PAHS EMISSION FROM DIESEL GENERATOR FUELED WITH DIESEL AND BIODIESEL

Một phần của tài liệu TÍCH LŨY CACBON TRONG ĐẤT Ở DẠNG LẬP ĐỊA RỪNG NGẬP MẶN TẠI HUYỆN NGỌC HIỂN, TỈNH CÀ MAU (Trang 39 - 40)

NHIÊN LIỆU BIODIESEL

Lê Xuân Vĩnh(1), Tô Thị Hiền(1), Norimichi Takenaka(2)

(1) Khoa Môi trường, Trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM (3) Osaka Prefecture University, Japan

Tóm tắt

Nghiên cứu thực hiện việc đo đạc và đánh giá hệ số phát thải bụi và PAHs từ máy phát điện sử dụng nhiên liệu diesel và biodiesel dầu cọ. Việc khảo sát thực hiện ở các chế độ không tải, tải 1.5 kW và tải 2.5 kW với các tỷ lệ phối trộn khác nhau của nhiên liệu diesel và biodiesel dầu cọ (0%, 10%, 20%, 30%, 50%, 75% và 100% ứng với B0, B10, B20, B30, B50, B75 và B100). Kết quả cho thấy nồng độ bụi phát thải từ động cơ giảm khi tăng tỉ lệ biodiesel từ 0% lên 20%, và tăng khi tỉ lệ biodiesel tăng từ 20% lên 100% do nồng độ các chất hữu cơ hòa tan trong bụi tăng khi tỉ lệ biodiesel trong nhiên liệu tăng dần. Với tất cả các loại nhiên liệu, PAHs phát thải trong pha khí nhiều hơn pha hạt, các hợp chất có nồng độ cao trong pha khí là Naphthalene, Fluorene, Phenanthrene và Pyrene, trong pha hạt là Naphthalene, Phenanthrene và Fluorene. Kết quả tính toán về hệ số phát thải PAHs (EFPAHs) cho thấy so với B0 thì mức giảm lần lượt là 11.4%, 40.2%, 48.3%, 54.5%, 63.6% và 63.6% tương ứng với B10, B20, B30, B50, B75 và B100 ở chế độ không tải. Nếu xét ở chế độ tải 1.5 kW, thì mức giảm lần lượt là 12.4%, 30.9%, 44.1%, 47.2%, 54.4% và 79% so với B0 tương ứng với B10, B20, B30, B50, B75 và B100. Còn ở chế độ tải 2.5 kW thì giảm 25.6%, 48.5%, 37.8%, 44.6% và -273.9% tương ứng với B10, B20, B30, B50 và B75 so với B0. Sử dụng hệ số độc hại tương đương để đánh giá độc tính của phát thải PAHs thông qua nồng độ BaPeq. Nồng độ BaPeq giảm khi tăng tỉ lệ phối trộn biodiesel. Nghiên cứu đề xuất tỉ lệ phối trộn tối ưu trong nhiên liệu là 20%.

PAHS EMISSION FROM DIESEL GENERATOR FUELED WITH DIESEL AND BIODIESEL BIODIESEL

Abstract

This study evaluated PM and total PAHs emission factor from the exhaust of palm-biodiesel blends fueled on diesel generator. The testing was performed under an idling, 1.5 kW and 2.5 kW load state for mixing rate blends between diesel and biodiesel (B0, B10, B20, B30, B50, B75 and B100). The results showed that PM emission decreased as the palm-biodiesel blends increased from 0% to 20%, and increased as the palm-biodiesel blends increased from 20% to 100% because the soluble organic fraction of PM emission was high in blends with high palm-biodiesel content. For all fuels, the gas–phase PAHs emissions were higher than particle-phase PAHs emissions and the most abundant PAH compounds from engine exhaust in gas-phase were Naphthalene, Fluorene, Phenanthrene and Pyrene, and in particle-phase were Naphthalene, Phenanthrene and Fluorene. Calculated result about PAHs emission factor (EFPAHs) shows the reduction fraction of EFPAHs from the exhaust of diesel generator was 11.4%, 40.2%, 48.3%, 54.5%, 63.6% and 63.6% for B10, B20, B30, B50, B75 and B100, respectively, compared with B0 in idling state and in 1.5 kW load state shows the reduction fraction of EFPAHs from the exhaust of diesel generator was 12.4%, 30.9%, 44.1%, 47.2%, 54.4% and 79% for B10, B20, B30, B50, B75 and B100, respectively, compared with B0. In 2.5 kW load state shows the reduction fraction of EFPAHs from the exhaust of diesel generator was 25.6%, 48.5%, 37.8%, 44.6% and -273.9% for B10, B20, B30, B50, B75 and B100, respectively, compared with B0. Using the toxic equivalent factor to evaluate the toxicity of PAHs emission through concentration of BaPeq (CBaPeq). Experimental results indicated that CBaPeq decreased with increasing palm-biodiesel blends. The optimal mixing ratio of BDF in the fuel which this study proposed is 20%.

___________________________________

Một phần của tài liệu TÍCH LŨY CACBON TRONG ĐẤT Ở DẠNG LẬP ĐỊA RỪNG NGẬP MẶN TẠI HUYỆN NGỌC HIỂN, TỈNH CÀ MAU (Trang 39 - 40)