Hiện thực cuộc sống trong sinh hoạt và phong tục của đồng bào các dân tộc

Một phần của tài liệu Nửa thế kỷ phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam (khoảng từ 1960 đến nay) (Trang 76)

6. Cấu trúc luận án

3.1.2.Hiện thực cuộc sống trong sinh hoạt và phong tục của đồng bào các dân tộc

dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc

3.1.2.1. Hiện thực cuộc sống qua khung cảnh sinh hoạt đời thƣờng

Ngoài mảng đề tài chiến tranh và xây dựng chủ nghĩa xã hội, văn xuôi các dân tộc thiểu số còn ghi lại hiện thực cuộc sống của con người miền núi qua bức tranh sinh hoạt bình dị, gần gũi và thân quen. Núi rừng phía Bắc vốn được biết đến là nơi có địa hình hiểm trở bị chia cắt mạnh. Đồng bào các dân tộc nói chung thường sinh sống trong những bản nhỏ rải rác cách xa nhau, với kinh tế chủ yếu là tự cung tự cấp. Vì thế người dân vùng cao đã sớm có ý thức về cộng đồng làng bản. Tuy sống rải rác nhưng họ vẫn gắn bó với nhau, sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, chia sẻ niềm vúi, nỗi buồn và

cả hoạn nạn, khó khăn. Người đọc vô cùng ấn tượng khi bắt gặp những cảnh sinh hoạt thân thuộc vào mỗi buổi chiều, âm thanh cuộc sống lại náo nức vang lên bởi tiếng mõ trâu về bản, tiếng trẻ í ới, tiếng bố mẹ gọi con, hòa lẫn tiếng đòi ăn của gia cầm, bóng áo chàm của người đi nương về thấp thoáng trên những con đường mòn, khói từ các nóc nhà sàn thi nhau cuộn lên… Tất cả âm thanh, hình ảnh ấy trở thành nhịp sống ấm áp lặp đi lặp lại mỗi ngày, cái bình thường tỏa ra chất thơ riêng có từ những trang văn xuôi. Vi Hồng nhiều lần miêu tả không gian, thời gian này như một điểm nhìn nghệ thuật khi phản ánh cuộc sống của người dân miền núi trong các tác phẩm của mình: “Chiều chiều, trên đỉnh Pò Mần, dƣới gốc cây Tin Pết già cô đơn, những ngƣời chăn trâu lại quần tụ. Ngƣời già thì kể chuyện đời, chuyện mƣờng, chuyện bản…. Lũ trẻ hồn nhiên, vô tƣ thì đánh ô ăn quan, chơi trò ba ba ấp trứng, trò mụ

quỷ cƣớp gậy thiêng…” [55, tr. 55]. Ngoài làm ruộng với trình độ kinh

nghiệm canh tác lâu đời thì cuộc sống lao động, làm ăn của người dân tộc thiểu số dựa chủ yếu vào rừng và các sông suối. Vì thế mà phát rẫy, chặt cây, ngăn suối làm mương, làm phai, lên rừng săn thú, xuống sông bắt cá là đặc điểm lao động quen thuộc của người miền núi. Đặc biệt, công việc ruộng nương của người dân tộc luôn được chú trọng hàng đầu bởi phải theo kịp mùa vụ thì mới sản xuất ra được những vụ lúa có năng suất cao. Một trong những yêu cầu cần thiết để có được ruộng lúa tốt là đủ nước. Nguồn nước tự nhiên được lấy từ các dòng chảy, mạch ngầm, tuy nhiên do địa hình cao thấp khác nhau nên nguồn nước này không đủ để cung cấp cho việc cày cấy. Vì thế, từ xa xưa người dân tộc đã biết làm Cọn để đưa nước lên các ruộng bậc thang. Các công đoạn của việc làm cọn này đòi hỏi phải có sự chính xác, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ. Như lời của cậu bé Eng Nhàn “Cọn mà quay “uể oải” có hai lí do: Tại chia sống cọn không đều, bên nặng, bên nhẹ, nó quay uể oải là đúng, nhƣng còn lí do nữa, nếu các ống đựng nƣớc, đựng đƣợc ống nhiều ống

ít nó cũng không nặng đều nhau, cũng quay uể oải” [129, tr. 75]. Đó còn là

những “nghề” đặc trưng của miền núi như người làm nghề nông giỏi trong

Hạt giống mới (Hoàng Hạc), nghề đi săn trong Ngƣời săn gấu (Cao Duy

Sơn), nghề săn cá trong Chuyện xảy ra giữa mùa cá vật (Vi Hồng)… Trong truyện ngắn Nông Viết Toại, người đọc bắt gặp cảnh sắc của một vùng quê đậm dấu ấn miền núi như một cánh rừng bạt ngàn nắng gió, những mái nhà sàn xinh xắn và những cối gạo nương sớm chiều vang tiếng giã (Chiều ba

mƣơi tết, Anh vệ quốc đoàn), đó còn là cảnh đầm ấm vui tươi của một buổi

giúp nhau dựng nhà hoặc một buổi làm đồng của thanh niên chống hạn (Đoạn

Bên cạnh bức tranh sinh hoạt bình dị của bà con dân tộc, nhiều tác phẩm còn đi sâu phản ánh mối quan hệ thân thiết, gắn bó giữa con người với mảnh đất nơi họ sinh ra và lớn lên. Nhiều tiểu thuyết của Vi Hồng (Lòng dạ đàn bà,

Tháng năm biết nói, Đi tìm giàu sang), Triều Ân (Nơi ấy biên thùy), Vương

Trung (Đất bản quê cha)… đặt nhân vật vào một địa điểm, địa danh cụ thể để từ đó, nhân vật tự bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình. Trong đó, sáng tác của Cao Duy Sơn được coi là “bám rễ” vào quê hương nhiều nhất. Những địa danh trở đi trở lại như Cô Sầu, Cổ Lâu, Mục Mã, bản Luông, bản Tà Phàn… không chỉ gợi liên tưởng về một miền biên ải xa xôi mà còn gợi sự gắn kết thủy chung giữa con người với quê hương, bản quán. Trong Đàn trời là tình yêu rừng núi của những người như lão Mạc , mụ Sắn Pì; Những chuyện ở lũng

Cô Sầu là nghĩa tình sâu nặng của người đi xa luôn hướng về quê nhà.

Bức tranh cuộc sống của con người miền núi còn được thể hiện qua mối quan hệ giữa các thành viên trong một gia đình hay một bản làng cụ thể . Dấu ấn địa văn hóa đậm nhạt trên nhiều trang văn gợi những cảm xúc tha thiết về cuộc sống và con người miền núi, mà chỉ những cây bút văn xuôi người dân tộc mới có thể viết nên. Người dân tộc thiểu số rất coi trọng mối quan hệ gia đình, tất cả những biểu hiện sinh hoạt văn hóa vật chất, tinh thần đều xoay quanh mối quan hệ gia đình, dòng họ. Nguyên nhân là do người Việt Bắc, Tây Bắc chủ yếu sống thành từng bản nhỏ. Mỗi bản gồm một số dòng họ, các gia đình trong những dòng họ ấy cố kết với nhau bằng luật tục, tập quán và quyền lợi nghĩa vụ chính trị. Trong sáng tác của Vi Hồng, Cao Duy Sơn, Triều Ân, Nông Viết Toại, Ma Trường Nguyên, ngoài những trang miêu tả sự gắn bó nghĩa tình giữa những con người dưới một mái nhà (như tình anh em, chồng vợ, cha con) còn miêu tả mối quan hệ thân thiết vượt ra khỏi gia tộc, dòng họ mà mở rộng tới tình làng bản, nghĩa đồng bào. Đó là bản Só với dãy núi Phia Đán - nơi chứng kiến mối tình thơ mộng của Ngần và Chẩn (Mùa

hoa hải đƣờng - Ma Trường Nguyên), dòng thác Chín Thoong như một sinh

thể đặc biệt gắn chặt với từng chặng đời của nhân vật chính - Hoàng (Tháng

năm biết nói - Vi Hồng), trại thực nghiệm trên đỉnh Khau Moóc gắn liền với

số phận các nhân vật Quản, Liêm (Gã ngƣợc đời - Vi Hồng), miền đất Lục Khê (Ngƣời trong ống - Vi Hồng) là một bản nhỏ giáp biên đã chứng kiến những tiêu cực một thời, bản Na Lìu (Vùng đồi gió quẩn - Sa Phong Ba) nơi có rừng vầu xanh tốt đã giúp cuộc sống của ô Đia và bao gia đình trong bản khấm khá lên, nay bị phá tan hoang chỉ còn lại vùng đồi trơ trọi đá, gió hú

chạy lang thang và những cơn gió lốc quẩn quanh, ngột ngạt vẳng lên tiếng kêu cứu não nùng hàng đêm của ô Đia.

Qua cái nhìn chân thực nhưng cũng rất khách quan của các tác giả dân tộc thiểu số, bức tranh cuộc sống qua sinh hoạt của đồng bào vùng cao được phản ánh khá rõ nét và đầy sinh động. Chính tình yêu tha thiết với quê hương, đất nước đã trở thành sức mạnh để các nhà văn sáng tác nên những tác phẩm đậm đà điệu hồn dân tộc đến vậy.

3.1.2.2. Hiện thực cuộc sống trong những sinh hoạt văn hóa

Văn hóa lễ hội

Trong văn hóa tinh thần của mỗi một dân tộc thì lễ hội là hình thức văn hóa truyền thống có quy mô lớn nhất, đồng thời là nơi thể hiện rõ nét nhất những đặc trưng văn hóa của dân tộc đó. Khác với lễ hội cồng chiêng của người Tây Nguyên, quê hương Việt Bắc, Tây Bắc nổi tiếng là miền đất của nhiều lễ hội dân gian mang màu sắc riêng độc đáo như hội “tung còn”, hội “thi cấy”, hội “lồng tồng” (xuống đồng vào dịp đầu xuân năm mới)...

Vi Hồng là nhà văn có “sở trường” về việc miêu tả các lễ hội như một cách tái hiện đời sống văn hóa của người Tày với các lễ hội như lễ đầy tháng

trẻ sơ sinh, lễ tống tiễn ma gà, lễ cúng đại khao, lễ Xăm rằng… Tất cả những

lễ hội này đều thể hiện quan niệm về tín ngưỡng, tôn giáo vốn được lưu truyền từ xa xưa của người Tày. Một trong những lễ hội truyền thống tiêu biểu của người Tày được tổ chức vào khoảng tháng giêng, tháng hai hàng năm là hội Lồng tồng (hội xuống đồng). Lễ hội này được tổ chức với mục đích là cúng thần thổ địa, cầu mong thần linh phù hộ cho dân làng được mạnh khỏe, vụ mùa tươi tốt, mùa màng bội thu. Trong Ái tình và kẻ hành khất, Vi Hồng đã dành gần chục trang sách để nói về lễ hội Lồng tồng. Đến Mùa hoa

Bióoc loỏng, nhà văn lại thêm vào đó một số lượng lớn các trang viết để miêu

tả lễ hội dân gian đặc sắc này. Hội Lồng tồng là dịp để mọi người gặp gỡ, các bạn già tâm sự, là nơi trai gái tỏ tình trao duyên. Đồng thời đó còn là nơi tổ chức các trò chơi dân gian độc đáo như tọt còn (tung còn) - một trò chơi đặc sắc thu hút các nam nữ thanh niên nhiều nhất. Trong tung còn, có hai hình thức tung: tung giải trí (nhặt được quả còn nào cũng tung),và tung có chủ ý - người tung phải chọn còn phù hợp rồi mới tung, lúc này, quả còn mang thông điệp của tình yêu, mỗi đường còn họ tung cho nhau là ngôn ngữ tỏ tình thể hiện khát vọng yêu đương, hạnh phúc nên duyên vợ chồng: “Khi đã nhận còn của ngƣời con gái, tức là đã nhận tình yêu thì mục tiêu của cái còn không còn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

là vòng còn nữa mà là tấm ngực của ngƣời yêu” [61, tr. 30]. Đó còn là lễ hội

Xăm rằng trong Ngƣời trong ống (Vi Hồng). Đây là một cuộc tìm tự do của

con trai con gái ở tuổi yêu đương. Lễ hội này cho ta thấy có sự tiến bộ trong quan niệm tự do trong tình yêu của của người miền núi - đó là quyền tự do lựa chọn người mình yêu. Còn trong truyện ngắn Bắc Hà đêm nay, nhà văn Hoàng Hạc lại miêu tả lễ hội “múa xòe” của người Tày ở Tả Chải thật đông vui với những nét văn hóa đặc sắc: “Ngƣời vẫn đổ về, bít kín cổng, kín đƣờng. Nhạc nổi điệu Khai xòe cứ nghe nhạc mà tay cầm tay, rồi ôm ngang lƣng

nhau, từng cặp, từng cặp chân đƣa chân theo nhịp trống nhịp chiêng” [43, tr.

52]. Trong lễ hội “múa xòe” này, người Tày còn mời những vị khách của các dân tộc khác như Nùng, Dao, Kinh. Qua điệu múa, càng thắt chặt hơn tình cảm đoàn kết cộng đồng giữa những dân tộc anh em. Trong truyện ngắn Nông Viết Toại hiện ra không gian lễ hội của người Tày , của những trò chơi dân gian mang đậm chất Việt Bắc, một không gian đầy sắc xuân của núi rừng. Dù trong những năm tháng kháng chiến đầy gian khổ, ác liệt song đồng bào Tày vẫn không hề bỏ qua những nghi lễ truyền thống của dân tộc. Những lễ hội dân gian vẫn được tổ chức. Kẻ thù có thể đàn áp họ song những giá trị truyền thống văn hóa không vì thế mà mai một đi. Trong hầu hết các tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên (trừ tác phẩm Bến đời), các lễ hội, phong tục, tập quán đều được tái hiện một cách sinh động và chân thực. Đúng như nhận xét của nhà phê bình Lâm Tiến “Ma Trƣờng Nguyên là nhà văn, nhà thơ tình xứ mây” [49, tr. 1]. Đó là lễ hội đón nàng Trăng với những trò chơi ném yến, tung còn, múa tắc kè, kì lân, sư tử trong Trăng yêu, lễ hội Lồng tồng (Trăng yêu), hội giã cốm trong những đêm trăng giữa nam nữ các bản (Tình xứ mây)…

Chợ phiên cũng là hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số. Ở vùng cao, nhất là ở những nơi có bản người Tày, Dao, Mông sinh sống, chợ chỉ họp theo phiên (thường là năm ngày một phiên hoặc một tháng hai phiên). Người dân đến với chợ phiên không chỉ đơn thuần để mua bán hay trao đổi hàng hóa mà đây còn là dịp để họ được giao lưu văn hóa qua những món ẩm thực độc đáo, những bộ trang phục rực rỡ sắc màu hay là cơ hội để nam nữ thanh niên tìm vợ tìm chồng. Đó là chợ phiên Cô Sầu ngày xuân trong Dặm ngàn rong ruổi (Triều Ân), chợ phiên ngày tết qua kí ức mẹ Nhình trong Chiếc thắt lƣng vải chàm (Nông Minh Châu), chợ phiên trong

Hoa bay cuối trời (Cao Duy Sơn) là nơi Khơ và Dình gặp gỡ rồi đem lòng

yêu nhau. Cao Duy Sơn còn viết về Chợ tình - phiên chợ đặc biệt chỉ diễn ra vào một ngày duy nhất trong năm, dành cho những đôi lứa từng yêu nhau

nhưng do nhiều nguyên nhân mà không lấy được nhau. Phiên chợ không có cảnh tranh mua tranh bán, cũng không ồn ào, náo nhiệt, càng không có cảnh cãi vã vì ghen tuông hay thù oán, những người đến đây như được cởi bỏ hết những ân oán, bực dọc, những muộn phiền sầu não của đời thường. Những đôi lứa mang đến cho nhau lời thủ thỉ tâm tình, những yêu thương chất chứa vốn bị kìm tỏa bấy lâu. Vẻ đẹp nhân văn của chợ tình, do đó, càng như thấm đượm hơn chiều sâu văn hóa truyền thống của con người vùng cao.

Lễ hội khơi mở tâm linh, chiều sâu nhân bản của cuộc sống người miền núi và là sợi dây thiêng nối liền quá khứ với hiện tại. Những trang văn xuôi viết về lễ hội của người miền núi do vậy, ngoài việc điểm khuyết những mảng màu rực rỡ hấp dẫn người đọc bởi màu sắc “xứ lạ”, cũng sẽ là nơi lưu giữ những giá trị dân tộc học, văn hóa học quý báu trong văn chương miền núi.

Phong tục tập quán

Đi sâu khai thác đời sống tín ngưỡng của người dân miền núi không thể không nói đến những phong tục, tập quán đã được lưu truyền từ ngàn đời của các dân tộc. Cùng với thời gian, các phong tục, tập quán đã ngấm sâu vào máu thịt, vào đời sống tinh thần và tạo nên giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số. Từ những tục lệ như ma chay, cưới xin, đón dâu, ở rể, kết tồng… đều được các nhà văn khai thác và phản ánh chân thực, sinh động qua các tác phẩm.

Đối với người dân tộc thiểu số, hôn nhân là vấn đề hệ trọng với mỗi

người bởi nó không chỉ thể hiện ý thức trách nhiệm với tổ tiên, giống nòi mà còn là một hình thức để củng cố và phát triển xã hội. Vì thế, trong nhiều sáng tác, chúng ta bắt gặp những phong tục độc đáo, đặc sắc trong hôn nhân của đồng bào các dân tộc thiểu số và của mỗi dân tộc. Qua khảo sát một số tác phẩm cụ thể, chúng tôi thấy cả người Tày và người Dao đều có tục ở rể hay cưới rể. Chàng trai khi lấy vợ sẽ đến ở nhà vợ trong thời gian ba năm. Trong trường hợp nhà gái không có con trai nối dõi cơ nghiệp thì thời hạn ở rể sẽ là mãi mãi, lúc này chàng trai sẽ phải đổi sang họ của bố cô dâu. Trong Mây tan

(Triều Ân), anh Pjao vì yêu Chẹ Tàn mà phải ở rể ba năm. Đây cũng là những tháng ngày vất vả và tủi nhục đối với anh; Lưu trong Đoạn đƣờng ngoặt

(Nông Viết Toại) phải đến ở rể nhà Niệm; Luông trong Muối lên rừng (Nông Minh Châu) trước khi đến ở rể nhà vợ phải đi buôn lậu muối nuôi mẹ già; Phủng trong Mùa hoa hải đƣờng (Ma Trường Nguyên) đến ở rể nhà Ngần; Kình (Nắng ngọt - Bùi Thị Như Lan) xin được đến ở rể nhà vợ; Lương trong

Dặm ngàn rong ruổi (Triều Ân) đến làm rể nhà Phón; Triển trong Nơi ấy biên thùy (Triều Ân) phải đổi sang họ của bố Niêm vì “Nhà chồng Niêm không còn ai, Triển sẽ đến Nà Cải gửi rể, hƣởng thừa kế gia sản họ Lê. Anh sẽ mang cái

tên họ mới: Lê Hoàng Triển” [15, tr. 581]; Nhà ông Triệu Mờng lấy Mỉn về

làm rể cho cô con gái thứ tư (Hoa vông đỏ - Cầm Hùng). Tục lệ này thể hiện sự bình đẳng trong mối quan hệ nam nữ, trong khi các dân tộc khác vẫn có

Một phần của tài liệu Nửa thế kỷ phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam (khoảng từ 1960 đến nay) (Trang 76)