Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hội chứng bệnh đường hô hấp trên đàn lợn rừng thuộc chi nhánh công ty nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa và khảo nghiệm một số phác đồ điều trị (Trang 44 - 45)

Ở nước ta các bệnh về đường hô hấp ở lợn thịt đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu, tìm hiểu về nguyên nhân và biện pháp phòng trị.

Theo nghiên cứu của Phạm Sĩ Lăng và cộng sự (1997) [3], Bệnh suyễn lợn (Swine enzootic pneumonia) có những tên gọi khác nhau như: viêm phổi truyền nhiễm, viêm phế quản phổi có lưu hành là một bệnh truyền nhiễm thường ở thể á cấp tính, cấp tính và lưu hành ở một địa phương, do Mycoplasma gây ra và đặc điểm là một chứng viêm phế quản phổi tiến triển chậm. Ngoài ra, có nhiều loại vi trùng kế phát như: Hemophilud suis, Pasteurella septica, Streptococcus, Staphylococcus, Salmonella,...

Nguyễn Ngọc Nhiên và Nguyễn Thị Nội (1991) [6] đã dùng Tylosine kết hợp với vắcxin để phòng bệnh suyễn lợn. Nguyễn Ngọc Nhiên (1996) [5] đã có những nghiên cứu về vai trò của một số vi khuẩn đường hô hấp trong Hội chứng ho, khó thở truyền nhiễm ở lợn.

Nguyễn Như Thanh và cộng sự (2001) [11] cho biết về đặc điểm hình thái, đặc điểm nuôi cấy, tính chất sinh hóa , cấu trúc kháng nguyên, các enzim, tính gây bệnh, triệu chứng lâm sàng, bệnh tích, chẩn đoán, phòng và trị bệnh do

Streptococcus suis, Pasteurella multocida.

Theo Cù Hữu Phú và cs (2002,) [9], khi gây bệnh thực nghiệm trên chuột bạch và lợn đã kết luận vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae và vi khun Pasteurella multocida phân lập được có độc lực cao đối với chuột bạch và lợn, đồng thời khẳng định vi khuẩn là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh đường hô hấp ở lợn. Tác giảđã sử dụng kết quả này làm cơ sở cho việc lựa chọn chủng để chế Autovacxin phòng bệnh đường hô hấp cho lợn do các vi khuẩn nêu trên gây ra. Mặt khác, còn cho biết vi khuẩn mẫn cảm cao với các loại kháng sinh Rifampicin, Ceftazidin, Ciprofloxacin và khuyến cáo nên sử dụng các loại kháng sinh này để điều trị cho lợn mắc bệnh đường hô hấp.

Nghiên cứu của Trịnh Phú Ngọc (1998) [8], về đặc tính sinh hóa học của

Streptoccus spp đã phân lập được vi khuẩn ở các trại chăn nuôi tập chung và chăn nuôi gia đình ở miền Bắc, xác định được đặc tính sinh hóa học của các chủng vi khuẩn phân

lập được. Những báo cáo khoa học này là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về vai trò của nhóm vi khuẩn này trong bệnh viêm phổi ở lợn.

Nguyễn Xuân Bình (2005) [2], đề cập đến cách phòng và trị bệnh cho lợn nái, lợn con, lợn thịt. Đối với những nơi lợn chưa mắc bệnh suyễn thì nên tự túc về con giống. Nếu mua lợn ở nơi khác về thì phải nhốt riêng ít nhất hai tuần để theo dõi.

Nguyễn Xuân Bình và cộng sự (2007) [2], nghiên cứu tình hình nhiễm

Actinobacillus pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn đã rút ra kết luận như sau:

- Lợn thịt giai đoạn 2-3 tháng tuổi tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi theo đàn là 100%, trung bình 36,53% theo cá thể.

- Lợn mắc bệnh viêm phổi đã phân lập được vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae với tỷ lệ đạt từ 31.25-55,55%, trung bình 37,83%.

Theo Carter (1955) [15] đã chọn hai chủng Pasteurella multocida Serotype

D và A3 có ký hiệu là HP2 và HP12, chọn 3 chủng Actinobacillus pleuropneumoniae ký hiệu là HP1 và Tb12,chọn thuộc serovar 2, H5 thuộc Serovar 5 và một chủng Streptococus để chế Autovắcxin phòng bệnh đường hô hấp cho lợn, dạng vắcxin vô hoạt, có bổ trợ keo phèn dùng tiêm cho lợn. Autovacxin thử an toàn và hiệu lực trên động vật thí nghiệm đã cho kết quả tốt. Khi thử nghiệm tại Hải Phòng, Hà Tây, Thái Bình, kết quả bước đầu cho thấy vắcxin có khả năng phòng bệnh đường hô hấp ở lợn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hội chứng bệnh đường hô hấp trên đàn lợn rừng thuộc chi nhánh công ty nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa và khảo nghiệm một số phác đồ điều trị (Trang 44 - 45)