Nguyên tắc và phương pháp phòng, điều trị hội chứng hô hấp ở lợ n

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hội chứng bệnh đường hô hấp trên đàn lợn rừng thuộc chi nhánh công ty nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa và khảo nghiệm một số phác đồ điều trị (Trang 40)

Hội chứng hô hấp ở lợn do rất nhiều nguyên nhân gây nên, từ đó cũng có nhiều nguyên tắc và phương pháp phòng cũng như điều trị.

2.2.3.1. Nguyên tắc phòng bệnh

Để công tác phòng bệnh đạt hiệu quả cao cần thực hiện các biện pháp sau: * Phòng bệnh khi chưa có dịch:

Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt cho đàn lợn đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng, nhằm nâng cao sức đề kháng của chúng với dịch bệnh.

Thường xuyên theo dõi đàn lợn, phát hiện sớm lợn có biểu hiện lâm sàng, cách ly điều trị kịp thời hoặc xử lý để tránh lây nhiễm bệnh trong đàn.

- Phòng bệnh bằng vệ sinh thú y.

Thực hiện vệ sinh chuồng trại và môi trường chăn nuôi lợn. Đảm bảo chuồng trại kín, ấm vào mùa đông và thoáng mát, khô, sạch vào mùa hè, mật độ nuôi nhốt vừa phải.

Phòng trừ tổng hợp là biện pháp quan trọng nhất bao gồm: vệ sinh, tiêu độc chuồng trại thường xuyên, định kỳ phun thuốc sát trùng; kiểm soát nồng độ NH3, CO2 trong chuồng nuôi.

Nên tự túc về con giống, nếu nhập giống từ bên ngoài thì nên mua giống từ những vùng an toàn dịch. Lợn mua về phải nhốt riêng để theo dõi ít nhất một tháng, nếu không có triệu chứng ho, khó thở thì mới nhập đàn. Đối với đực giống, cần phải chặt chẽ hơn: kiểm tra lai lịch, nguồn gốc, nhốt riêng ít nhất hai tháng, hàng ngày theo dõi triệu chứng hô hấp sao cho đảm bảo mới đưa vào sử dụng.

- Phòng bệnh bằng vacxin:

Hiện nay đã có các loại vacxin phòng các bệnh trong Hội chứng bệnh đường hô hấp như: vacxin suyễn, vacxin phòng bệnh viêm phổi - màng phổi... góp phần tích cực trong công tác phòng bệnh.

* Phòng khi có dịch

Bệnh về đường hô hấp phải sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp mới đạt hiệu quả cao trong việc phòng trừ dịch bệnh, tạo cho con vật có sức đề kháng tốt, sinh trưởng, phát triển nhanh.

Phải có chuồng cách ly để nuôi dưỡng những lợn mới nhập vào hoặc những lợn ốm.

Phải định kỳ sát trùng, tiêu độc chuồng trại, phân rác, dụng cụ chăn nuôi bằng nước vôi 20%, NaOH 10%, Crezin 5-10%, Formon 5%, rắc vôi bột, quét vôi tường.

Bồi dưỡng tốt đàn lợn ốm, cho ăn thức ăn dễ tiêu, đủ protein, vitamin và muối khoáng, có thể trộn thêm kháng sinh Oremincin, Tetramycin vào thức ăn để phòng bệnh.

2.2.3.2. Nguyên tắc điều trị

Về nguyên tắc điều trị triệu chứng hô hấp, các chuyên gia thú y đều nhất trí rằng: bệnh lý của Hội chứng hô hấp đều gồm hai quá trình là rối loạn đường hô hấp và nhiễm khuẩn đường hô hấp. Hậu quả là con vật ho nhiều, khó thở, phổi bị viêm nặng dẫn đến mất chức năng hô hấp và cơ thể bị thiếu O2 trầm trọng. Axit lactic sinh ra nhiều nhưng chuyển hóa không kịp nên cơ thể con vật bị trúng độc toan mà chết. Vì vậy, để điều trị Hội chứng hô hấp cần tuân theo các nguyên tắc cụ thể sau:

• Phải phát hiện bệnh sớm và kịp thời điều trị, cần tiến hành cách ly lợn bệnh và theo dõi chặt chẽ hiện tượng ho, khó thở của con vật bị bệnh, xác định bệnh và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời không để con vật bị nhiễm khuẩn và viêm phổi quá nặng gây khó khăn cho việc điều trị.

• Điều trị căn nguyên phải kết hợp với điều trị triệu chứng: việc điều trị có thể dùng nhiều liệu pháp khác nhau để đạt được mục đích loại trừ căn nguyên gây bệnh. Việc dùng kháng sinh là không thể tránh khỏi, tuy nhiên khi dùng phải cân nhắc kỹ bởi có rất nhiều loại kháng sinh trên lý thuyết có tác dụng rất tốt với mầm bệnh đường hô hấp nhưng khi thử kháng sinh đó và trên thực tếđiều trị hiện nay các kháng sinh này đã bị một số vi khuẩn đường hô hấp kháng lại, cho nên việc lựa chọn kháng sinh điều trị cần phải kiểm tra qua thử kháng sinh đồ và kiểm nghiệm qua thực tế điều trị để đạt được hiệu quảđiều trị cao. Ngoài ra, phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc sử dụng kháng

sinh. Vấn đềđiều trị chứng phải tiến hành đồng thời và thường xuyên cho đến khi con vật khỏi bệnh, dùng thuốc có tác dụng long đờm, giãn phế quản, cắt cơn ho giúp cho quá trình lưu thông khí được tốt, mặt khác dùng các thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm đau, hạ sốt tránh quá trình viêm lan rộng để bệnh bớt trầm trọng. Ngoài ra, cần bổ sung thêm vitamin trong quá trình điều trịđể tăng sức đề kháng của cơ thể giúp nhanh chóng phục hồi đường hô hấp bị tổn thương.

• Điều trị bệnh phải kết hợp với chăm sóc, nuôi dưỡng tốt để hạn chế tới mức thấp nhất tác động của bệnh nguyên, giúp cho lợn nâng cao sức đề kháng, chống loại các yếu tố bất lợi.

- Phương pháp điều trị:

Điều trị bằng kháng sinh: phương pháp này được áp dụng rất phổ biến trong các trang trại chăn nuôi lợn. Thực tế có rất nhiều kháng sinh được sử dụng đểđiều trị bệnh đường hô hấp, cụ thể như:

Linspec 5/10, tiêm bắp, liều 1ml/8-10kg thể trọng/ngày, dùng liên tục 3-5 ngày.

Tiamulin, tiêm bắp hoặc dưới da, liều 1-1,5ml/10kg thể trọng/ngày, dùng liên tục 3-5 ngày.

Oxytetracylin, tiêm bắp, liều 1ml/10kg thể trọng/ngày, dùng liên tục 3-5 ngày.

Tylosin 10%, tiêm bắp, liều 1-2ml/10 15kg thể trọng/ngày, dùng liên tục 4-5 ngày.

Dùng kháng sinh kết hợp với các thuốc trợ lực, trợ sức như: B.Complex, Vitamin C... Và thuốc điều trị triệu chứng như: Bromhexan, Diclofenac.

Theo Nguyễn Ngọc Nhiên (1996) [5] còn có thể sử dụng một trong các kháng sinh sau để điều trị lợn mắc bệnh đường hô hấp gồm Rifampicin, Ceftazidin và Ciprofloxacin.

Nếu lợn ho do giun phổi hoặc ấu trùng giun tròn thì có thể dùng một trong các loại thuốc sau: Hanmectin 25% hoặc Levaminsol 7.5% tiêm dưới da hoặc Menbendazol cho uống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.4. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước

2.2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở nước ta các bệnh về đường hô hấp ở lợn thịt đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu, tìm hiểu về nguyên nhân và biện pháp phòng trị.

Theo nghiên cứu của Phạm Sĩ Lăng và cộng sự (1997) [3], Bệnh suyễn lợn (Swine enzootic pneumonia) có những tên gọi khác nhau như: viêm phổi truyền nhiễm, viêm phế quản phổi có lưu hành là một bệnh truyền nhiễm thường ở thể á cấp tính, cấp tính và lưu hành ở một địa phương, do Mycoplasma gây ra và đặc điểm là một chứng viêm phế quản phổi tiến triển chậm. Ngoài ra, có nhiều loại vi trùng kế phát như: Hemophilud suis, Pasteurella septica, Streptococcus, Staphylococcus, Salmonella,...

Nguyễn Ngọc Nhiên và Nguyễn Thị Nội (1991) [6] đã dùng Tylosine kết hợp với vắcxin để phòng bệnh suyễn lợn. Nguyễn Ngọc Nhiên (1996) [5] đã có những nghiên cứu về vai trò của một số vi khuẩn đường hô hấp trong Hội chứng ho, khó thở truyền nhiễm ở lợn.

Nguyễn Như Thanh và cộng sự (2001) [11] cho biết về đặc điểm hình thái, đặc điểm nuôi cấy, tính chất sinh hóa , cấu trúc kháng nguyên, các enzim, tính gây bệnh, triệu chứng lâm sàng, bệnh tích, chẩn đoán, phòng và trị bệnh do

Streptococcus suis, Pasteurella multocida.

Theo Cù Hữu Phú và cs (2002,) [9], khi gây bệnh thực nghiệm trên chuột bạch và lợn đã kết luận vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae và vi khun Pasteurella multocida phân lập được có độc lực cao đối với chuột bạch và lợn, đồng thời khẳng định vi khuẩn là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh đường hô hấp ở lợn. Tác giảđã sử dụng kết quả này làm cơ sở cho việc lựa chọn chủng để chế Autovacxin phòng bệnh đường hô hấp cho lợn do các vi khuẩn nêu trên gây ra. Mặt khác, còn cho biết vi khuẩn mẫn cảm cao với các loại kháng sinh Rifampicin, Ceftazidin, Ciprofloxacin và khuyến cáo nên sử dụng các loại kháng sinh này để điều trị cho lợn mắc bệnh đường hô hấp.

Nghiên cứu của Trịnh Phú Ngọc (1998) [8], về đặc tính sinh hóa học của

Streptoccus spp đã phân lập được vi khuẩn ở các trại chăn nuôi tập chung và chăn nuôi gia đình ở miền Bắc, xác định được đặc tính sinh hóa học của các chủng vi khuẩn phân

lập được. Những báo cáo khoa học này là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về vai trò của nhóm vi khuẩn này trong bệnh viêm phổi ở lợn.

Nguyễn Xuân Bình (2005) [2], đề cập đến cách phòng và trị bệnh cho lợn nái, lợn con, lợn thịt. Đối với những nơi lợn chưa mắc bệnh suyễn thì nên tự túc về con giống. Nếu mua lợn ở nơi khác về thì phải nhốt riêng ít nhất hai tuần để theo dõi.

Nguyễn Xuân Bình và cộng sự (2007) [2], nghiên cứu tình hình nhiễm

Actinobacillus pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn đã rút ra kết luận như sau:

- Lợn thịt giai đoạn 2-3 tháng tuổi tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi theo đàn là 100%, trung bình 36,53% theo cá thể.

- Lợn mắc bệnh viêm phổi đã phân lập được vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae với tỷ lệ đạt từ 31.25-55,55%, trung bình 37,83%.

Theo Carter (1955) [15] đã chọn hai chủng Pasteurella multocida Serotype

D và A3 có ký hiệu là HP2 và HP12, chọn 3 chủng Actinobacillus pleuropneumoniae ký hiệu là HP1 và Tb12,chọn thuộc serovar 2, H5 thuộc Serovar 5 và một chủng Streptococus để chế Autovắcxin phòng bệnh đường hô hấp cho lợn, dạng vắcxin vô hoạt, có bổ trợ keo phèn dùng tiêm cho lợn. Autovacxin thử an toàn và hiệu lực trên động vật thí nghiệm đã cho kết quả tốt. Khi thử nghiệm tại Hải Phòng, Hà Tây, Thái Bình, kết quả bước đầu cho thấy vắcxin có khả năng phòng bệnh đường hô hấp ở lợn.

2.2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Buttenschon (1991) [13] cho rằng bệnh viêm phổi do P.multocida gây ra

thường có liên quan đến bệnh viêm cầu thận do P.multocida. Hai bệnh này có liên quan đến nhau là do quá trình vi khuẩn phát tán từ những bệnh tích ở phổi đến các cơ quan khác.

Năm 1987, Trevisan đã đề nghị đặt tên cho vi khuẩn Pasteurella do Pasteurella gây bệnh cho nhiều loài gia súc cho nên tên vi khuẩn theo những năm trước đây được gắn liền với tên loài vật mà chúng gây bệnh. Vi khuẩn gây bệnh được phân lập từ bò được gọi tên là P.boviseptica, từ lợn là P.suiseptica và gọi

chung là P.multocida. Theo Carter, (1952) [14], đã đề nghị đặt tên cho vi khuẩn

Carterr (1952, 1955) [15] dùng phản ứng kết tủa và ngưng kết phân lập Pasteurella multocida thành 12 type (1, 2, 3,4,..., 12). Haddleaton (1972) (trích từ Carter, 1952) [14] bàn phản ứng khuếch tán trên mặt thạch chia P.multocida thành

16 type kháng nguyên (O) đánh dấu từ 1, 2, 3, 4,..., 16.

Theo Herenda, (1994) viêm phổi là hiện tượng viêm tại phổi do vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng hoặc các tác nhân vật lý và hóa học gây ra. Nó thường kèm với viêm phế quản, viêm phế nang và viêm màng phổi.

Vì thế thuật ngữ “Viêm phổi - phế quản” thường được sử dụng để chỉ bệnh này. Ở lợn bệnh viêm phổi địa phương do Mycoplasma hyopneumoniae và viêm

phổi màng phổi do Haemophilus pleuropneumoniae là hay gặp nhất.

Ởđàn mắc bệnh, bệnh lây lan từ lợn nái sang lợn con bú mẹ và ở lợn trưởng thành bằng cách tiếp xúc thông thường hoặc qua đường không khí. Không phân lập được Mycoplasma hyopneumoniae từ đường hô hấp của lợn khỏe. Mycoplasma hyopneumoniae vẫn tồn tại dai dẳng trong các tổn thương phổi mãn tính ở trong con vật đã khỏi bệnh và là nguồn nhiễm bệnh, đặc biệt là cho các con mới nhập đàn.

Clifton- Harley và cs (1986) [17] nghiên cứu thấy vi khuẩn có thể từ lợn mẹ truyền cho con qua đường hô hấp và từ lợn mẹ truyền cho con qua đường hô hấp và từ lợn con này sẽ truyền sang các lợn con khác nhau khi tách nhập đàn khác nhau khi cai sữa. Các tác giả đã nghiên cứu và xác định vi khuẩn Streptococcus suis luôn có mặt trong hạch Amidan và xoang mũi của lợn khỏe mạnh mà không có triệu chứng lâm sàng, nhưng chúng là một trong những tác nhân chung gây bệnh ở lợn khi có điều kiện thuận lợi. Bệnh do Streptococcus suis gây ra có thể phát dịch vào đầu mùa xuân hoặc sau những thay đổi thời tiết đột ngột, streptococcus suis là nguyên nhân của những ổ dịch nhiễm trùng huyết, viêm não, viêm khớp, viêm hạch, dưới hàm. Bên cạnh đó Streptococcus suis còn liên quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đến viêm não tủy, viêm phế quản phổi, viêm màng bao tim, viêm âm đạo.

Theo Katri Nevolen (2000) (trích từ Nguyễn Thị Phước Ninh, 2006) [7], việc chẩn đoán M.hyopneumoniae dựa trên phương pháp chẩn đoán bệnh truyền thống là phát hiện những biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm phổi và việc kiểm tra những tổn thương sau khi giét mổ (Keller 1976, Goodwin 1977). Ghi chép lại những triệu chứng lâm sàng riêng biệt là không cần thiết so với một phương pháp

chẩn đoán thật sự chính xác bởi vì việc giám sát chỉ qua những khám xét lâm sàng chỉ phát hiện được 30% đàn nhiễm bệnh (Sorensen et al. 1993). Hơn nữa thời kỳ biểu hiện những triệu chứng cận lâm sàng phổ biến đối với bệnh do

M.hyopneumoniae (Nicolet 1988). Mặt khác, điều kiện môi trường như bụi không khí cũng có thể dẫn đến những sai lầm trong chẩn đoán bệnh.

Những tổn thương vĩ mô điển hình nhưng không đặc trưng của bệnh viêm phổi

do M.hyopneumoniaebao gồm những thùy biến đổi màu từ đỏ tía sang xám ở thùy đỉnh và thùy hoành của phổi. Những mô tổn thương đặc trưng xung quanh cầu mắt. Việc chẩn đoán được tiến hành chủ yếu là kiểm tra sau khi giết mổ. Tuy nhiên, việc phát hiện những tổn thương phổi khi giết mổ chỉ cho thấy những dấu hiệu không rõ ràng về thời gian nhiễm bệnh viêm phổi.

Nhiều phương pháp chẩn đoán sau khi mổ được cải tiến đã mang lại kết quả bao gồm kháng thể huỳnh quang đã tạo ra một phương pháp chẩn đoán đặc biệt đối với M.hyopneumoniae. Tuy nhiên, phương pháp này thường thu được kết quả âm tính giả, do vậy thiếu chính xác. Đối với những kỹ thuật nuôi cấy,

M.hyopneumoniaerất khó mọc. Những mẫu bệnh phẩm phải hoàn toàn tươi sống, và kết quả phân lập thường không rõ ràng đối với những vi khuẩn Mycoplasma khác như M.hyorrhinis. Phương pháp kháng thể huỳnh quang và nuôi cấy

M.hyopneumoniae không dễ áp dụng như những phương pháp chẩn đoán trong những chương trình quản lý dịch bệnh, vì trong thực tế, chúng tốn nhiều thời gian và thường thu được kết quả âm tính giả.

Phương pháp Polymerase Chain Reaction (PCR) thường là một phương pháp nhanh và chính xác đối với việc chẩn đoán M.hyopneumoniae. Tuy nhiên,

phương pháp PCR không phù hợp đối với việc áp dụng trong những chẩn đoán thông thường.

Phương pháp chẩn đoán huyết thanh học để phát hiện kháng thể của

M.hyopneumoniae bao gồm indirect hemagglutination (IHA), hemagglutination inhibition (HI), complement fixation (CF), test and enzyme-linked immunosorbent assay (ELISA’s). Phương pháp ELISA là phương pháp nhạy cảm nhất và cách kiểm tra huyết thanh chuyên biệt đối với việc chẩn đoán M.hyopneumoniae (Trích

Theo Trịnh Phú Ngọc (1990) [8] các chất sát trùng thông thường với nồng độ thấp cũng có thể làm cho Streptoccus suis chết nhanh chóng so với các vi khuẩn thông thường khác. Phenol, Iod, Axit phenic 3-5% vi khuẩn bị diệt trong vòng 60 phút, cồn 700 vi khuẩn bị diệt trong vòng 30 phút.

2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đàn lợn rừng giai đoạn từ 2 tháng tuổi trở lên.

2.3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Trại chăn nuôi động vật bán hoang dã - Chi nhánh NC&PT động thực vật bản địa.

Địa chỉ: Xã Tức Tranh, huyện: Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

- Thời gian: Ngày 03 tháng 06 năm 2013 đến ngày 10 tháng 11 năm 2013.

2.3.3. Nội dung nghiên cứu

- Xác định tỷ lệ nhiễm bệnh đường hô hấp trên đàn lợn rừng từ 2 tháng tuổi trở lên nuôi tại trại chăn nuôi động vật bán hoang dã - Chi nhánh NC&PT động thực vật bản địa.

- Khảo nghiệm hai phác đồđiều trị:

Phác đồ 1: Sử dụng Han Flor LA (Florfenicon) tiêm cách nhau 48 giờ (Kết hợp sử dụng Bromhexine 0,3%).

Phác đồ 2: Sử dụng Pneuomotic và Kanatialin.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hội chứng bệnh đường hô hấp trên đàn lợn rừng thuộc chi nhánh công ty nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa và khảo nghiệm một số phác đồ điều trị (Trang 40)