TẬN DỤNG PHẾ PHẨM NÔNG NGHIỆP TỪ THÂN CÂY CHUỐI ĐỂ XỬ L CROM (VI) VÀ ĐỘ ĐỤC

Một phần của tài liệu TÍCH LŨY CACBON TRONG ĐẤT Ở DẠNG LẬP ĐỊA RỪNG NGẬP MẶN TẠI HUYỆN NGỌC HIỂN, TỈNH CÀ MAU (Trang 48)

CROM (VI) VÀ ĐỘ ĐỤC

Mai Thanh Hồng Thủy, Đỗ Thị Th y Quyên

Khoa Môi trường, Trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng loại bỏ Cr(VI) trong nước bằng cách sử dụng thân cây chuối trưởng thành làm vật liệu hấp phụ. Cr(VI) là nguyên tố kim loại nặng gây nguy hại đến sức khỏe con người. Ở Việt Nam, công nghệ mạ là nguồn phát sinh nước thải chứa lượng Cr(VI) đáng kể. Quá trình hấp phụ tĩnh được thực hiện ở nhiệt độ phòng và áp suất khí quyển. Các thông số như thời gian hấp phụ, nồng độ ban đầu, khối lượng hấp phụ và pH cũng được nghiên cứu. Kết quả cho thấy trên 98% Cr(VI) bị loại bỏ ở pH 2 trong120 phút ứng với 1g khối lượng vật liệu hấp phụ. Dung lượng hấp phụ cực đại thu được là 4.27 mg/g tuân theo mô hình Langmuir. Bên cạnh đó, mô hình cột lọc với vật liệu nhồi là thân cây chuối dạng bột kiểm tra khả năng xử lý của mô hình. Mô hình chạy trong 72 h liên tục với nồng độ dung dịch Cr(VI) đầu vào là 50 mg/L. Kết quả cho thấy mô hình hấp phụ tương đối tốt. Ngoài ra, inulin – một dạng polymer tự nhiên trong nước nhựa thân chuối (NNTC) từ quá trình chuẩn bị vật liệu hấp phụ cũng cho thấy khả năng keo tụ tạo bông trong quá trình tiền xử lý nước thải có độ đục cao (loại bỏ gần 30% độ đục trong nước thải giả). Với nhiều ưu điểm như: phổ biến, rẻ tiền, không tốn hóa chất hoạt hóa và hiệu quả xử lý cao nên vật liệu làm từ thân cây chuối có tiềm năng lớn trong việc xử lý Cr(VI) và độ đục trong nước thải ở Việt Nam. Việc tận dụng phế phẩm nông nghiệp này cho việc xử lý môi trường còn có ý nghĩa lớn về mặt môi trường

Một phần của tài liệu TÍCH LŨY CACBON TRONG ĐẤT Ở DẠNG LẬP ĐỊA RỪNG NGẬP MẶN TẠI HUYỆN NGỌC HIỂN, TỈNH CÀ MAU (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)