Bệnh viêm phổi - màng phổi lợn là một bệnh đường hô hấp lây lan mạnh, bệnh thường gây chết lợn, chủ yếu là lợn choai. Đặc trưng của bệnh là ho, khó thở, thở thể bụng, tần số hô hấp tăng cao. Lợn chết với bệnh tích phổi bị gan hóa và viêm dính thành ngực.
• Mầm bệnh
Do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae gây ra.
• Dịch tễ học
* Loài mắc bệnh
Actinobacillus pleuropneumoniae gây bệnh cho lợn ở mọi lứa tuổi nhưng mẫn cảm nhất ở lợn choai (lợn từ 2-5 tháng tuổi).
* Tỷ lệốm chết:
Bệnh xảy ra hầu hết ở các vùng chăn nuôi và trong tất cả các phương thức chăn nuôi, đặc biệt phổ biến ở các trại chăn nuôi tập trung. Số lợn nhiễm bệnh thường là vài cá thể trong một đàn, chiếm khoảng 15-39% số lợn trong đàn, tỷ lệ tử vong cao, có thể tới 30% thậm chí 50% (Taylor 2005) [16].
* Thời gian xảy ra bệnh trong năm:
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng bùng phát vào vụ Hè - Thu khi nhiệt độ và ẩm độ tăng cao.
* Điều kiện vệ sinh:
Hệ hô hấp có nhiệm vụ thường xuyên trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài. Chính vì vậy, chuồng trại ẩm ướt, mất vệ sinh sẽ dẫn tới bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi có nồng độ khí độc như NH3, H2S, CO2,... cao làm cho lợn hàng ngày phải hít một lượng khí độc vào cơ thể, lâu dần sẽ bị trúng độc (ở dạng mãn tính) làm cho sức đề kháng của con vật bị giảm sút. Mặt khác, chuồng trại có độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae phát triển mạnh. Như vậy, điều kiện vệ sinh có ảnh hưởng rất lớn đến sức đề kháng của con vật cũng như sự phát triển của mầm bệnh: Nếu điều kiện vệ sinh kém sẽ làm cho bệnh viêm phổi - màng phổi xảy ra dễ dàng và lây lan mạnh, ngược lại điều kiện vệ sinh tốt không những giúp cho con vật khỏe mạnh mà còn hạn chế được dịch bệnh.
Ngoài các yếu tố về điều kiện vệ sinh có ảnh hưởng rất lớn tới nguyên nhân gây bệnh thì khí hậu, thời tiết, các yếu tố Stress như: mật độ nuôi nhốt quá đông, chăm sóc nuôi dưỡng kém...làm cho sức đề kháng của con vật giảm đi cũng là điều kiện cho bệnh viêm phổi - màng phổi dễ xảy ra hơn (Cù Hữu Phú và cs.2002) [9].
• Cách lây lan:
Nguồn bệnh chủ yếu là lợn mang trùng, bệnh có thể lây trực tiếp từ con ốm do thở, hắt hơi, ho làm cho nước dãi, mũi bắn sang cho con khỏe hoặc bệnh có thể lây gián tiếp thông qua không khí ở khoảng cách ngắn so mầm bệnh có thể tồn tại một thời gian ở môi trường ngoài (John Carr, 1997. Trích từ Cù Hữu Phú và cs.2002) [9].
• Cơ chế gây bệnh:
Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae là một tác nhân gây bệnh với nhiều cơ chế tác động đã được biết rõ như: vi khuẩn này có khả năng giải phóng
enzym protease có khả năng phân hủy Heamoglobin, sắc tố vận chuyển oxy trong máu. Các protein có khả năng gắn với sắt có trong vi khuẩn này cho phép chúng lấy đi sắt từ cơ thể vật chủ. Chúng còn có khả năng sinh ngoại độc tố và nội độc tố. Ngoài ra, bản thân vi khuẩn cũng bao bọc bởi một lớp giáp mô có tác dụng bảo vệ vi khuẩn bởi các tế bào bảo hộ của vật chủ (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2006) [7].
• Triệu chứng lâm sàng:
Vi khuẩn gây bệnh ở lợn với 3 thể chủ yếu: thể quá cấp, thể cấp tính và thể mãn tính (D.J. Taylor, 2005) [16].
- Thể quá cấp:
Lợn mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, tách riêng khỏi đàn, sốt cao (41,50C), tần số hô hấp tăng, thở khó, mạch đập tăng lên rất sớm và trụy tim mạch. Lợn bệnh thấy có bọt máu lẫn trong dịch mũi, nước dãi ở giai đoạn cuối của bệnh.
Bệnh tiến triển rất nhanh, lợn bệnh chết sau 24h sau khi có dấu hiệu bệnh. Trước khi chết thấy tai, mũi, da ở vùng mỏng như da đùi, da bụng tím xanh thành từng mảng. Một số trường hợp lợn chết có thể chết mà không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
- Thể cấp tính
Triệu chứng tương tự như thể quá cấp nhưng tiến triển chậm hơn. Lợn sốt cao trên 410C, ho, khó thở, thở thể bụng, bụng hóp lại, lợn ỉa chảy, nôn mửa, mắt có dử đôi khi nhầm với cả dịch tả.
Thể cấp tính đa số lợn chết, một số con chữa được. Lợn chết trong vòng 1-4 ngày. Lợn sống sót có thể phục hồi hoàn toàn hoặc có thể phát triển thành thể mãn tính.
- Thể mãn tính
Thể này xuất hiện sau khi các dấu hiệu cấp tính mất đi. Lợn sốt nhẹ (40,5 - 410C), hay nằm, lúc ăn lúc bỏ ăn, ho kéo dài, thở thể bụng, da nhợt nhạt, lông xù, gầy còm, tăng trọng kém, mắt có dử, dịch mũi đặc và đục.
- Bệnh tích
+ Thể quá cấp: lợn chết không có bệnh tích điển hình, lợn vẫn to béo.
+ Thể cấp tính và mãn tính: màng phổi viêm dính Fibrin kèm theo chảy máu và dịch. Viêm màng bao tim, viêm phổi dính sườn, tích nước vàng đục có lẫn máu ở trong ngực. Phổi có màu sẫm và cứng lại ( phổi bị gan hóa).
Các ổ apxe chứa đầy mủ nằm rải rác khắp phổi. Có bọt khí lẫn máu trong đường hô hấp.
- Chẩn đoán
Dựa trên kết quả nghiên cứu về lịch sử bệnh của đàn, triệu chứng lâm sàng, kiểm tra bệnh tích, phân lập vi khuẩn trong phòng thí nghiệm. Với lợn sống có thể lấy dịch ngoáy mũi để xét nghiệm và chẩn đoán, lợn chết có thể lấy mẫu bệnh phẩm là phổi để xét nghiệm, phân lập vi khuẩn gây bệnh.
+ Chẩn đoán lâm sàng và giải phẫu: Dựa vào những biểu hiện lâm sàng và triệu chứng bệnh tích của bệnh. Phân biệt với bệnh: tụ huyết trùng, suyễn, cúm lợn, bệnh liên cầu khuẩn.
+ Chẩn đoán vi khuẩn học
* Kiểm tra trên kính hiển vi: vi khuẩn hình cầu trực, bắt màu Gram âm. * Bồi dưỡng, phân lập trong các môi trường: bệnh phẩm là nuôi cấy trên môi trường thạch máu và các môi trường khác để kiểm tra đặc tính sinh hóa: dung huyết, không di động, không mọc trên môi trường Macconkey, Indol (-), Glucose (-), Urease (+), Maltosa (+), Mannitol, Mannaose, Xylose (+)...
- Phòng và điều trị bệnh viêm phổi - màng phổi
* Phòng bệnh
Giảm bớt số lượng vi khuẩn có hại bằng cách tẩy uế chuồng trại trước khi chuyển đàn mới vào mỗi ô chuồng, định kỳ phun sát trùng các dãy chuồng 1 tuần/lần, chuồng khô, sạch, không ứ đọng phân nước tiểu, nước rửa chuồng. Tăng cường sức đề kháng cho lợn bằng việc nuôi dưỡng, chăm sóc tốt. Trộn thuốc Nova Mycoplasma phòng bệnh đường hô hấp vào thức ăn hoặc nước uống: 1g/1,5 lít nước , 1,5 g/kg thức ăn
Ngoài ra, còn phải chú ý hạn chế stress nhưđảm bảo mật độ chuồng nuôi hợp lý, giữ tiểu khí hậu chuồng nuôi ấm áp về mùa đông, thoáng mát vào mùa hè.
* Điều trị bệnh
Biện pháp điều trị chủ yếu là dùng kháng sinh. Khi dùng kháng sinh, để đạt hiệu quả cao, an toàn, chữa khỏi bệnh, ít tốn kém, không ảnh hưởng tới sức khỏe, năng suất, chất lượng vật nuôi, đồng thời tránh và hạn chế quá trình tạo sự nhờn thuốc của vi khuẩn bắt buộc phải tuân thủ các nguyên tắc điều trị.
Các kháng sinh thường được sử dụng điều trị bệnh viêm phổi - màng phổi như: Rifapicin, Ceftazidine, ciprofloxacin, Amoxycillin, Neomycin, Amikacin... Tuy
nhiên để nâng cao hiệu quảđiều trị cần phải làm kháng sinh đồ để xác định mức độ mẫn cảm.
Dùng kháng sinh điều trị có thể kết hợp với:
Bromhexin có tác dụng long đờm, giãn phế quản, cắt cơn ho. Diclofenac 2,5% có tác dụng kháng viêm, giảm đau, hạ sốt. Bcomplex, Vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
Ngoài ra, điều trị kết hợp công tác hộ lý và chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tăng cường các biện pháp vệ sinh và hạn chế các tác nhân stress.
2.2.2.3. Bệnh viêm phổi lợn do P.multocida gây ra
* Nguyên nhân:
Vi khuẩn P.multocida được biết đến là nguyên nhân gây ra bệnh tụ huyết trùng cho các loài gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, P.multocida còn được coi là một trong những nguyên nhân gây lên bệnh viêm phổi lợn.
Bệnh viêm phổi lợn do P.multocida gây ra là kết quả của sự lây nhiễm vi khuẩn vào phổi. Bệnh thường thấy ở giai đoạn cuối của bệnh viêm phổi cục bộ hay những bệnh ghép ởđường hô hấp của lợn. Hội chứng viêm phổi thường thấy ở lợn, những số liệu gần đây của Mỹ cho thấy trong 6634 mẫu lấy từ lợn để kiểm tra thì 74% lợn bị viêm phổi và 13% bị viêm màng phổi.
Bệnh viêm phổi do P.multocida xuất hiện rộng khắp thế giới nhưng bệnh hay xảy ra và gây thiệt hại nặng ở các nước mang khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới như Ấn Độ, Pakistan, Irac, Thái Lan, Philippin, Indonesia, Lào, Campuchia, Việt Nam... vi khuẩn P.multocida thường kết hợp với các tác nhân khác như vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae làm cho quá trình viêm phổi càng thêm phức tạp.
* Triệu chứng của bệnh:
+ Thể cấp tính: Thể này thường do vi khuẩn P.multocida serotype B gây ra.
Vật mắc bệnh có biểu hiện khó thở, sốt cao 41-420C, tỷ lệ chết cao, khi chết có vết tím ở bụng.
+ Thể á cấp tính: Đây là thể bệnh thường gặp nhất, vật mắc bệnh thỉnh thoảng xuất hiện ho hoặc không. Lợn mắc bệnh thường ở lứa tuổi từ 10-16 tuần tuổi.
+ Thể mãn tính: Đây là thể bệnh thường gặp nhất, vật mắc bệnh thỉnh thoảng xuất hiện ho hoặc không. Lợn mắc bệnh thường ở lứa tuổi từ 10-16 tuần tuổi.
* Bệnh tích:
Bệnh tích thường xuất hiện ở thùy đỉnh và mặt trong của phổi, trong khí quản có nhiều bọt khí. Có sự phân ranh giới rõ ràng giữa vùng tổ chức phổi bị tổn thương và vùng tổ chức phổi bình thường. Tùy vào từng giai đoạn của bệnh mà tổ chức phổi bị tổn thương sẽ có màu từ đỏ đến xám xanh. Trong trường hợp bệnh
nặng có thể xuất hiện viêm phế mạc hoặc áp xe ở mức độ khác nhau. Khi đã ở mức độ này phế mạc dính chặt vào thành xoang ngực, phế mạc có vùng mờ đục. Đây chính là bệnh tích đặc trưng để phân biệt bệnh viêm phổi do P.multocida và bệnh viêm phổi do Actinobacillus gây ra.
* Chẩn đoán:
Việc chẩn đoán bệnh viêm phổi do P.multocida gây ra chủ yếu dựa vào xét nghiệm vi khuẩn học. P.multocidda là vi khuẩn dễ nuôi cấy. Các cơ quan, bộ phận có thể phân lập vi khuẩn tốt nhất là dịch phế quản và những tổ chức mô tế bào phổi đã nhiễm bệnh được lấy ở phần tiếp giáp giữa tổ chức bị tổn thương và tổ chức bình thường hoặc ngay cả những mẫu dịch ngoáy mũi được lấy bằng tăm bông cũng rất tốt cho việc phân lập vi khuẩn. Với những bệnh phẩm trên thì vi khuẩn
P.multocida có thể được phân lập trong phòng thí nghiệm với những phương tiện và thao tác đơn giản. Thường có thể thấy được vi khuẩn khi cấy trực tiếp lên đĩa thạch máu.
* Điều trị:
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại kháng sinh điều trị bệnh do
P.multocida gây ra như: Oxytetracyclin, 11mg/kg P/ngày; Linco-gen, 1mg/10kg P/ngày; Kanamycin, 1ml/10kg P/ngày; Supemotic, 1ml/5kg P/ngày. Tuy nhiên việc điều trị bằng kháng sinh ngày càng trở lên khó khăn và tỷ lệ khỏi bệnh ngày càng thấp. Có hiện tượng này là do tình kháng thuốc của vi khuẩn P.multocida
ngày càng mạnh.
* Phòng bệnh:
Đã có nhiều loại vắcxin vô hoạt dùng để phòng bệnh viêm phổi do
P.multocida gây ra.
Nguyễn Ngọc Nhiên và Nguyễn Thị Nội (1991) [6] đã thử nghiệm Vắc xin phòng bệnh ho, khó thở của lợn do một số loại vi khuẩn gây ra, trong đó có vi khuẩn P.multocida.
2.2.2.4. Bệnh viêm phổi do virut gây ra
Bệnh viêm phổi do vi rút gây ra gồm:
- Coronavirus (Virus pneumoniae của lợn) gây bệnh viêm phổi truyền nhiễm ở lợn. Bệnh thường phát sinh ở thể mãn tính, với triệu chứng hô hấp như: khó thở,
thở thể bụng (bụng hóp lại và giật), lợn ở các lứa tuổi đều mắc nhưng lợn con 1-2 tháng và lợn mới cai sữa dễ mắc và có tỷ lệ chết cao.
- Influenzavirus typ A (H1N1) gây bệnh cúm lợn. Tác nhân gây bệnh là virus cúm A: H1N1, H1N2, H3N2. Các virus trên thuộc họ Orthomyxoviridae, nhóm A gồm những virus gây bệnh cho người, gia súc, gia cầm và chim thú hoang dã, trong đó có lợn. Virus cúm có thể lây truyền từ lợn, gia cầm và người.
- Virus gây Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS) * Nguyên nhân:
Hội chứng rối loạn sinh sản ở lợn mà trong một thời gian dài trước đây vẫn gọi là “bệnh bí hiểm”, không rõ nguyên nhân. Ngày nay các nhà khoa học Hà Lan và Mỹ nghiên cứu, tìm ra virus gây bệnh (1990).
Đó là một loại virus thuộc họ Togaviridae, có ARN đặt tên là Lelystad đã gây ra Hội chứng rối loạn sinh sản như: sảy thai, chết lưu thai, lợn con chết yểu sau khi sinh và trạng thái viêm phổi lợn con và lợn choai (Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2007) [12].
• Dịch tễ học:
Lợn ở các lứa tuổi đều có thể cảm nhiễm virus. Lợn nái thường truyền mầm bệnh cho bào thai, gây sảy thai, chết lưu thai và lợn con chết với tỷ lệ cao.
Ở các cơ sở có lưu hành bệnh, môi trường bị ô nhiễm, bệnh lây lan quanh năm nhưng tập trung vào thời kỳ có nhiều lợn nái phối giống và bệnh phát sinh thành dịch với tỷ lệ cao, lợn nái có Hội chứng sinh sản, trong khi lợn con bị viêm đường hô hấp phổ biến.
Bệnh có thể lây lan từ nước này sang nước khác qua việc xuất nhập lợn có mang mầm bệnh mà không được kiểm dịch chặt chẽ.
• Bệnh lý và lâm sàng:
Virus xâm nhập vào cơ thể lợn qua niêm mạc đường hô hấp, khi lợn hít thở không khí có mầm bệnh. Sau khi xâm nhập vào cơ thể lợn, virus tác động đến cơ quan sinh dục của lợn cái gây ra hiện tượng viêm tử cung và âm đạo, làm giảm tỷ lệ thụ thai, đặc biệt gây sảy thai ở lợn cái chửa thời kỳ 2, chết lưu thai ở lợn chửa kỳ 3, đẻ non và làm lợn con chết yểu. Lợn con theo mẹ và lợn sau cai sữa bị bệnh là do lợn mẹ. Những lợn con này thường gầy yếu, thể hiện Hội chứng viêm phổi rõ
rệt: chảy dịch mũi, thở khó, ho nhiều vào ban đêm và sáng sớm, nhất là khi thời tiết lạnh.
Sau thời gian ủ bệnh khoảng 4-7 ngày, lợn con sốt cao 40-410C, kém ăn, uể oải, sau đó thể hiện các triệu chứng viêm phổi như: thở khó, thở thể bụng, ho tăng dần và chảy dịch mũi. Đặc biệt lợn con và lợn choai bị bệnh phần lớn tai bị xanh từng đám như nốt chàm nên còn được gọi là lợn tai xanh. Mổ khám lợn nái bị bệnh, thấy niêm mạc tử cung, âm đạo bị tổn thương chảy dịch nhầy và mổ khám lợn bị bệnh thường thể hiện: khí quản có dịch và có khí, phế nang tụ huyết và viêm nhục hóa, bị hoại tử từng đám nhỏ. Một số lợn còn thấy dịch mủ trong khí quản và phế nang do nhiễm khuẩn thứ phát.
Lợn đực giống bị bệnh không thể hiện rõ các triệu chứng lâm sàng nhưng vẫn mang virus và có thể truyền virus cho lợn cái khi phối giống.
• Chẩn đoán:
Chẩn đoán lâm sàng và dịch tễ:
Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, nếu thấy đàn lợn nái có hiện tượng sảy thai, thai chết lưu và lợn con sơ sinh chết yểu. Lợn con theo mẹ, lợn choai có tỷ lệ cao bị viêm đường hô hấp thì phải nghĩ đến Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp do virus. Tuy nhiên lợn nái bị sảy thai còn do nhiều virus và vi khuẩn khác như virus Parvo, virus Aujeszky, virus dịch tả lợn, vi khuẩn Blucella abortus và vi khuẩn Leptospira spp.
Do vậy cần tiến hành chẩn đoán vi sinh vật như: nuôi cấy tìm virus trong bệnh phẩm thu thập từ lợn nghi bị bệnh.
Chẩn đoán miễn dịch:
Các phương pháp ELISA và miễn dịch huỳnh quang IFAT đã được áp dụng chẩn đoán cho độ chính xác cao (90-95%) và phát hiện được lợn bệnh sau 8 ngày