất của cà phê kéo dài trong một năm từ tháng 1 tới tháng 12 hàng năm, nên quy trình sản xuất, tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm phải thực hiện trong cả năm tài chính. Để nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty đang từng bước cải tạo vườn cây, đầu tư xây dựng nhà xưởng, sân phơi,... giảm chi phí sản xuất góp phẩm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.
4.1.1.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cà phê tại Công ty
Để theo dõi và tập hợp chi phí sản xuất, Công ty TNHH một thành viên Cà phê Cư Pulsử dụng tài khoản 621 (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp), tài khoản 622 (chi phí nhân công trực tiếp) và tài khoản 627 (chi phí sản xuất chung).
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được căn cứ vào tổ chức sản xuất, quy trình sản xuất cũng như đặc điểm sản xuất của sản phẩm.
4.1.1.3. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty a. Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Giá thành cà phê nhân xô.
b. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn. Nghĩa là toàn bộ chi phí pháp sinh trong kỳ được hoạch toán trực tiếp cho từng đối tượng tính giá thành đó chính là từng loại cà phê nhân xô. Công thức tính giá thành sản phẩm:
Tổng giá thành cà phê nhân xô
nhập kho năm 2013 = Chi phí sản xuất dở dang đầu năm 2013 + Chi phí sản xuất phát sinh trong năm 2013 - Chi phí sản xuất dở dang cuối năm 2013 Giá thành 1kg cà phê
nhân xô năm 2013
= Tổng giá thành cà phê nhân xô nhập kho năm 2013 Số lượng cà phê nhân xô nhập kho năm 2013
c. Kỳ tính giá thành
Do đặc điểm của chu kỳ sản xuất cây cà phê kéo dài trong 1 năm từ tháng 01 đến tháng 12 hàng năm nên quy trình sản xuất, tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm phải thực hiện trong cả năm tài chính. Vậy kỳ tính giá thành của Công ty bắt đầu từ này 01/01 tới ngày 31/12 hàng năm.
4.1.1.4. Thực trạng hoạch toán chi phí sản xuất tại Công ty
a. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nội dung: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho đội sản xuất ở Công ty bao gồm: phân bón các loại dùng chăm sóc vườn cây, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, dầu, dụng cụ, bao bì dùng trong thu hoạch sản phẩm.
Mặc dù, Công ty áp dụng cơ chế khoán vườn cây cho công nhân sản xuất nhưng đây là chi phí đầu tư mà Công ty hỗ trợ thêm cho công nhân để chăm bón cà phê.
Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ
* Kế toán chi tiết - Chứng từ sử dụng:
+ Phiếu xuất kho: Xuất vật tư, phân bón dùng cho sản xuất,...
+ Phiếu nhập kho: Phân bón mua về, phân bón sử dụng không hết nhập lại kho,... + Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ: Khi vật tư sử dụng không hết để lại sử dụng cho kỳ sau.
- Sổ chi tiết: Hằng ngày kế toán căn cứ vào các hóa đơn để ghi chép nhập kho, xuất kho đồng thời mở sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho những đối tượng hoạch toán trong đó theo dõi từng loại chi phí.
- Trình tự luân chuyển chứng từ: Chứng từ được lập làm ba liên:
+ 01 do phòng kế toán lưu trữ. + 01 do kế toán viên giữ + 01 do thủ kho giữ.
Kế toán căn cứ vào hóa đơn mua vật liệu, để lập phiếu xuất kho sử dụng cho sản xuất sản phẩm, hoặc cá nhân tạm ứng,... Nếu mua về không qua kho của Công ty mà chuyển thẳng vào tài khoản chi phí.
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm kế toán tiến hành lập bảng kê tổng hợp xuất kho nguyên vật liệu bên cạnh đó bộ phận kế toán vật tư có trách nhiệm quản lý giám sát về mặt số lượng thực xuất, tồn kho vật tư. Đồng thời cung cấp các khoản chi vật tư cho kế toán tổng hợp. Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán căn cứ vào chứng từ ban đầu lập bảng kê, chứng từ ghi sổ, sổ đăng kí chứng từ, vào sổ chi tiết và cuối cùng là sổ cái.
Vật liệu sử dụng cho sản xuất sản phẩm được hoạch toán theo giá thực tế. Đối vật liệu sử dụng phải nhập qua kho Công ty thì kế toán Công ty theo dõi chi tiết tình hình nhập xuất trên sổ chi tiết theo từng loại vật liệu.
Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho và các chứng từ gốc để ghi sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
* Kế toán tổng hợp
- Sổ kế toán sử dụng: Kế toán tổng hợp sử dụng chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ, sổ cái tài khoản 621.
- Trình tự luân chuyển chứng từ: Sau khi kế toán chi tiết ghi chép các chứng từ gốc phát sinh vào số thẻ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết thì cuối kỳ kế toán tổng hợp dựa vào các chứng từ gốc để định khoản và lập chứng từ ghi sổ. Từ chứng từ ghi sổ kế toán tổng hợp ghi vào sổ đăng ký chứng từ vào tài khoản 621.
b. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Nội dung: Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Công việc lao vụ ở các phân xưởng sản xuất như tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất như lương và các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn phần do doanh nghiệp chịu tính vào
chi phí sản xuất, phần do người lao động chịu, trong trường hợp không hạch toán riêng từng đối tượng chịu chi phí thì phải áp dụng phương pháp phân bổ cho từng đối tượng liên quan.
Trong cơ cấu giá thành tại Công ty cà phê Cư Pul chi phí hạch toán vào tài khoản nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương khoán sản phẩm, lương cơ bản và lương ở phân xưởng chế biến và các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp.
Lương cơ bản là lương phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất theo sản phẩm, khối lượng công việc, thời gian làm việc thực tế.
Lương sản phẩm được áp dụng cho công nhân ở dây chuyền sản xuất để tạo ra sản phẩm.
Tiền lương = Tổng sản phẩm hoàn
thành *
Đơn giá tiền lương sản phẩm đã được duyệt Đối với Công ty cà phê Cư Pul áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên nên cuối kì kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản 154 “Chi phí kinh doanh dở dang”.
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm hai bộ phận: Bộ phận chăm sóc vườn cây như tưới, làm cỏ, cắt cành, … và bộ phận chế biến.
Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán + Chứng từ sử dụng:
Bảng chấm công Bảng thanh toán lương
Bảng thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ. + Trình tự hạch toán
Căn cứ vào bảng lương của công nhân, kế toán lập bảng tổng hợp lương và các khoản trích theo lương như sau:
Khi lập chứng từ ghi sổ, kế toán căn cứ vào từng chứng từ gốc hoặc bảng kê chứng từ gốc.
Sau khi lập xong sổ đăng kí chứng từ kế toán vào sổ cái tài khoản.
c. Kế toán chi phí sản xuất chung
Nội dung và tài khoản sử dụng - Nội dung:
Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đến việc phục vụ sản xuất và quản lý sản xuất chung phát sinh trong phạm vi phân xưởng.
+ Chi phí nhân viên các đội gồm tiền lương, các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ… của các bộ phận quản lý đội.
+ Chi phí dụng cụ sản xuất dùng cho các đội: gồm bảo hộ lao động như: quần áo, mủ, găng tay, giày, bao bì…
+ Chi phí khấu hao TSCĐ như: Máy xát tươi, máy xát khô, máy sấy và các loại xe vận chuyển phục vụ sản xuất, kho bảo quản cà phê thành phẩm, nhà trụ sở chính sân phơi…
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Điện thoại, điện thắp sáng, các trang bị phục vụ cơ quan, công cụ dụng cụ chế biến cà phê.
+ Chi phí bằng tiền khác: Khám chữa bệnh, phụ cấp độc hại, tiền tàu xe, hội họp, các công ngoài giờ…
- Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”. Tại Công ty cà phê Cư Pul sử dụng tài khoản này để theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí sản xuất chung và có 5 tài khoản cấp 2.
- TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng - TK 6272: Chi phí vật liệu
- TK 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định
- TK6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí điện sản xuất - TK 6278: Chi phí khác bằng tiền
Tài khoản 627 không có số dư cuối kì, sẽ được kết chuyển vào tài khoản 154 để tính giá thành.
- Hoạch toán chi phí sản xuất chung
* Kế toán chi tiết: Tiền lương và các khoản trích theo lương của các đội sản xuất.
Từ bảng lương và các khoản trích theo lương gián tiếp các đội kế toán tiến hành lập bảng kê chi tiết.
- Kế toán căn cứ vào bảng kê, các chứng từ gốc để ghi sổ chi tiết chi phí sản xuất chung 6271.
* Kế toán chi tiết: Chi phí vật liệu
Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng bao gồm chi phí về các loại vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Kế toán căn cứ vào chứng từ liên quan phát sinh để định khoản và ghi vào sổ chi tiết TK 6272.
* Kế toán chi tiết: Khấu hao tài sản cố định
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ ở Công ty là phương pháp khấu hao đường