Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng canh tác xà lách xoong (nasturtium officinale) tại thuận an, bình minh, vĩnh long (Trang 28)

Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2003 và phần mềm phân tích thống kê SPSS 16.0.

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1. Thông tin chung về chủ hộ

3.1.1. Tuổi của chủ hộ

Qua kết quả trình bày Bảng 3.1 cho thấy, phần trăm độ tuổi giữa các chủ hộ không khác biệt nhau qua kiểm định chi bình phương (2 = 8,0). Phần trăm độ tuổi chủ hộ dao động trong khoảng 6,7-40%. Độ tuổi trung bình của chủ hộ là 41,9, chủ hộ cao tuổi nhất là 54 tuổi và nhỏ nhất là 25 tuổi.

Bảng 3.1 Số hộ và phần trăm số hộ về độ tuổi tại Thuận An - Bình Minh - Vĩnh Long Stt Tuổi Số hộ Phần trăm số hộ (%) 1 < 30 2 6,7 2 30 -< 40 12 40,0 3 40 -< 50 8 30,0 4 ≥ 50 8 23,3 Tổng cộng 30 100 2 8,0ns

Độ tuổi trung bình : 41,9 tuổi Lớn nhất: 54 tuổi

Độ lệch chuẩn: 8,4 Nhỏ nhất: 25 tuổi

ns: Không khác biệt ý nghĩa thống kê

Theo Bộ luật Lao động (2010), độ tuổi lao động từ 15-60 tuổi. Nhìn chung, các chủ hộ đều nằm trong độ tuổi lao động, có sức khỏe tốt phù hợp với sản xuất rau. Ở độ tuổi này các hộ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn loại cây trồng và bố trí mùa vụ hợp lý, biết được cách ứng phó với các vấn đề về thời tiết giúp cho việc sản xuất đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó những chủ hộ có độ tuổi thấp dễ tiếp thu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất rau an toàn.

3.1.2. Trình độ học vấn của chủ hộ

Kết quả Bảng 3.2 cho thấy, phần trăm về trình độ học vấn giữa các chủ hộ không khác biệt qua kiểm định chi bình phương (2 = 4,7). Phần trăm về trình độ

cao nhất là lớp 12, thấp nhất là lớp 2 và học vấn trung bình của các chủ hộ đạt 7,73.

Bảng 3.2 Số hộ và phần trăm số hộ về trình độ học vấn tại Thuận An - Bình Minh - Vĩnh Long Stt Trình độ học vấn Số hộ Phần trăm số hộ (%) 1 Cấp 1 13 43,3 2 Cấp 2 11 36,7 3 Cấp 3 6 20,0 Tổng cộng 30 100 2 4,7ns Trình độ học vấn trung bình: lớp 7,7 Lớn nhất: lớp 12 Độ lệch chuẩn: 3,2 Nhỏ nhất: lớp 2 ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê

Xã Thuận An là xã thuần nông, nên đời sống của người dân chưa cao, từ đó việc học hành của con cái chưa được các bậc cha mẹ thật sự quan tâm. Phần lớn người dân trồng rau là theo kinh nghiệm dân gian, cha truyền con nối, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật nhiều nên nghề trồng rau xà lách xoong ở đây không đòi hỏi về mặt trình độ văn hóa cao. Trình độ học vấn ảnh hưởng trực tiếp đến ý thức sản xuất rau an toàn, bên cạnh đó trình độ học vấn ảnh hưởng đến kỹ thuật canh tác của các hộ cũng như khả năng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất an toàn.

3.1.3. Số nhân khẩu

Qua kết quả trình bày Bảng 3.3 cho thấy, phần trăm số nhân khẩu của nông hộ không khác biệt nhau qua kiểm định chi bình phương (2 = 8,3), số nhân khẩu giữa các nông hộ dao động trong khoảng 6,7-50%. Số nhân khẩu trung bình của nông hộ là 4,3, nông hộ có nhiều nhân khẩu nhất là 6 người và ít nhất là 2 người.

Bảng 3.3 Số hộ và phần trăm số hộ về số nhân khẩu tại Thuận An - Bình Minh - Vĩnh Long

Stt Số nhân khẩu Số hộ Phần trăm số hộ (%)

1 < 3 2 6,7

2 3 -< 5 15 50,0

3 ≥ 5 13 43,3

Tổng cộng 30 100

2 8,3ns

Số nhân khẩu trung bình: 4,3 người Lớn nhất: 6 người

Độ lệch chuẩn: 1,1 Nhỏ nhất: 2 người

ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê

Số nhân khẩu trung bình của một hộ ở vùng điều tra là 4,3 người, thấp hơn so với báo cáo Viện xã hội học (2011), số nhân khẩu trung bình của một hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long là 4,4 người. Nguyên nhân của việc giảm dân số là do người dân ý thức hơn trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Số nhân khẩu ảnh hưởng đến lực lượng lao động của nông hộ, mở rộng quy mô sản xuất.

3.1.4. Lực lượng lao động

Qua kết quả Hình 3.1 cho thấy, phần trăm lao động giữa các hộ khác biệt qua kiểm định chi bình phương (2 = 36,4) ở mức ý nghĩa 1%. Nông hộ có số lao động < 3 lao động chiếm 60%, tiếp đến là số nông hộ có từ 3 -< 5 lao động chiếm tỷ lệ là 26,7% và số nông hộ có ≥ 5 lao động chiếm tỷ lệ thấp nhất 13,3%.

60% 13,3%

26,7% < 3 lao động

3 ­< 5 lao động ≥ 5 lao động

Hình 3.1 Phần trăm số hộ về lực lượng lao động tại Thuận An - Bình Minh - Vĩnh Long

2 = 36,4*; **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%

Số lao động trung bình: 2,8 lao động Lớn nhất: 6 lao động Độ lệch chuẩn: 1,3 Nhỏ nhất: 1 lao động

Theo Niên giám thống kê (2010), Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 10.128,7 nghìn người trong độ tuổi lao động, trong đó lao động Nông nghiệp chiếm tỷ lệ 48,7%. Nhìn chung lực lượng lao động ở đây là khá dồi dào tuy nhiên cơ cấu lao động trong ngành này giảm, trong khi một số ngành khác lại có xu hướng tăng, chứng tỏ có sự chuyển đổi kinh tế từ Nông nghiệp sang một số ngành khác. Bên cạnh đó giá cả nông sản bấp bênh, không ổn định dẫn đến đời sống của người trồng rau khó đảm bảo lâu dài nên họ luôn có xu hướng tập trung về các thành phố lớn tìm việc làm để có thu nhập ổn định hơn.

3.1.5. Kinh nghiệm trồng rau của chủ hộ

Qua kết quả Hình 3.2 cho thấy, phần trăm về kinh nghiệm trồng rau giữa các hộ khác biệt nhau qua kiểm định chi bình phương (2 = 29,2) ở mức ý nghĩa 1%. Số hộ có kinh nghiệm < 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (90%), kế đến là những hộ có kinh nghiệm từ 10 -< 20 năm (6,7%) và thấp nhất là những hộ có kinh nghiệm canh tác ≥20 năm (3,3%).

90% 3,3% 6,7% < 10 năm 10 ­< 20 năm ≥ 20 năm

Hình 3.2 Phần trăm số hộ về kinh nghiệm trồng rau tại Thuận An - Bình Minh - Vĩnh Long

2

= 29,2**; **:Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%

Kinh nghiệm trồng rau trung bình: 4,1 năm Lớn nhất: 20 năm Độ lệch chuẩn: 3,8 Nhỏ nhất: 2 năm

Nghề trồng rau xà lách xoong của huyện Bình Minh có từ rất lâu, khoảng trên 30 năm và phần lớn các nông hộ ở đây điều có thâm niên trồng xà lách xoong khá cao. Kinh nghiệm sản xuất rau màu nhiều năm đã giúp các hộ hiểu rõ đặc tính của đất đai và đặc điểm của từng loại cây trồng, vì vậy các hộ có sự lựa chọn cây trồng phù hợp. Bên cạnh đó kinh nghiệm đóng vai trò quan trọng trong việc phòng trừ sâu bệnh góp phần nâng cao năng suất cây trồng.

3.1.6. Tập huấn sản xuất rau an toàn

Qua kết quả Hình 3.3, phần trăm về tập huấn sản xuất rau an toàn giữa các hộ khác biệt nhau qua kiểm định chi bình phương (2 = 4,8) ở mức ý nghĩa 5%. Số hộ có tham dự tập huấn chiếm tỷ lệ cao (70%) trong khi số hộ không tham gia tập huấn chiếm tỷ lệ thấp (30%).

30%

70% Có tập huấn

Không tập huấn

Hình 3.3 Phần trăm số hộ về tập huấn sản xuất rau an toàn tại Thuận An - Bình Minh - Vĩnh Long

2 =4,8*; *: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5% Độ lệch chuẩn: 3,8

Tham dự các lớp tập huấn là cơ hội để các hộ gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm với nhau; đây cũng là nơi để người nông dân tiếp cận với những kỹ thuật mới trong sản xuất rau an toàn, an toàn cho người sản xuất và an toàn cho người sử dụng. Sản xuất rau an toàn là nền tảng cho sản xuất rau theo tiêu chuẩn GAP (VietGAP, Global GAP,…) và tiến đến nền Nông nghiệp hữu cơ trong tương lai. Sản xuất rau an toàn nhầm giảm chi phí đầu tư, tăng năng xuất và tăng lợi nhuận; cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

3.1.7. Ghi chép nhật ký canh tác

Qua kết quả Hình 3.4, phần trăm ghi chép nhật ký canh tác giữa các nông hộ không khác biệt nhau qua kiểm định chi bình phương (2 = 1,2), phần trăm ghi chép nhật ký canh tác dao động trong khoảng 40-60%. Đa số nông hộ có ghi chép nhật ký canh tác (60%) và số còn lại không ghi nhật ký chép (40%).

40%

60%

Có ghi chép Không ghi chép

Hình 3.4 Phần trăm số hộ về ghi chép nhật ký canh tác tại Thuận An - Bình Minh - Vĩnh Long

2

Ghi chép nhật ký canh tác giúp người nông dân thiết lập cho mình một quy trình sản xuất, rút ra được những kinh nghiệm trong canh tác, tiết kiệm các khoảng đầu tư. Bên cạnh đó ghi chép nhật ký canh tác giúp các nhà khoa học, chuyên môn, cán bộ kỹ thuật và nhóm nông dân có thể phân tích, đánh giá từ nhật ký đồng ruộng được ghi chép trong sổ tay kết hợp với tiền đầu tư cho từng hạng mục và khuyến cáo tăng hoặc giảm các chi phí đầu tư để có lợi nhất giúp người nông dân biết được giá thành sản xuất để có được lợi nhận.

3.1.8. Diện tích canh tác

Qua kết quả Hình 3.5 cho thấy, phần trăm về diện tích canh tác xà lách xoong giữa các hộ khác biệt qua kiểm định chi bình phương (2 = 20,4) ở mức ý nghĩa 1%. Phần trăm số hộ có diện tích < 0,2 ha chiếm tỷ lệ cao nhất (50%), tiếp theo hộ có diện tích canh tác từ 0,2-0,4 ha chiếm (40%), số hộ có diện tích canh tác từ 0,4-0,6 ha chiếm tỷ lệ thấp hơn (6,7%), số hộ có diện tích canh tác ≥ 0,6 ha chiếm tỷ lệ thấp nhất (3,3%). 50 3,3 6,7 40 0 13 26 39 52 < 0,2 0,2 -< 0,4 0,4 -< 0,6 ≥ 0,6 Diện tích canh tác (ha)

P h ầ n t ră m ( % )

Hình 3.5 Phần trăm số hộ về diện tích canh tác xà lách xoong tại Thuận An - Bình Minh - Vĩnh Long

2 = 20,4*; **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%

Diện tích canh tác trung bình: 0,2 ha Lớn nhất: 0,4 ha Độ lệch chuẩn: 0,1 Nhỏ nhất: 0,1 ha

Theo Niên giám thống kê huyện Bình Minh (2010), huyện Bình Minh có diện tích đất Nông nghiệp là 19.480,4 ha.Xã Thuận An có diện tích trồng xà lách xoong lớn nhất của tỉnh chiếm diện tích khoảng 100 ha. Diện tích canh tác của các hộ trong vùng không ổn định, do bởi một số hộ thuê đất để canh tác đến hạn phải trả. Ngoài ra sự biến động nguồn nhân lực trong vùng có thể ảnh hưởng đến diện tích canh tác và sản lượng rau do bởi nguồn lao động trong vùng có khuynh hướng lên các thành phố lớn tìm việc làm để cải thiện thu nhập. Diện tích canh tác nhỏ lẻ, manh mún và phân bố không đều giữa các hộ. Tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, thiếu liên kết đã gây nhiều khó khăn trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật và áp dụng cơ giới vào sản xuất; việc sản xuất không tập trung cũng tạo nên nhiều khó khăn trong việc tìm thị trường tiêu thụ ổn định cho sản phẩm. Tuy nhiên, với diện tích nhỏ các hộ có thể tận dụng lao động trong gia đình, tiết kiệm được chi phi thuê mướn nhân công.

3.2. Kỹ thuật canh tác

3.2.1. Thời vụ gieo trồng

Qua kết quả Hình 3.6 cho thấy, phần trăm về kinh nghiệm trồng rau giữa các hộ khác biệt nhau qua kiểm định chi bình phương (2 = 21,3) ở mức ý nghĩa 1%. Thời điểm xuống giống khoảng từ tháng 12-01 chiếm tỷ lệ cao nhất (80,0%), kế đến là khoảng thời gian từ tháng 10-11 (13,3%) và thấp nhất là khoảng thời gian từ tháng 8-9 (6,7%).

13,3% 6,7% 80% Tháng 08-09 Tháng 10-11 Tháng 12-01

Hình 3.6 Phần trăm số hộ về thời vụ gieo trồng xà lách xoong tại Thuận An - Bình Minh - Vĩnh Long

Theo Tạ Thu Cúc (2010), cơ sở khoa học để xác định thời vụ gieo trồng là dựa vào nguồn gốc cây rau, yêu cầu của chúng với điều kiện ngoại cảnh, nhu cầu của người tiêu dùng,… Theo Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng (2007), thời vụ gieo trồng là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng rau. Theo Trịnh Thu Hương (2003), lựa chọn thời vụ trồng thích hợp nhằm đảm bảo các điều kiện về nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng theo nhu cầu sinh trưởng phát triển của cây rau. Theo Trần Thị Ba (2007), xà lách xoong được trồng quanh năm, mùa thuận là trồng vào các tháng giáp tết 11-12 dương lịch, thời tiết mát mẻ, thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng và cho năng suất cao. Ngược lại mùa nghịch từ tháng 4-9, lúc này thời tiết thay đổi mưa nắng thất thường rau phát triển không tốt và sâu bệnh dễ xảy ra, do đó năng suất thấp, xà lách xoong là cây trồng một lần thu hoạch được nhiều lần. Lựa chọn thời điểm gieo trồng hợp lý sẽ giúp cho cây trồng phát triển tốt đạt năng suất cao (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001).

3.2.2. Chuẩn bị đất trồng

Lên liếp: Qua kết quả điều tra nông dân cho thấy, 100% nông hộ điều lên liếp. Tất cả các hộ đều tiến hành cày ải, phơi đất, sau đó mới lên liếp. phần lớn luống rau có chiều rộng 3-4 m; cao 10-15 cm; chiều dài thì không nhất định có thể dài đến 20 hoặc 50 m và lối đi giữa liếp rộng 0,3-0,5 m. Theo Trần Thị Ba (2007), lên liếp chìm, rộng 2-2,2 m, lối đi giữa liếp rộng 30-40 cm, cao hơn mặt liếp 10-20 cm. Tùy vào điều kiện đất đai của từng nông hộ mà có nhiều kiểu lên liếp khác nhau, kiểu lên liếp này được sử dụng rất phổ biến hiện nay vì kích thước của nó phù hợp với cây trồng và thuận lợi cho việc chăm sóc của nông dân.

Mương rãnh: Qua kết quả điều tra cho thấy, 100% hộ có cách đào rãnh giống nhau, chiều rộng rãnh dao động từ 1,5-2 m và sâu 1-1,5 m, chiều dài cập theo luống rau. Mương lấy nước tưới có vị trí cập với lống rau để tiện cho việc lấy nước. Theo Trần Thị Ba (2007), xung quanh liếp có rãnh thoát nước rộng 10 cm, sâu 15 cm giúp thoát nước tốt trong mùa mưa. Kích thước mương rãnh mà các hộ lựa chọn là phù hợp với yêu cầu của cây trồng và thuận lợi cho việc đi lại

Xử lý đất: Qua kết quả điều tra cho thấy 100% nông hộ không sử lý đất. Rau xà lách xoong là loại rau đa niên, trồng một lần thu hoạch nhiều đợt, mỗi đợt thu hoạch cách nhau khoảng 02 tháng, sau mỗi đợt thu hoạch xong lại đâm chồi mới chuẩn bị cho đợt thu hoạch tiếp theo. Do đó lúc nào rau xà lách xoong cũng hiện diện trên đồng ruộng, chỉ khi nào trồng mới thì mới xử lý đất (Đường Hồng Dật, 2003).

3.2.3. Giống

Chọn giống: Kết quả điều tra cho thấy, 100% nông hộ đều sử dụng giống canh tác là giống địa phương, các nông hộ tự trồng để lấy giống. Theo Tạ Thu Cúc (2010), chỉ gieo những hạt giống tốt và trồng cây con khoẻ mạnh, không có mầm bệnh. Phải biết rõ lý lịch hạt giống, giống nhập nội phải qua kiểm dịch thực vật. Qua chọn lọc cho thấy giống xà lách xoong ở đây phù hợp với điều kiện canh tác ở địa phương như chống chịu sâu bệnh, chịu nhiệt cao, cho năng suất ổn định, phẩm chất rất ngon, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng (Trần Thị Ba, 2007).

Lượng giống: Kết quả trình bày Bảng 3.4 cho thấy, phần trăm về lượng giống xà lách xoong được sử dụng giữa các hộ không khác biệt qua kiểm định

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng canh tác xà lách xoong (nasturtium officinale) tại thuận an, bình minh, vĩnh long (Trang 28)