Ngôn ngữ giàu tính tạo hình

Một phần của tài liệu Nửa thế kỷ phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam (khoảng từ 1960 đến nay) (Trang 123 - 128)

6. Cấu trúc luận án

4.3.1. Ngôn ngữ giàu tính tạo hình

Trong một tác phẩm văn học , ngôn từ là đơn vị tuy nhỏ nhưng lại rất quan trọng trong việc cấu thành văn bản. Một nhà văn tài năng là người biết lựa chọn, sắp xếp và sử dụng ngôn ngữ cũng giống như một vị tướng giỏi sao cho có hiệu quả nhất, đem lại giá trị tu từ cao nhất. Chính vì vậy, khi đặt bút viết mỗi nhà văn phải lựa chọn thật kỹ để có thể viết đúng và viết hay. Trong mỗi tác phẩm, qua cách sử dụng ngôn từ, ta cũng phần nào nhận ra phong cách riêng của từng tác giả . Trong các sáng tác về đề tài miền núi , các nhà văn dân tộc thiểu số không chỉ sử dụng một loại ngôn ngữ mà có rất nhiều loại đa dạng, phong phú: có ngôn ngữ kể chuyện của nhà văn, ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại nội tâm, đặc biệt là ngôn ngữ giàu tính tạo h ình và mang đậm tính dân tộc - ngôn ngữ của đồng bào vùng cao . Chính cách sử dụng đa dạng các kiểu ngôn ngữ này đã góp phần đem lại cho tác phẩm nhiều màu sắc khác nhau, thể hiện sâu sắc, chân thực nội dung ý nghĩa của các tác phẩm. Người miền núi vốn chân thật, mộc mạc, giản dị song cách nói của họ không hề ngắn ngủi, khô khan. Trái lại, trong đời sống hàng ngày, họ thường nói những câu bóng bẩy, trau chuốt, giàu hình ảnh và đầy gợi cảm theo cách tư duy, cách nghĩ của người miền núi. Muốn người nghe hiểu cặn kẽ những điều mình nói, họ thường dẫn dắt, miêu tả kĩ lưỡng, tỉ mỉ. Chính thói quen ấy đã tạo nên lối phô diễn giàu hình ảnh trong lối nói của người dân tộc.

Biểu hiện đầu tiên của ngôn ngữ giàu tính tạo hình trong các sáng tác chính là việc nhiều tác giả đã vận dụng các thể văn học dân gian đặc sắc của người Tày, đó là puối pác, puối rọi. Puối pác là nói miệng bằng câu có vần, puối rọi là câu nói bằng một chuỗi vần như hát. Nó được coi là một kiểu ứng tác xuất khẩu thành chương, được dùng để trao đổi nỗi niềm, khơi gợi tình nghĩa, kỉ niệm. Nhiều nhà văn đưa những ngôn từ có vần, nhịp như puối pác, puối rọi vào trong ngôn ngữ nhân vật để tạo ra một tiết tấu nhẹ nhàng, âm

điệu hòa quyện và hiệu quả thẩm mĩ cao. Những nhà văn sử dụng lối nói này nhiều nhất là Vi Hồng, Nông Viết Toại, Hoàng Hạc, Nông Minh Châu. Lời văn trong tiểu thuyết Vi Hồng vừa mộc mạc, giản dị vừa phong phú, nhiều màu sắc, giàu hình ảnh. Đó là cách diễn đạt rất độc đáo, thân quen với đời sống và tâm lí người Tày. Viết về thiên nhiên cũng như cuộc sống con người, Vi Hồng hay sử dụng những câu nói giàu hình tượng, nhuần nhuyễn kiểu tư duy dân gian, hay những hình ảnh trau chuốt, gợi cảm giác như được lấy từ những làn điệu dân ca truyền thống. Như lời tán tỉnh của gã trai với cô gái Tày trong Núi cỏ yêu thƣơng: “Nếu hoa kia quyết khép cánh, thì ong này nguyện đậu trên cánh hoa mà chết héo chết khô”, “Ong lƣợn trăm vòng

không tiếc sức chỉ mong hoa rộng cánh cho ong về, rộng lối cho ong lại” [53,

tr. 117]. Trong tiểu thuyết Lòng dạ đàn bà, cuộc đối thoại giữa Linh Thang Nghít và Lăng Thị Thu Lả mang đậm chất dân ca tế nhị, kín đáo. Những “trai thanh gái nụ” sau khi đã trao nhau “những nụ cười như một lời mời mọc êm đềm”, họ lại dùng lời thăm dò tình cảm, cảm xúc của đối phương. Và đây là một trích đoạn đối thoại giữa hai nhân vật:

-Em có lời chào anh trai ngồi giƣờng trên, chào anh quý đang uống

rƣợu [60, tr. 25].

-Chào em gái, bông đang nở trên cành, nụ đang hé trên cây, có cánh

ong bay dập dìu! Không biết câu chào đẹp của anh em có cho ngủ trọ trong tai phải tai trái. Còn anh xin ngửa hai tay đón câu chào em quý bỏ vào túi gói

mƣời lần khăn hoa [60, tr. 25].

Những cách nói bay bướm, hoa mĩ ấy được nhà văn vận dụng từ cách khai thác các hình ảnh biểu trưng giàu ý vị trong dân ca, chính vì thế khi đọc tác phẩm của Vi Hồng, người đọc có cảm giác “ông là nhà thơ viết tiểu

thuyết” [138, tr. 11]. Một điểm đặc biệt cần phải nói tới trong ngôn ngữ văn

xuôi Vi Hồng, đó là việc nhà văn sử dụng khá nhiều các thành ngữ, tục ngữ vào trong sáng tác của mình. Trên cơ sở khảo sát các tác phẩm của Vi Hồng, chúng tôi nhận thấy không có tác phẩm nào nhà văn lại không sử dụng thành ngữ, tục ngữ, không những thế, chúng được đưa vào với mật độ lớn. Ví dụ: truyện ngắn Pặm có khoảng hai mươi lăm câu, Truyện Ké Ỳnh, Ké Àng có hai mươi hai câu, Chuyện xảy ra giữa mùa cá vật có ba mươi sáu câu…

Trong Tháng năm biết nói có hai mươi hai câu thành ngữ sau:

Dốt chữ dốt nghĩa bồ chật thóc / giỏi chữ giỏi nghĩa bồ rỗng tuyếch. [62,

tr. 57, 65, 84, 86, 320].

Ngƣời giỏi chữ, càng giỏi giang [62, tr. 65].

Càng già càng thấy chuyện lạ, thấy con trâu biết đứng lại biết ngồi [62, tr. 85].

Uống nƣớc còn phải nhai [62, tr. 106].

Quả tim nổi lên đầu, cho óc lặn xuống bụng [62, tr. 106]

Bí theo dòng, mƣớp theo giống [62, tr. 118].

Mƣớp có tông, bầu có giống [62, tr. 140].

Rốn nở hoa mua, bạn vằn chim sẻ [62, tr. 142].

Gốc cây bồ kết đầy gai đối, gốc cây bồ quân đầy gai chùm [62, tr. 152].

Quả trứng lại muốn dạy khôn con gà mẹ [62, tr. 170].

Tết đến gót chân, xuân đến cuối mắt [62, tr. 190].

Hoa chuối cũng vật nổi lợn tạ hai [62, tr. 191].

Trứng lại muốn khôn hơn vịt/ gót chân lại muốn dạy con mắt [62, tr. 223].

Bí có tông, bầu có giống [62, tr. 232].

Con cáo đƣợc cáo, con hổ giống hổ [62, 232].

Con công đƣợc công, con phƣợng đƣợc phƣợng [62, 232].

Hổ đau hổ chạy, gấu đau gấu cào [62, tr. 246].

Nói gần nói xa chẳng bằng nói ngay nói thẳng cho đỡ rƣờm rà dây cuốn

dây leo [62, tr. 260]

Trai tài lấy năm bẩy vợ, gái chính chuyên thờ một chồng [62, tr. 281]

Loại ngƣời sinh ra giẫm chết mầm non, phí hoài cây cỏ [62, tr. 349].

Ngƣời ăn hạt gạo nhọn hai đầu, hai đầu đều mòn vẹt phí của [62, tr. 349].

Với việc sử dụng đậm đặc những thành ngữ, tục ngữ như vậy, Vi Hồng đã phần nào đưa ngôn ngữ văn xuôi của mình gần hơn với lối biểu đạt của dân gian truyền thống và càng tạo ra tính đa dạng, giàu hình ảnh cho lời văn nghệ thuật trong các tác phẩm. Đối với Cao Duy Sơn , dấu ấn trong ngôn ngữ mà nhà văn sử dụng chủ yếu là thứ ngôn ngữ giàu tính tạo hình . Ông cũng thể hiện cách tư duy rất riêng của đồng bào các dân tộc vùng cao qua nhữ ng câu nói đầy hình ảnh. Như lời đáp của Ban khi từ chối tình yêu của Khuề “Nhƣng giờ tôi đã nhƣ cái cây cho quả , già quá rồi , cũng đã khô héo nhƣ cái trăng trên trời, già quá rồi, muộn quá rồi không còn tròn nƣ̃a . Ngày ấy không dám cƣớp lấy tôi nhƣ trái cây chín mọng mà không ăn , nhƣ cái trăng lúc tròn mà không ngắm, giờ quả chỉ còn xơ , trăng giờ đã héo . Ăn không đƣợc nhìn chỉ

dụng một cách điêu luyện vốn ngôn ngữ nhẹ nhàng, đầy hình ảnh dễ đi vào lòng người của dân tộc Thái. Trong đó, thứ ngôn ngữ được biểu đạt dưới hình thức văn vần được sử dụng khá phổ biến, với những câu nói đầy tính tạo hình như: "Mƣời bản không bằng bản rụng rốn/ Mƣời mƣờng không bằng mƣờng

treo cau…" [191, tr. 83]. Bởi thế, nhà văn Cầm Hùng đã từng nhận xét:

Ngôn ngữ của Đất bản quê cha là ngôn ngữ thể hiện của truyện thơ cổ - ảnh

hƣởng của Sống chụ Xon Sao” [ 74, tr. 86].

Trong Suối làng (Hà Lâm Kỳ), Vua phỉ (Lù Dín Siềng), ngôn ngữ đậm dấu ấn miền núi được thể hiện qua một hệ thống những từ địa phương: “Các

nọong nhĩnh à, nọong nhĩnh (em gái) quấn váy trên đầu chặt vào nhé, nặm

nõng mứa đáy (nước lũ về đấy)… Áp nặm huổi nỗ trên thơi (tắm nước suối

đành chịu thôi)” [131, tr. 63], “Nặm hảnh mật kin pa lạu (suối cạn kiến ăn cá rồi)” [131, tr. 64], “Dia má hữu páo dung (tôi không biết hát)” [135, tr.555]. Nhờ những từ ngữ trên, cuộc đối thoại giữa các nhân vật trở nên chân thực, khách quan mà vẫn tinh tế. Với vốn ngôn ngữ là tiếng mẹ đẻ kết hợp việc vận dụng khá xuất sắc vốn văn học truyền thống, qua những sáng tác văn xuôi của mình, Nông Viết Toại đã đóng góp không nhỏ trong việc làm cho tiếng Tày ngày càng trong sáng, phổ biến. Trong nhiều tác phẩm của ông, từ ngữ địa phương được dùng với tỉ lệ cần thiết, thỏa đáng. Đặc biệt, nhà văn tỏ ra khá “ưa thích” khi vận dụng những thành ngữ, tục ngữ của người dân tộc trong các sáng tác nhằm tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn cho tác phẩm, với những câu thành ngữ như: “Bấu slứn slẩy lục slao, bấu slứn đao bƣơn hả” (Không tin bụng con gái, không tin sao tháng năm) [136, tr. 27], “Kin nặm căt nhằng lèo kẹo” (Uống nước lã còn phải nhai) [136, tr. 29]…

Trong văn xuôi các dân tộc thiểu số, hình ảnh về thiên nhiên luôn chiếm vị trí quan trọng. Các nhà văn thường dùng thiên nhiên để phản ánh tâm trạng nhân vật hay lấy đó làm điểm nhấn cho tác phẩm. Tác giả coi thiên nhiên như một sinh thể sống, chia sẻ vui buồn và tác động đến con người. Bởi vậy, ngôn ngữ dùng để miêu tả thiên nhiên thường được chú trọng nhiều hơn cả. Đó là thứ ngôn ngữ đẹp, trong sáng, thuần khiết. Do đó, thiên nhiên trong văn xuôi của các nhà văn miền núi thường đẹp, giàu tính tạo hình hơn so với thiên nhiên của các nhà văn người Kinh. Ví dụ: thiên nhiên trong truyện Một

chuyện ở chân núi Hồng Ngài (Sa Phong Ba) hiện lên thật thơ mộng “đêm

chân núi Hồng Ngài mù sƣơng. Những khu vƣờn nhãn, xoài, mơ, mận của

bản Pè bọc quanh chân núi đang chìm vào màn sƣơng đêm” [19, tr. 25].

người “sƣơng mù tháng chạp chƣa tan hết nhƣng nắng tháng giêng đã tỏa ra

ấm áp rạng rỡ” [181]. Thiên nhiên còn hiện ra qua hình ảnh vùng hoa ban

trắng bồng bềnh làm cho tình yêu trở nên thi vị của anh giáo với cô gái Thái trong Mối tình Mƣờng sinh (Vương Trung). Thiên nhiên còn làm giá đỡ tâm trạng, làm phiên bản của tâm trạng, trở thành một ẩn dụ của ngôn ngữ với chức năng tạo hình trong truyện ngắn Bùi Thị Như Lan. Trong nhiều tác phẩm, hình ảnh đêm đông lạnh buốt của vùng cao hiện ra như một sự báo hiệu nỗi cô đơn của lòng người (Bồng bềnh sƣơng núi, Lời sli vắt ngang núi). Cái lạnh ở khắp các bản làng, qua ngòi bút trần thuật bay bổng của nhà văn đã phản ánh nhiều góc độ của cuộc sống và tâm hồn sâu thẳm của người vùng cao. Nhưng cái lạnh tưởng cắt da cắt thịt ấy lại được xua đi, sưởi ấm bằng ngọn lửa của bếp hồng. Ánh sáng từ bếp lửa còn là hơi ấm tinh thần, làm tan ưu phiền, kéo mọi người đến gần nhau hơn (Ngày mế trở về, Lời sli vắt ngang núi). Thiên nhiên hiện ra trong tác phẩm của Vi Hồng thường rực rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh, ngạt ngào hương vị như mang cả hơi thở, cuộc sống, tâm hồn của con người miền núi. Đấy là cái mơ màng, bảng lảng đầy hơi ấm của cơn mưa bột trong Đất bằng, là dòng thác Nậm Đáo hung dữ như trăm nghìn con ngựa bất kham trong Núi cỏ yêu thƣơng, là ánh trăng biết thổn thức trong

Tháng năm biết nói, là vẻ đẹp nên thơ làm say mê lòng người của thung lung

Tu Đông trong Đi tìm giàu sang… Với cách cảm thụ thiên nhiên khác nhau cùng ngôn ngữ đầy chất thơ trong cách miêu tả, các tác giả đã đem đến cho người đọc một cái nhìn mới mẻ và chân thực về bức tranh miền núi trữ tình hùng vĩ.

Có thể khẳng định một điều: thiên nhiên luôn là nét đẹp lãng mạn không thể thiếu trong bất cứ một dòng văn học nào. Trong văn xuôi đương đại hiện nay có một dòng văn học ngày một lấn át thiên nhiên: văn học đô thị. Đây là dòng văn học lớn chứa nhiều vấn đề về sự thay đổi của con người, tập trung vào những “bụi bặm đường phố”, sự khốc liệt của cuộc sống thị thành hay “cồn” lên, “quặn” lên những vấn đề của thời hiện đại… Từ Cõi ngƣời rung

chuông tận thế (Hồ Anh Thái) đến I am đàn bà (Y Ban)… chúng ta sẽ khó,

thậm chí không thể tìm thấy dấu vết của thiên nhiên. Khi đó, người đọc sẽ thèm khát sự tinh tế, trong trẻo, hồn nhiên, thuần khiết và do đó, người ta muốn tìm về với vẻ đẹp của thiên nhiên. Liệu có quá đáng khi nói rằng, chỉ người miền núi mới thể hiện rõ nét nhất thiên nhiên vì chính họ đang được thiên nhiên bao bọc và chở che? Văn xuôi dân tộc thiểu số tỏ ra vẫn giữ nguyên được cảm xúc tinh tế trong những bức tranh thiên nhiên bởi đây vẫn

là một phần cuộc sống vật chất và tinh thần của con người vùng cao. Chính vì thế, văn xuôi miền núi đang vượt lên và bổ sung cho văn xuôi nói chung ở những trang mô tả phong cảnh thiên nhiên giàu sức rung cảm.

Một phần của tài liệu Nửa thế kỷ phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam (khoảng từ 1960 đến nay) (Trang 123 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)