từ 2 tháng tuổi trở lên nuôi tại trại chăn nuôi động vật bán hoang dã - Chi nhánh NC và PT động thực vật bản địa
- Thống kê toàn bộđàn lợn rừng cần nghiên cứu tại trại lợn.
- Lập sổ sách theo dõi đàn lợn rừng cần điều tra bằng theo dõi, ghi chép những lợn có biểu hiện lâm sàng có thể quan sát được hàng ngày vào buổi sáng sớm và buổi chiều tối.
- Phương pháp điều tra dịch tễ: điều tra dịch tễ bệnh đường hô hấp ở lợn theo Laval.A (2000) [1].
Tất cả số lượng lợn được theo dõi theo đàn và được thống kê ghi chép vào sổ sách để theo dõi. Hàng ngày tiến hành xác định những con có triệu chứng ho,
khó thở (thở thể bụng), tần số hô hấp tăng thông qua số tai. Sau đó ghi vào sổ để theo dõi.
- Tiến hành theo dõi chẩn đoán ghi chép số liệu.
- Hàng ngày theo dõi sức khỏe đàn lợn, phát hiện những bệnh về đường hô hấp.
- Từđó tính toán tỷ lệ lợn mắc bệnh đường hô hấp.
Phương pháp nghiên cứu biểu hiện lâm sàng của bệnh đường hô hấp ở lợn rừng giai đoạn 2 tháng tuổi trở lên:
- Quan sát trực tiếp đàn lợn hàng ngày đặc biệt buổi tối và sáng sớm để phát hiện lợn mắc bệnh.
- Chẩn đoán lâm sàng thông qua quan sát hằng ngày.
- Triệu chứng quan sát được như ho, ho khan, đặc biệt vào buổi sáng sớm và chiều tối. Thở khó và chủ yếu thở thể bụng, tần số hô hấp tăng.
2.3.4.2 Phương pháp nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh đường hô hấp bằng hai phác đồđiều trịphác đồđiều trị phác đồđiều trị
* Phương pháp bố trí thí nghiệm: Tất cả các lợn mắc bệnh, có triệu chứng điển hình của bệnh đường hô hấp như: ho, ho khan, khó thở, tần số hô hấp tăng cao … đều được chia ngẫu nhiên thành 2 lô và sử dụng hai phác đồ để điều trị và so sánh.
* Số con điều trị: 10 con/lô
Đảm bảo sự đồng đều mức độ mắc bệnh và điều kiện về vệ sinh thú y, chăm sóc nuôi dưỡng …
- Phương pháp sử dụng thuốc
+ Phác đồ 1: Sử dụng Han Flor LA (Florfenicon ) tiêm cách nhau 48 giờ.
Bromhexine 0,3%: 1 ml/5-7 kg TT, tiêm ngày 1 lần, có tác dụng long đờm, giãn phế quản, cắt cơn ho.
B.complex, Vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng. + Phác đồ 2: Sử dụng Pneuomotic và Kanatialin
Pneuomotic: Tiêm bắp thịt, liều lượng 1 ml/5-7 kg TT (tiêm vào buổi sáng). Kanatialin: Tiêm bắp thịt 1 ml/5-7 kg TT (Tiêm buổi chiều).
Anagin C: 1ml / 10 - 12kg TT, ngày tiêm 2 lần có tác dụng giảm đau, hạ sốt, tăng sức đề kháng.
* Phương pháp theo dõi theo đàn: Đàn lợn được theo dõi thường xuyên hàng ngày đặc biệt vào buổi sáng sớm và chiều tối. Sau khi điều trị vẫn tiếp tục được theo dõi hàng ngày.
- Sau khi có kết quảđiều trị chúng tôi đánh giá được hiệu quả điều trị của 2 loại kháng sinh trên bằng phương pháp so sánh theo từng chỉ tiêu. Từ đó đưa ra được kết quả so sánh về hiệu quả điều trị của hai loại kháng sinh trên và đưa ra khuyến cáo nên sử dụng kháng sinh nào trong điều trị bệnh tại trại.
2.3.5. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp
- Chỉ tiêu theo dõi tình hình nhiễm Hội chứng đường hô hấp ở lợn rừng tại Trại:
+ Theo dõi tỷ lệ nhiễm Hội chứng hô hấp theo lứa tuổi. Đàn lợn được phân theo tuổi theo dõi như sau:
- Từ 2 tháng tuổi đến dưới 3 tháng tuổi. - Từ 3 tháng tuổi đến dưới 4 tháng tuổi. - Từ 4 tháng tuổi đến 5 tháng tuổi. - Từ 5 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi. - Từ 6 tháng tuổi đến 7 tháng tuổi.
Công thức tính tỷ lệ nhiễm theo tháng tuổi
Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) = Số con mắc bệnh trong độ tuổi
x 100 Số con theo dõi trong độ tuổi
+ Theo dõi tỷ lệ nhiễm Hội chứng hô hấp qua các tháng.
Hàng tháng, từ tháng 6 đến tháng 11 tiến hành theo dõi, ghi chép số lợn mắc bệnh. Tính toán tỷ lệ lợn mắc bệnh theo tháng như sau:
Tỷ lệ lợn mắc bệnh theo các tháng =
+ Theo dõi tỷ lệ nhiễm Hội chứng hô hấp theo mùa trong năm.
- Chỉ tiêu theo dõi biểu hiện lâm sàng và bệnh tích (nếu có) của bệnh đường hô hấp.
+ Các biểu hiện lâm sàng (triệu chứng): Mô tả chi tiết biểu hiện lâm sàng của những lợn bị bệnh đường hô hấp.
Số con mắc bệnh trong tháng Số con theo dõi trong tháng
+ Bệnh tích: Mổ khám bệnh (Nếu có).
- Chỉ tiêu theo dõi và so sánh hiệu quả điều trị Hội chứng đường hô hấp bằng hai phác đồ 1 và 2. + Tỷ lệ khỏi bệnh (%). Tính theo công thức: Tỷ lệ khỏi (%) = Tổng số con mắc bệnh x 100 Tổng số con điều trị + Thời gian điều trị khỏi bệnh (ngày). + Số con tái nhiễm (con).
+ Tỷ lệ tái nhiễm (%) và kết quảđiều trị lần 2.
Tỷ lệ tái nhiễm (%) = Tổng số con tái nhiễm
x 100 Tổng số con mắc bệnh lần 1 điều trị khỏi
+ Chi phí thuốc điều trị (đồng/con) + Phương pháp tính tỷ lệ chết:
Tỷ lệ chết (%) = Tổng số con chết
x 100 Tổng số con điều trị
+ Chi phí thuốc điều trị (đồng/con)
* Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2000) .