Kinh nghiệm trồng rau của chủ hộ

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng canh tác xà lách xoong (nasturtium officinale) tại thuận an, bình minh, vĩnh long (Trang 32)

Qua kết quả Hình 3.2 cho thấy, phần trăm về kinh nghiệm trồng rau giữa các hộ khác biệt nhau qua kiểm định chi bình phương (2 = 29,2) ở mức ý nghĩa 1%. Số hộ có kinh nghiệm < 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (90%), kế đến là những hộ có kinh nghiệm từ 10 -< 20 năm (6,7%) và thấp nhất là những hộ có kinh nghiệm canh tác ≥20 năm (3,3%).

90% 3,3% 6,7% < 10 năm 10 ­< 20 năm ≥ 20 năm

Hình 3.2 Phần trăm số hộ về kinh nghiệm trồng rau tại Thuận An - Bình Minh - Vĩnh Long

2

= 29,2**; **:Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%

Kinh nghiệm trồng rau trung bình: 4,1 năm Lớn nhất: 20 năm Độ lệch chuẩn: 3,8 Nhỏ nhất: 2 năm

Nghề trồng rau xà lách xoong của huyện Bình Minh có từ rất lâu, khoảng trên 30 năm và phần lớn các nông hộ ở đây điều có thâm niên trồng xà lách xoong khá cao. Kinh nghiệm sản xuất rau màu nhiều năm đã giúp các hộ hiểu rõ đặc tính của đất đai và đặc điểm của từng loại cây trồng, vì vậy các hộ có sự lựa chọn cây trồng phù hợp. Bên cạnh đó kinh nghiệm đóng vai trò quan trọng trong việc phòng trừ sâu bệnh góp phần nâng cao năng suất cây trồng.

3.1.6. Tập huấn sản xuất rau an toàn

Qua kết quả Hình 3.3, phần trăm về tập huấn sản xuất rau an toàn giữa các hộ khác biệt nhau qua kiểm định chi bình phương (2 = 4,8) ở mức ý nghĩa 5%. Số hộ có tham dự tập huấn chiếm tỷ lệ cao (70%) trong khi số hộ không tham gia tập huấn chiếm tỷ lệ thấp (30%).

30%

70% Có tập huấn

Không tập huấn

Hình 3.3 Phần trăm số hộ về tập huấn sản xuất rau an toàn tại Thuận An - Bình Minh - Vĩnh Long

2 =4,8*; *: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5% Độ lệch chuẩn: 3,8

Tham dự các lớp tập huấn là cơ hội để các hộ gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm với nhau; đây cũng là nơi để người nông dân tiếp cận với những kỹ thuật mới trong sản xuất rau an toàn, an toàn cho người sản xuất và an toàn cho người sử dụng. Sản xuất rau an toàn là nền tảng cho sản xuất rau theo tiêu chuẩn GAP (VietGAP, Global GAP,…) và tiến đến nền Nông nghiệp hữu cơ trong tương lai. Sản xuất rau an toàn nhầm giảm chi phí đầu tư, tăng năng xuất và tăng lợi nhuận; cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

3.1.7. Ghi chép nhật ký canh tác

Qua kết quả Hình 3.4, phần trăm ghi chép nhật ký canh tác giữa các nông hộ không khác biệt nhau qua kiểm định chi bình phương (2 = 1,2), phần trăm ghi chép nhật ký canh tác dao động trong khoảng 40-60%. Đa số nông hộ có ghi chép nhật ký canh tác (60%) và số còn lại không ghi nhật ký chép (40%).

40%

60%

Có ghi chép Không ghi chép

Hình 3.4 Phần trăm số hộ về ghi chép nhật ký canh tác tại Thuận An - Bình Minh - Vĩnh Long

2

Ghi chép nhật ký canh tác giúp người nông dân thiết lập cho mình một quy trình sản xuất, rút ra được những kinh nghiệm trong canh tác, tiết kiệm các khoảng đầu tư. Bên cạnh đó ghi chép nhật ký canh tác giúp các nhà khoa học, chuyên môn, cán bộ kỹ thuật và nhóm nông dân có thể phân tích, đánh giá từ nhật ký đồng ruộng được ghi chép trong sổ tay kết hợp với tiền đầu tư cho từng hạng mục và khuyến cáo tăng hoặc giảm các chi phí đầu tư để có lợi nhất giúp người nông dân biết được giá thành sản xuất để có được lợi nhận.

3.1.8. Diện tích canh tác

Qua kết quả Hình 3.5 cho thấy, phần trăm về diện tích canh tác xà lách xoong giữa các hộ khác biệt qua kiểm định chi bình phương (2 = 20,4) ở mức ý nghĩa 1%. Phần trăm số hộ có diện tích < 0,2 ha chiếm tỷ lệ cao nhất (50%), tiếp theo hộ có diện tích canh tác từ 0,2-0,4 ha chiếm (40%), số hộ có diện tích canh tác từ 0,4-0,6 ha chiếm tỷ lệ thấp hơn (6,7%), số hộ có diện tích canh tác ≥ 0,6 ha chiếm tỷ lệ thấp nhất (3,3%). 50 3,3 6,7 40 0 13 26 39 52 < 0,2 0,2 -< 0,4 0,4 -< 0,6 ≥ 0,6 Diện tích canh tác (ha)

P h ầ n t ră m ( % )

Hình 3.5 Phần trăm số hộ về diện tích canh tác xà lách xoong tại Thuận An - Bình Minh - Vĩnh Long

2 = 20,4*; **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%

Diện tích canh tác trung bình: 0,2 ha Lớn nhất: 0,4 ha Độ lệch chuẩn: 0,1 Nhỏ nhất: 0,1 ha

Theo Niên giám thống kê huyện Bình Minh (2010), huyện Bình Minh có diện tích đất Nông nghiệp là 19.480,4 ha.Xã Thuận An có diện tích trồng xà lách xoong lớn nhất của tỉnh chiếm diện tích khoảng 100 ha. Diện tích canh tác của các hộ trong vùng không ổn định, do bởi một số hộ thuê đất để canh tác đến hạn phải trả. Ngoài ra sự biến động nguồn nhân lực trong vùng có thể ảnh hưởng đến diện tích canh tác và sản lượng rau do bởi nguồn lao động trong vùng có khuynh hướng lên các thành phố lớn tìm việc làm để cải thiện thu nhập. Diện tích canh tác nhỏ lẻ, manh mún và phân bố không đều giữa các hộ. Tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, thiếu liên kết đã gây nhiều khó khăn trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật và áp dụng cơ giới vào sản xuất; việc sản xuất không tập trung cũng tạo nên nhiều khó khăn trong việc tìm thị trường tiêu thụ ổn định cho sản phẩm. Tuy nhiên, với diện tích nhỏ các hộ có thể tận dụng lao động trong gia đình, tiết kiệm được chi phi thuê mướn nhân công.

3.2. Kỹ thuật canh tác

3.2.1. Thời vụ gieo trồng

Qua kết quả Hình 3.6 cho thấy, phần trăm về kinh nghiệm trồng rau giữa các hộ khác biệt nhau qua kiểm định chi bình phương (2 = 21,3) ở mức ý nghĩa 1%. Thời điểm xuống giống khoảng từ tháng 12-01 chiếm tỷ lệ cao nhất (80,0%), kế đến là khoảng thời gian từ tháng 10-11 (13,3%) và thấp nhất là khoảng thời gian từ tháng 8-9 (6,7%).

13,3% 6,7% 80% Tháng 08-09 Tháng 10-11 Tháng 12-01

Hình 3.6 Phần trăm số hộ về thời vụ gieo trồng xà lách xoong tại Thuận An - Bình Minh - Vĩnh Long

Theo Tạ Thu Cúc (2010), cơ sở khoa học để xác định thời vụ gieo trồng là dựa vào nguồn gốc cây rau, yêu cầu của chúng với điều kiện ngoại cảnh, nhu cầu của người tiêu dùng,… Theo Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng (2007), thời vụ gieo trồng là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng rau. Theo Trịnh Thu Hương (2003), lựa chọn thời vụ trồng thích hợp nhằm đảm bảo các điều kiện về nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng theo nhu cầu sinh trưởng phát triển của cây rau. Theo Trần Thị Ba (2007), xà lách xoong được trồng quanh năm, mùa thuận là trồng vào các tháng giáp tết 11-12 dương lịch, thời tiết mát mẻ, thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng và cho năng suất cao. Ngược lại mùa nghịch từ tháng 4-9, lúc này thời tiết thay đổi mưa nắng thất thường rau phát triển không tốt và sâu bệnh dễ xảy ra, do đó năng suất thấp, xà lách xoong là cây trồng một lần thu hoạch được nhiều lần. Lựa chọn thời điểm gieo trồng hợp lý sẽ giúp cho cây trồng phát triển tốt đạt năng suất cao (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001).

3.2.2. Chuẩn bị đất trồng

Lên liếp: Qua kết quả điều tra nông dân cho thấy, 100% nông hộ điều lên liếp. Tất cả các hộ đều tiến hành cày ải, phơi đất, sau đó mới lên liếp. phần lớn luống rau có chiều rộng 3-4 m; cao 10-15 cm; chiều dài thì không nhất định có thể dài đến 20 hoặc 50 m và lối đi giữa liếp rộng 0,3-0,5 m. Theo Trần Thị Ba (2007), lên liếp chìm, rộng 2-2,2 m, lối đi giữa liếp rộng 30-40 cm, cao hơn mặt liếp 10-20 cm. Tùy vào điều kiện đất đai của từng nông hộ mà có nhiều kiểu lên liếp khác nhau, kiểu lên liếp này được sử dụng rất phổ biến hiện nay vì kích thước của nó phù hợp với cây trồng và thuận lợi cho việc chăm sóc của nông dân.

Mương rãnh: Qua kết quả điều tra cho thấy, 100% hộ có cách đào rãnh giống nhau, chiều rộng rãnh dao động từ 1,5-2 m và sâu 1-1,5 m, chiều dài cập theo luống rau. Mương lấy nước tưới có vị trí cập với lống rau để tiện cho việc lấy nước. Theo Trần Thị Ba (2007), xung quanh liếp có rãnh thoát nước rộng 10 cm, sâu 15 cm giúp thoát nước tốt trong mùa mưa. Kích thước mương rãnh mà các hộ lựa chọn là phù hợp với yêu cầu của cây trồng và thuận lợi cho việc đi lại

Xử lý đất: Qua kết quả điều tra cho thấy 100% nông hộ không sử lý đất. Rau xà lách xoong là loại rau đa niên, trồng một lần thu hoạch nhiều đợt, mỗi đợt thu hoạch cách nhau khoảng 02 tháng, sau mỗi đợt thu hoạch xong lại đâm chồi mới chuẩn bị cho đợt thu hoạch tiếp theo. Do đó lúc nào rau xà lách xoong cũng hiện diện trên đồng ruộng, chỉ khi nào trồng mới thì mới xử lý đất (Đường Hồng Dật, 2003).

3.2.3. Giống

Chọn giống: Kết quả điều tra cho thấy, 100% nông hộ đều sử dụng giống canh tác là giống địa phương, các nông hộ tự trồng để lấy giống. Theo Tạ Thu Cúc (2010), chỉ gieo những hạt giống tốt và trồng cây con khoẻ mạnh, không có mầm bệnh. Phải biết rõ lý lịch hạt giống, giống nhập nội phải qua kiểm dịch thực vật. Qua chọn lọc cho thấy giống xà lách xoong ở đây phù hợp với điều kiện canh tác ở địa phương như chống chịu sâu bệnh, chịu nhiệt cao, cho năng suất ổn định, phẩm chất rất ngon, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng (Trần Thị Ba, 2007).

Lượng giống: Kết quả trình bày Bảng 3.4 cho thấy, phần trăm về lượng giống xà lách xoong được sử dụng giữa các hộ không khác biệt qua kiểm định chi bình phương (2 = 35,0). Phần trăm về lượng giống dao động trong khoảng 13,3-46,7%, lượng giống trung bình các hộ sử dụng là 4,23 tấn/ha; hộ sử dụng nhiều nhất là 6 tấn/ha, ít nhất là 2 tấn/ha.

Bảng 3.4 Số hộ và phần trăm số hộ về lượng giống xà lách xoong được sử dụng tại Thuận An - Bình Minh - Vĩnh Long

Stt Lượng giống (tấn) Số hộ Phần trăm số hộ (%)

1 < 3 4 13,3 2 3 -< 4 6 20,0 3 4 -< 5 6 20,0 4 ≥ 5 14 46,7 Tổng cộng 30 100 2 35,0ns

Lượng giống trung bình: 4,2 tấn/ha Lớn nhất: 6 tấn/ha

Độ lệch chuẩn: 1,1 Nhỏ nhất: 2 tấn/ha

ns :Không khác biệt ý nghĩa thống kê

Theo Lê Thị Khánh (2009), xác định lượng hạt giống cần quan tâm đến giá trị thực dùng của hạt giống, thời gian gieo trồng, điều kiện đất đai, kích thước và khả năng sinh trưởng của cây đó, dự đoán khả năng gây hại của sâu bệnh để có dự trù hạt giống chính xác. Lượng hạt giống gieo của một số loại rau nhiều hay ít phu thuộc vào tỷ lệ nảy mầm của hạt, kích thước, khối lượng hạt, khoảng cách gieo trồng trên ruộng. Xà lách xoong được nhân giống bằng phương pháp vô tính, phương pháp này cho phép giữ những đặc tính mong muốn của giống, hệ số nhân giống thấp và chi phí nhân giống cao hơn trồng bằng hạt. Vì vậy việc nhân giống vô tính chỉ thực hiện khi rau không có khả năng nhân giống bằng hạt hay khó có hạt giống, nhân giống vô tính cho phép thu hoạch sản phẩm nhanh hơn so với gieo giống bằng hạt. Lượng giống mà các hộ sử dụng cao hơn so với khuyến cáo của Đường Hồng Dật (2003) là 3,5-4 tấn/ha.

 Mật độ và khoảng cách trồng: Kết quả diều tra cho thấy 100% hộ trồng với mật độ và khoảng cách giống như nhau. Các nông hộ trồng xà lách xoong với khoảng cách, hàng cách hàng 5 cm, cây cách cây 5 cm; mật độ khoảng 200 nghìn cây/ha. Theo Tạ Thu Cúc (2010), mật độ thích hợp cho mỗi loại rau trên diện tích gieo trồng là biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm tăng năng suất và đạt được hiệu quả kinh tế cao. Khoảng cách, mật độ của mỗi loại rau phụ thuộc vào nhiều

cảnh và kỹ thuật trồng trọt. Theo Đường Hồng Dật (2003) cây xà lách xoong được trồng với khoảng cách hàng cách hàng 5 cm, cây cách cây 5 cm.

Cách trồng: Theo kết quả điều tra cho thấy, 100% hộ có cách trồng xà lách xoong giống nhau bằng cách chiết nhánh cây con. Theo Tạ Thu Cúc (2010), trong sản xuất tùy theo điều kiện và đặc điểm của giống, người trồng rau có thể áp dụng trồng bầu hoặc trồng rễ trần. Theo Đường Hồng Dật (2003), xà lách xoong có rễ chùm và rễ phụ mọc ở đốt thân, là loài có thể sinh sản vô tính, trồng dưới dạng chiết nhánh cây con và được trồng sâu từ 2-3 cm dưới mặt đất đối với phần gốc.

3.2.4. Phân bón

Tình hình sử dụng các loại phân bón:

- Phân hữu cơ: Qua kết quả Hình 3.7 cho thấy, phần trăm nông hộ sử dụng phân hữu cơ giữa các hộ khác biệt nhau qua kiểm định chi bình phương (2

= 16,1) ở mức ý nghĩa 1%. Số hộ có sử dụng phân hữu cơ nhiều nhất chiếm (86,7%) trong khi số hộ không không sử dụng phân hữu cơ rất thấp (13,3%).

86,7% 13,3%

Có sử dụng Không sử dụng

Hình 3.7 Phần trăm số hộ về sử dụng phân hữu cơ bón cho xà lách xoong tại Thuận An - Bình Minh - Vĩnh Long

2 =16,1**; **: Khác biệt ý nghĩa thống kê 1% Độ lệch chuẩn: 0,3

Theo Nguyễn Mạnh Chinh (2007), bón phân cho rau phải chú ý sử dụng phân hữu cơ, đặc biệt là phân chuồng đã ủ hoai. Vì trong phân chuồng chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng, có tác dụng làm cho đất tơi xốp, tăng cường hoạt động của các vi sinh vật có lợi trong đất. Các nông hộ ở đây bắt đầu sử dụng phân hữu cơ vào canh tác xà lách xoong, điều này thuận lợi cho việc sản xuất rau an toàn và sản xuất theo tiêu chuẩn GAP trong tương lai.

- Phân hóa học: Qua kết quả Hình 3.8 cho thấy, phần trăm loại phân bón hóa học khác biệt qua kiểm định chi bình phương (2 =32,5) ở mức ý nghĩa 1%, phân 16-16-8 được sử dụng nhiều nhất (79,4%), phân urê được sử dụng thấp hơm (11,8%) và phân 20-20-25 ít được sử dụng (8,8%).

11,8% 8,8% 79,4% Urê 16-16-8 20-20-15

Hình 3.8 Phần trăm số hộ về loại phân hóa học bón cho xà lách xoong tại Thuận An - Bình Minh - Vĩnh Long

2 = 32,5** ; **:Khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Độ lệch chuẩn: 0,7

Nhìn chung, các hộ thích sử dụng các loại phân hóa học để bón cho cây trồng vì loại này dễ sử dụng và cho hiệu quả nhanh chóng. Theo Trần Thị Ba (2007), lượng phân hóa học sử dụng là phân 16-16-8 (89%) và phân urê (11,1%). Tuy nhiên sử dụng phân hóa học quá nhiều sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu đến tính chất của đất đồng thời dẫn đến việc tích lũy kim loại ặng và nitrate trong đất, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.

Bón lót: Qua kết quả điều tra cho thấy, 100% nông hộ trồng xà lách xoong có bón lót. Theo Trần Thị Ba (2007), bón lót bằng phân lân vi sinh vừa thu hoạch xong lứa trước. Bón lót có vai trò cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng vào đất để cây sử dụng từ từ (Mai Văn Quyền

và ctv., 2007).

Số lần bón phân: Kết quả trình bày Bảng 3.5 cho thấy, phần trăm số lần bón phân giữa các hộ không khác biệt qua kiểm định chi bình phương (2 = 0,2), phần trăm số lần bón phân dao động từ 30-36,7%. Số lần bón phân trung bình giữa các hộ là 5 lần/vụ; hộ bón nhiều nhất là 6 lần/vụ và ít nhất là 4 lần/vụ.

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng canh tác xà lách xoong (nasturtium officinale) tại thuận an, bình minh, vĩnh long (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)