TẬN DỤNG BÙN THẢI NHÀ MÁY XỬ LÍ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG VÀ MẠT CƯA SAU QUÁ TRÌNH TRỒNG NẤM LÀM PHÂN COMPOST CẢI TẠO ĐẤT

Một phần của tài liệu TÍCH LŨY CACBON TRONG ĐẤT Ở DẠNG LẬP ĐỊA RỪNG NGẬP MẶN TẠI HUYỆN NGỌC HIỂN, TỈNH CÀ MAU (Trang 44)

QUÁ TRÌNH TRỒNG NẤM LÀM PHÂN COMPOST CẢI TẠO ĐẤT

Nguyễn Thị Tú Anh(1), Nguyễn Thị Thanh Huệ(2)

(1) Công ty Cổ phần Xây dựng và Môi trường Hợp Nhất (2) Trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM

Tóm tắt

Đề tài thực hiện với quy mô phòng thí nghiệm, trên hai đối tượng là bùn thải của nhà máy xử lí nước thải Bình Hưng, thành phố Hồ Chí Minh và mạt cưa thải ra sau quá trình trồng nấm, đây đều là hai chất thải cần được quan tâm xử lí nhằm tránh ô nhiễm môi trường và lãng phí. Đề tài thực hiện thí nghiệm khảo sát tỉ lệ phối trộn với các tỉ lệ bùn và mạt cưa gồm: 70:30, 80:20,90:10, 100:0 và thí nghiệm khảo sát thời gian kết hợp kị khí, hiếu khí để ủ compost trong 30 ngày gồm : 6 ngày kị khí, 9 ngày kị khí và 12 ngày kị khí. Kết quả thực hiện cho thấy bùn thải phối trộn với mạt cưa với tỉ lệ 80:20 về khối lượng và thời gian kết hợp là 9 ngày kị khí và 21 ngày hiếu khí cho ra sản phẩm phân compost tốt nhất với hàm lượng cacbon tổng số là 31.26%, Nito tổng số chiếm 1.85% và photpho tổng số đạt 1.35%. Ngoài ra, đề tài còn tiến hành đánh giá khả năng cải tạo đất có chất lượng kém của phân compost thành. Thí nghiệm tiến hành trên 3 mô hình với tỉ lệ phân compost là 4% compost, 7% compost và 11%compost. Kết quả cho thấy, tất cả các thùng đất có sử dụng compost thành phẩm chất lượng đất được nâng cao rõ rệt, chất lượng đất đều ở mức khá và giàu với hàm lượng cacbon tổng số dao động từ 5.16% - 19.36%, nito hữu hiệu từ 8.41 - 35.03 mg/100g đất và phốt pho hữu hiệu đạt 22.2 - 59.76 mg/100g đất. Khả năng phát triển của thực vật trên đất cải tạo tốt hơn nhiều so với đất không cải tạo.

Một phần của tài liệu TÍCH LŨY CACBON TRONG ĐẤT Ở DẠNG LẬP ĐỊA RỪNG NGẬP MẶN TẠI HUYỆN NGỌC HIỂN, TỈNH CÀ MAU (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)