Đặc điểm tổ chức công tác kế toán

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tổng hợp về kế toán chi phí và tính giá thành (Trang 34 - 41)

3.2.2.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy kế toán

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu bộ máy kế toán công ty cà phê Cư Pul

Ghi chú: Quan hệ trực tuyến.

Quan hệ chức năng

- Kế toán trưởng: Là người tổ chức và điều hành toàn bộ hoạt động kế toán của công ty theo quy định của luật kế toán. Là người lập báo cáo tài chính và chịu trách

Kế toán trưởng

nhiệm trước pháp luật và ban giám đốc công ty về hoạt động kế toán tại doanh nghiệp.

- Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ tập hợp kiểm tra, ghi chép và theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về tiền mặt, vật tư, công nợ, lập phiếu thu chi nhập xuất hằng ngày.

- Kế toán tổng hợp: Trên cơ sở các tài liệu và chứng từ kế toán đã lập, kế toán tổng hợp tiến hành phân loại, tập hợp chi phí, lập chứng từ ghi sổ vào Sổ Cái và lập bảng cân đối số phát sinh.

- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý tiền mặt, lập báo cáo thu chi hằng ngày sau đó đối chiếu, kiểm tra với kế toán thanh tốn để kịp thời phát hiện sai xót và xử lý.

3.2.2.2. Hình thức kế toán được áp dụng tại công ty

Công ty áp dụng hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ

Chứng từ kế toán Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết 28

Sơ đồ 2.3: Hình thức kế toán

Ghi chú:

Ghi hàng ngày:

Ghi cuối tháng: Đối chiếu kiểm tra:

- Trình tự ghi sổ kế toán

 Hằng ngày: Căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi

làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

 Cuối tháng: Phải khóa sổ để tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập bảng cân đối phát sinh.

 Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính.

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số các phát sinh Nợ và tổng số các phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng dư nợ và tổng dư có của các tài khoản trên Bảng Cân đối phát sinh phải bằng nhau và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.

3.2.2.3. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty

- Công ty đang thực hiện quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của bộ trưởng Bộ Tài Chính.

- Kỳ kế toán năm: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12. Đơn vị sử dụng tiền tệ trong kế toán là VNĐ.

- Chế độ kế toán áp dụng:

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho

Nguyên tắc xác định hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Nhập trước xuất trước

Phương pháp hạch tốn hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. Phương pháp khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng.

- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: Gồm các loại doanh thu

• Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

• Doanh thu hoạt động tài chính.

• Thu nhập khác.

Thời điểm ghi nhận doanh thu là đã thu được tiền và xuất hóa đơn GTGT cho khách hàng hoặc đã xuất hóa đơn GTGT và ghi nợ phải thu khách hàng (TK 131).

Phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác theo quy định của chế độ kế toán hiện hành.

3.3.6. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

3.3.6.1. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên

Bảng 3.1: Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên Công ty

ĐVT: nghìn đồng Chỉ tiêu Thực hiện 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 ±∆ % ±∆ % 1.Tổng quỹ lương 1.983.098 2.001.775 2.072.157 18.677 0,94 70.382 3,516 2.Tiền thưởng 120.590 122.032 150.192 1.442 1,20 28.160 23,08 3.Tổng thu nhập 2.103.688 2.123.807 2.222.349 20.119 0,96 98.542 4,64 4.Tiền lương bình quân 2.485 2.505 2.552 20 0,82 47 1,859 5.Thu nhập bình quân 2.636 2.658 2.737 22 0,83 79 2,965 (Nguồn: Phòng Kế toán)

Thu nhập của cán bộ công nhân viên cũng tăng lên rõ rệt góp phần cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần của họ. Chứng tỏ Công ty ngày càng quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên, Công ty có những chính sách khuyến khích tinh thần của cán bộ công nhân viên để họ làm việc hiệu quả hơn. Cụ thể, thu nhập của cán bộ công nhân viên năm 2013 tăng 70.382 nghìn đồng so với năm 2012 tương đương 3,516%. Tổng tiền thưởng của Công ty tăng liên tục qua 3 năm 2011- 2013: Năm 2012 tăng 1.442 nghìn đồng so với năm 2011 tương ứng 1,20%, năm 2013 tăng 28.160 nghìn đồng so với năm 2012 tương ứng 23,08%.

3.3.6.2. Tình hình tài sản, công nợ của Công ty

Bảng 3.2: Tình hình tài sản, công nợ của Công ty

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 +/- % +/- % 1. Tài sản 48.947 57.580 55.595 8.633 17,64 -1.985 -3,45 Tài sản ngắn hạn 33.774 32.608 31.318 -1.166 -3,45 -1.290 -3,96 Tài sản dài hạn 15.173 24.972 24.277 9.799 64,58 -695 -2,78 Trong đó: - Nợ phải thu + Nợ phải thu ngắn hạn 9.345 12.785 14.858 3.440 36,81 2.073 16,21

+ Nợ phải thu dài hạn - - -

2. Nguồn vốn

- Vốn chủ sở hữu 27.386 40.687 42.483 13.301 48,57 1.796 4,41

- Nợ phải trả 21.560 16.892 13.111 -4.668 -21,65 -3.781 -22,38

(Nguồn: phòng kế toán)

Nhìn chung tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty biến động nhiều trong ba năm gần đây.

Trong ba niên độ gần đây, Công ty đã chú trọng đầu tư nhằm hoàn thiện hệ thống tài sản. Cụ thể trong giai đoạn 2011-2012 Công ty gia tăng xây dựng cơ sở hạ tầng máy móc thiết bị, từ năm 2012-2013 Công ty đã thanh lý các máy móc, nhà xưởng không còn đủ khả năng phục vụ tốt cho sản xuất.

Công ty gia tăng từ 9.345 triệu đồng lên 14.858 triệu đồng các khoản phải thu ngắn hạn trong giai đoạn 2011-2013 nhằm đảm bảo cho vòng quay thu hồi vốn nhanh, giảm bớt các khoản trích dự phòng nợ phải thu khó đòi.

Quy mô vốn chủ sở hữu tăng qua các năm, năm 2012 tăng 48,57% so với năm 2011, năm 2013 tăng 9,56% so với năm 2012. Điều này cho thấy Công ty đang mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Các khoản nợ phải trả của Công ty giảm đều qua ba năm. Đây là tín hiệu đáng mừng chứng tỏ Công ty đã chủ động hơn trong việc quản lý nguồn vốn của mình.

3.3.6.3. Kết quả kinh doanh của Công ty

Để tiến hành đánh giá kế toán hiệu quả sản xuất kinh doanh ta phải đánh giá hiệu quả của việc sản xuất kinh doanh, phân tích tình hình lợi nhuận, chi phí để đưa ra một cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động của Công ty. Bằng những phương

pháp kế toán đã được học và nghiên cứu tại Công ty ta sẽ biết được rằng Công ty đã tính lợi nhuận và chi phí như thế nào? Sau đây là một vài số liệu minh họa cho vấn đề nêu ở trên.

Bảng 3.3: Báo cáo kết quả kinh doanh của 3 năm

ĐVT: nghìn đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 ±∆ % ±∆ % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 23.851.040 16.405.578 22.667.113 -7.445.462 -31,22 6.261.535 38,17 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0

3. Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ 23.851.040 16.405.578 22.667.113 -7.445.462 -31,22 6.261.535 38,17 4. Giá vốn hàng bán 12.813.035 10.018.686 16.246.919 -2.794.349 -21,81 6.228.233 62,17 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 11.038.00 4 6.386.891 6.420.193 -4.651.113 -42,14 33.302 0,52 6. Doanh thu hoạt động tài

chính 1.797.790 1.132.851 466.364 -664.939 -36,99 -666.487 -58,83 7. Chi phí tài chính 2.151.157 420.262 657.755 -1.730.895 -80,46 237.493 56,51

Trong đó lãi vay phải trả 0 0 0 0

8. Chi phí bán hàng 257.688 149.578 274.942 -108.110 -41,95 125.364 83,81 9. Chi phí quản lý doanh

nghiệp 8.344.283 4.092.566 3.522.213 -4.251.717 -50,95 -570.353 -13,94 10. Lợi nhuận thuần từ HĐ

kinh doanh 2.082.664 2.857.335 2.431.647 774.671 37,20 -425.688 -14,90 11. Thu nhập khác 536.773 665.586 33.300 128.813 24,00 -632.286 -95,00 12. Chi phí khác 53.475 13.403 59.511 -40.072 -74,94 46.108 344,01 13. Lợi nhuận khác

(40=31-32) 483.298 652.183 -26.211 168.885 34,94 -678.394 14. Tổng lợi nhuận trước

thuế (50=30+40 2.565.963 3.509.518 2.405.435 943.555 36,77 -31,46 15. Chi phí thuế thu nhập

DN hiện hành 790.125 877.555 609.759 87.430 11,07 -267.796 -30,52 16. Chi phí thuế thu nhập

DN hoãn lại 0 0 0 0

17. Lợi nhuận sau thuế

(60=50-51) 1.775.837 2.631.963 1.795.676 856.126 48,21 -836.287 -31,77

( Nguồn: Phòng Kế toán )

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua ba năm 2011-2013 có nhiều biến động cụ thể:

Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 so với năm 2011 giảm từ 23.851.040nghìn đồng xuống 16.405.578 nghìn đồng tương ứng với 31,22%

Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 so với năm 2012 tăng 6.261.535 nghìn đồng tương ứng với 38,17%.

thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn 2008- 2009 làm kinh tế thế giới vẫn chưa phục hồi làm việc bán sản phẩm ở cả trong và ngoài nước đều khó khăn.

Năm 2013 doanh thu Công ty tăng trở lại do kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu phục hồi và điều quan trọng là sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, nhân viên Công ty.

Doanh thu hoạt động tài chính giảm trong giai đoạn 2011-2013 do giảm lượng tiền gữi ngân hàng, cũng như lãi từ hoạt động mua bán với nước ngoài.

Doanh thu khác biến động nhiều do hoạt động cơ cấu lại tài sản của Công ty. Chi phí giá vốn hàng bán của Công ty năm 2012 giảm 2.794.349 tương ứng 21,81% tuy nhiên lại tăng 62,17% vào năm 2013. Nguyên nhân điều này do sản lượng bán ra biến động, cùng việc giá cả các yếu tố đầu vào có nhiều chiều hướng gia tăng.

Như vậy, năm 2012 doanh thu của Công ty giảm, tuy nhiên, lợi nhuận lại tăng do mức giảm chi phí nhanh hơn mức giảm của doanh thu, vì Công ty đã chú trọng trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, Công ty đã biết chia nhỏ nguồn lực đầu tư vào các lĩnh vực khác làm gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, trong năm 2013 dù doanh thu tăng nhưng do các yếu tố đầu vào cũng liên tục tăng giá nên lợi nhuận giảm. Trong kì sản xuất kinh doanh tới Công ty cần cố gắng tiết kiệm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng, khối lượng sản phẩm.

Công ty cần đưa ra các giải pháp tích cực hơn nhằm giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với các sản phẩm từ các Công ty khác.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tổng hợp về kế toán chi phí và tính giá thành (Trang 34 - 41)