6. Cấu trúc luận án
4.2.1. Thiên về miêu tả ngoại hình nhân vật
Nhân vật văn học là con người được miêu tả trong văn học với cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tiểu sử, tính cách… Tính cách của nhân vật được tạo ra nhờ việc miêu tả những biểu hiện bề ngoài và bên trong của nhân vật (tâm lí, ngôn ngữ, ngoại hình, hành động, cử chỉ) hay cũng có khi được tạo ra nhờ những nhận xét của tác giả hoặc các nhân vật khác nêu ra về nhân vật ấy. Tính cách thể hiện toàn bộ con người của một nhân vật, thông qua tính cách nhân vật, các hành vi, suy nghĩ, lời nói, qua đó, quan niệm nghệ thuật của tác giả về con người được bộc lộ rõ nét. Chịu ảnh hưởng của văn học dân gian truyền thống, rất nhiều nhân vật trong sáng tác của các nhà văn dân tộc thiểu số được miêu tả kĩ lưỡng ở ngoại hình và ngoại hình đó có sự đồng nhất với tính cách nhân vật . Các nhân vật chính thường có ngoại hình đẹp đẽ và nhân cách cao quý, còn nhân vật phản diện thì ngược lại.
Khi xây dựng ngoại hình nhân vật, nhiều nhà văn đã tập trung ở những
điểm nhấn làm nên vẻ ngoài riêng biệt của nhân vật. Những nhân vật nữ trong
sáng tác của Vi Hồng hầu hết đều có cặp mắt long lanh, đen láy như mắt họa mi hay mắt con chim cu cườm, với đôi má hồng rực rỡ. Đó là “cặp má thắp đuốc hồng rực” của Nọi (Đi tìm giàu sang), đôi má “nõn nà, hồng rực xuân sắc” của Băng (Tháng năm biết nói), cặp má “quả đào” của những cô gái mường Nước Hút (Lòng dạ đàn bà), Đàng (Vãi Đàng) ửng hồng đôi má e thẹn khi đứng trước Hinh… Trong Hoa bay cuối trời của Cao Duy Sơn, hình
ảnh đôi mắt đang yêu của Dình mang trong đó sắc màu tươi mới của cuộc sống: “Rừng đào nở hoa thắm đỏ, con suối xuân trong vắt và giá buốt…” [154, tr. 30]. Còn nụ cười của Dình được nhắc lại đến 4 lần trong tác phẩm. Đó là nụ cười của hạnh phúc, của sự độ lượng và vị tha, của yêu thương và niềm tin bất diệt vào tình yêu. Nông Minh Châu cũng là nhà văn thường xuyên sử dụng biện pháp lặp các chi tiết ngoại hình với mục đích nhằm nhấn mạnh, khắc họa sâu vẻ đẹp của con người miền núi. Trong đó có hai hình ảnh được khắc họa nhiều nhất, đó là đôi mắt và đôi má hồng của người thiếu nữ. Trong Ché Mèn đƣợc đi họp, hình ảnh đôi mắt của Mèn xuất hiện 3 lần, còn đôi má hồng xuất hiện 4 lần. Trong Trận địa giữa ruộng bậc thang và Mẹ con
chị Nải, hai hình ảnh này cũng được nhà văn lặp lại nhiều lần.
Trong số các nhà văn dân tộc thiểu số, chúng tôi nhận thấy Vi Hồng là người quan tâm nhiều nhất đến việc khắc họa ngoại hình nhân vật. Các nhân vật của ông được hiện ra chủ yếu với những nét ngoại hình mang tính ước lệ, công thức. Những nhân vật như mẹ Khoẳn, Đuông Thang (Đuông Thang), Va Đáo (Phụ tình), Đào Quỳnh The, La Bội Hoan (Đọa đầy)… đều được miêu tả là những cô gái đẹp nhất bản, nhất mường, với vẻ đẹp hoàn hảo từ mái tóc, vóc người cho đến trang phục, lời nói. Đặc biệt, khi xây dựng những nhân vật đẹp này, Vi Hồng thường chú ý làm nổi bật lên vẻ đẹp khỏe khoắn, căng tràn sức sống của nhân vật. Ngay cả những nhân vật nam giới cũng mang vẻ đẹp lí tưởng ở ngoại hình như ké Háo, eng Háo (Đi tìm giàu sang), Tăng Ló (Đuông
Thang), Hoàng (Tháng năm biết nói)… Trong các sáng tác của Ma Tr ường
Nguyên, nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật cũng thường nghiêng theo khuynh hướng truyền thống. Giữa phẩm chất, tính cách và dáng vẻ bề ngoài có mối quan hệ thuận chiều với nhau: người có hình thức đẹp thì cũng có phẩm chất tốt và ngược lại. Đó là Va (Gió hoang), Vần (Trăng yêu), Eng Liểu, Son (Tình xứ mây). Va với đôi má “bén hơi than đỏ bừng. Hai tay cô
thoăn thoắt lật đi lật lại từng gié lúa trên phên sấy cho chín đều” [107, tr. 26],
“Các ngón tay thon thả trắng nõn nà”, “mái tóc đen nhƣ mun” của Eng Liểu,
“bàn tay thon thon búp măng” của Son (Tình xứ mây); “Ngón tay búp măng
trắng hồng mát dịu”, “hai hàm răng trắng bóc dịu dàng” của Nọi, “đôi chân
ngƣời thiếu nữ miền rừng trắng bóc nhƣ ngà ngọc” của Lan Thao (Trăng
yêu). Nói tóm lại dù ở bất cứ bộ phận, đường nét nào trên cơ thể thì ngoại hình những người phụ nữ dân tộc thiểu số trong tiểu thuyết Ma Trường Nguyên đều hiện lên thật đẹp đẽ, hoàn hảo, khỏe khoắn, mang đậm hương sắc núi rừng. Ngược lại với những nhân vật có vẻ ngoài đẹp đẽ và một nhân cách
cao quý thì những nhân vật xấu xa cũng được nhà văn dụng công miêu tả . Đó là vợ hai ông Khút (Mùa hoa hải đƣờng), với vẻ khó ưa , đanh đá, độc ác “Bà
béo mồm choang choác nói chen vào” rồi “ngƣời đàn bà béo ục ịch, chua
ngoa”, đến khi đánh đập Sáy thì “mắt bà nhƣ có hòn than đỏ lừ”. Rõ ràng, đây không phải là một người nhân hậu, tiếng nói “choang choác”, giọng điệu
“chua ngoa”, đôi mắt đỏ lừ như hòn than chỉ có thể là của một con người khó
ưa, độc ác, tàn nhẫn. Cao Duy Sơn cũng là nhà văn chịu ảnh hưởng của thi pháp văn học truyền thống nên nhiều nhân vật của ông cũng có ngoại hình tương ứng với nhân cách. Nhân vật Cạ trong Dƣới chân núi Nục Vèn mang vẻ đẹp lí tưởng , hội tụ đầy đủ những nét đẹp của một thiếu nữ vùng cao . Qua việc miêu tả ngoại hình nhân vật , Cao Duy Sơn đã phần nào hé lộ nhân cách Cạ. “Cái miệng cƣời có hàm răng đều và đẹp nhƣ vành trăng , cái mắt nhìn
nhƣ sao trời rơi xuống sông Quy” [152, tr. 202]. Đó còn là vẻ đẹp thuần khiết,
dịu dàng của Mỷ, Thục Vy, vẻ đẹp mạnh mẽ, kiên cường của Thức, Vương trong Đàn trời…. Đối với nhân vật phản diện , Cao Duy Sơn lại tập trung ở những nét ngoại hình xấu xí , dị dạng . Đó là hai cha con Pá Khàng trong
Nhƣ̃ng đám mây hình ngƣời. Bản chất thú vật của Khàng được bộc lộ rõ qua
ngoại hình: “Ngang nhƣ cành Pác núp, nghịch nhƣ khỉ độc trên rừng, dữ nhƣ
con hổ đói” [152, tr. 196]. Vẫn với đôi mắt thú dữ đó , Khàng đã dồn toàn bộ
sự tức giận vào cái nhìn dành cho chính cha nó “ Đôi mắt con rắn của nó nổi
lên tƣ̀ng tia vằn đỏ man rợ nhƣ sắp nuốt chửng lão lý trƣởng” [152, tr. 196].
Vẻ ngoài ấy là vỏ bọc cho bản chất mất nhân tính của nhân vật này . Đọc văn xuôi Triều Ân, chúng ta cũng bắt gặp hình ảnh những con người miền núi khỏe mạnh, đáng yêu từ dáng vẻ bề ngoài. Có cả vẻ đẹp dũng mãnh như Piao - anh thanh niên dân tộc Dao trong Nắng vàng bản Dao với “đôi mắt xếch” và
“cái dáng oai vệ có sức khỏe của các chàng trai phƣờng săn ở núi cao” [14,
tr. 339] để mỗi khi đi chợ phiên, các cô gái Dao lại thầm ngưỡng phục, lại có cả vẻ đẹp phúc hậu của Phón (Dặm ngàn rong ruổi) với “dáng ngƣời tầm thƣớc, đậm đà nhƣ cha, nét mày nhƣ hai lá trúc xuôi cuối mắt nhƣ mẹ, trông
ngƣời phúc hậu” [16, tr. 588].
Tuy nhiên, trước sự thay đổi của cảm quan hiện thực cùng tư duy nghệ thuật, một số cây bút văn xuôi dân tộc thiểu số đã có những tìm tòi, đổi mới trong xây dựng ngoại hình nhân vật để tạo ra những “nghịch lý” mới mẻ. Có những nhân vật ngoại hình xấu xí, đáng sợ lại mang một tâm hồn, nhân cách cao quý. Tiêu biểu cho loại nhân vật này là Sắn Pì (Đàn trời - Cao Duy Sơn). Cuộc đời mụ hiện lên qua những dòng hồi tưởng từng mảng một như khi
người ta vẽ một bức tranh. Từng nét vẽ giản dị hiện lên nhưng tạc lên một tầm vóc lớn của một con người biết sống đẹp: “Hình dung Sắn Pì chẳng mấy ƣa nhìn. Đúng ra mụ phải là đàn ông mới hợp lẽ! Mép có râu, tuy không đen nhƣ đàn ông nhƣng có màu hung hung nhƣ lông bò. Tệ nhất trên thân thể mụ không phải là những bộ phận thô kệch đó, mà là bên chân phải của mụ, nó làm mụ nổi bật mỗi khi di chuyển. Cũng chính vì nó mà phần nào đã làm bớt đi cái dáng cao to dễ đến mét bảy lăm bởi luôn trồi lên, thụt xuống mỗi khi
cất bƣớc” [153, tr. 235]. Thế nhưng mụ chính là người đàn bà đã cứu vớt
cuộc đời Thức lần thứ hai. Xây dựng hình tượng nhân vật này, nhà văn muốn khẳng định một chân lý: cái đẹp trường tồn nhất là cái đẹp bên trong mỗi con người. Ta cũng bắt gặp loại nhân vật này trong sáng tác của nhiều nhà văn như Vi Hồng (nhân vật Cặm Cang trong Mùa hoa Bióoc loỏng), Triều Ân (nhân vật Hiệu trưởng Bạch Kim trong Nắng vàng bản Dao), Mã A Lềnh (nhân vật tôi trong Nấm mồ hoang)… Ngược lại, cũng có những nhân vật hiện ra ở vẻ ngoài tốt đẹp nhưng lại ẩn chứa bên trong một tâm hồn méo mó dị dạng như Chủ tịch tỉnh Đinh Xuân Ấn trong Đàn trời (Cao Duy Sơn), Ba trong Ngƣời trong ống (Vi Hồng), Phủng trong Mùa hoa hải đƣờng (Ma Trường Nguyên)… Loại nhân vật này thể hiện cái nhìn đa chiều của tác giả về cuộc sống vốn dĩ đã đầy những phức tạp, đa đoan. Đây cũng là sự thể nghiệm mới mẻ của các nhà văn dân tộc thiểu số về con người trong xã hội hiện đại.